SKKN Một số biện pháp giúp học tốt phần số thập phân trong môn Toán cho học sinh Lớp 5

docx 30 trang thanh 21/10/2023 3012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học tốt phần số thập phân trong môn Toán cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học tốt phần số thập phân trong môn Toán cho học sinh Lớp 5

SKKN Một số biện pháp giúp học tốt phần số thập phân trong môn Toán cho học sinh Lớp 5
 I. Phần mở đầu 
 1. Lý do chọn đề tài.
 Mục tiêu dạy học môn Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh: Có những kiến 
thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại 
lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kỹ 
năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời 
sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và 
diễn đạt chúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn 
giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập 
toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch 
khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
 Trong các nội dung của môn Toán ở lớp 5 thì nội dung về số thập phân là một 
nội dung quan trọng và khó nhất đối với học sinh. Nội dung này có khối lượng 
kiến thức lớn và khá trừu tượng. Thực tế cho thấy rằng khi học về nội dung này, 
đặc biệt là học về các phép tính với số thập phân rất nhiều học sinh gặp khó khăn. 
Để phù hợp với tư duy trực quan của của lứa tuổi việc hình thành khái niệm số 
thập phân và các phép tính đối với số thập phân phải trải qua nhiều bước khác nhau 
trong đó chủ yếu là dựa vào phép đo đại lượng, trước hết là số đo độ dài. Trong 
dạy học phần này giáo viên thường không nắm vững hoặc không làm rõ được mối 
quan hệ giữa số thập phân, cấu tạo số thập phân của số với số đo độ dài, phân số 
thì sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về số thập phân của học sinh, 
học sinh rất dễ sa vào tình trạng hiểu bài máy móc, không có cơ sở tin cậy, giáo 
viên còn áp đặt kiến thức. Trong thực tế giảng dạy của phần lớn giáo viên, tôi nhận 
thấy việc học sinh tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức một cách chủ động và phát huy 
tính tích cực của mình trong quá trình học còn hạn chế. 
 Số thập phân là phần mở rộng và tinh tế hơn số tự nhiên nếu nắm chắc được 
các phép tính trên số thập phân các em sẽ thực hiện thành thạo các dạng toán như: 
Hình học, chu vi, diện tích, thể tích một số hình.
 Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu về phần Số thập phân tôi đã rút ra 
một số kinh nhiệm giúp cho học sinh học tốt hơn phần toán học này trong chương II. Phần nội dung: 
 Chương 1: Tổng quan
 1. Cơ sở lý luận
 Môn toán lớp 5 có vị trí vô cùng đặc biệt vì nội dung dạy học Toán 5 là dạy 
học và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng về số thập phân và bốn phép tính với số 
thập phân. Để học tập có hiệu quả, học sinh phải huy động những kiến thức về số 
tự nhiên, phân số, số đo đại lượng và các phép với các loại số này đã được học từ 
các lớp dưới. Ngược lại, khi học về số thập phân học sinh vừa hiểu sâu sắc hơn các 
số đã học vừa được củng cố khắc sâu hơn những kiến thức đã học. Như vậy, Toán 
5 góp phần tạo điều kiện cho học sinh phát triển các kiến thức, kỹ năng cơ bản của 
số học ngày càng sâu và rộng. Khả năng ứng dụng trong thực tế của số thập phân 
rất lớn nên sau khi học các phép tính với số thập phân học sinh có thể giải được 
nhiều dạng bài toán thực tế gần gũi với đời sống mà ở các lớp dưới các em chưa 
giải được. 
 Trong các nội dung của môn Toán ở lớp 5 nói riêng thì nội dung về số thập 
phân là một nội dung quan trọng và khó nhất đối với học sinh. Nội dung này có 
khối lượng kiến thức lớn và khá trừu tượng. Thực tế cho thấy rằng khi học về nội 
dung này, đặc biệt khi học về các phép tính với số thập phân rất nhiều học sinh gặp 
khó khăn trong quá trình nhận biết và chuyển về số thập phân. 
 Trong những năm qua, giáo viên đã có những biện pháp nhằm giúp học sinh 
có kĩ năng thực hiện 4 phép tính với phân số thập phân nhưng vẫn còn một số học 
sinh chưa thành thạo trong khi làm bài, phần đổi từ số thập phân sang đối với các 
đơn vị đo sang số thập phân còn hay nhầm lẫn chưa xác định được phần mười, 
phần trăm, phần nghìn... Để việc học tập của học sinh khối 5 nói riêng và học sinh 
tiểu học nói chung có hiệu quả góp phần vào việc giáo dục, đào tạo các em học trở 
thành những công dân hữu ích, mạnh dạn, tự tin trong học tập.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Nội dung về số thập phân giữ vị trí quan trọng trong môn Toán lớp 5. Nó 
giúp học sinh phát triển năng lực nhận biết các sự vật, hiện tượng một cách nhanh 
chóng, lô-gíc và khoa học. Đồng thời toán số thập phân còn gắn bó mật thiết với - Đánh giá thực trạng
 Trình độ nhận thức của các em phát triển không đồng đều, dù các em học 
chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em nắm bắt kiến thức và xử lí rất 
nhanh nhưng cũng có nhiều em xử lí rất chậm làm cho giáo viên rất khó khăn trong 
khi giảng dạy. 
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, 
hình thức dạy học, kỹ thuật dạy học khác nhau trong một tiết học cũng như trong 
cả năm học và nhận thấy học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản và có các kỹ năng 
tính toán cần thiết. Tuy nhiên, các em chưa được thuần thục, còn hay mắc sai lầm 
khi tính toán, vận dụng.
 + Về phía giáo viên: Do chủ quan nghĩ rằng các em đã làm tốt các phép tính 
với số tự nhiên dần đến khi hướng dẫn học sinh thực hiện các phép tính với số thập 
phân thường để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức dẫn đến một số sai sót trong quá 
trình thực hiện các phép tính với số thập phân, các em khi chuyển đổi đơn vị đo 
còn (quên dấu phẩy khi chuyển đổi)
 + Về phía học sinh: Việc nhận thức về vị trí, vai trò của môn học của các em 
còn chưa sâu sắc, các em chưa chú trọng vào môn học. Tinh thần thái độ học tập 
của các em còn chưa tự giác, chủ động. Kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia 
các số thập phân còn hạn chế. Việc lĩnh hội nắm bắt kiến thức của các em ở các nội 
dung trước còn chưa đầy đủ như ki năng chia nhẩm, kỹ năng ước lượng còn chậm. 
Việc thực thành luyện tập rèn luyện kỹ năng chưa thường xuyên. 
 + Về phía phụ huynh học sinh: mặt bằng dân trí của một bộ phận người dân 
còn hạn chế nên chưa quan tâm nhắc nhở con cái học hành. Ngoài ra, một số học 
sinh ở cách xa trường, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn.
 2. Các giải pháp 
 Từ những kinh nghiệm trong thời gian giảng dạy lớp 5 và thực tế và giảng dạy 
môn Toán ở lớp tôi chủ nhiệm, tôi đưa ra một số giải pháp giúp học sinh học tốt phần 
số thập phân trong môn toán cho học sinh lớp 5 như sau:
 Giải pháp thứ nhất: Xây dựng nề nếp học toán
 Xây dựng cho học sinh những thói quen, cách học hợp lí có trật tự để mang và bài sửa ở nháp, đọc kĩ yêu cầu của bài tập rồi mới làm bài. Có thể tìm thêm các 
bài tập đồng dạng trong quyển Bài tập Toán 5 làm thêm để rèn kỹ năng tính toán 
cho bản thân 
 Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức về số thập 
phân.
 * Về khái niệm số thập phân:
 - Học sinh nắm vững bản chất khái niệm số thập phân, cấu tạo số thập phân, 
cách đọc, viết số thập phân gồm có hai phần: Phần nguyên ở bên trái dấu phẩy, 
phần thập phân ở bên phải dấu phẩy.
 Viết đúng số thập phân giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo 
của số thập phân bằng cách viết từng chữ số của phần nguyên và phần thập phân 
vào từng hàng của số thập phân theo cấu tạo các hàng:
 Viết Phần nguyên Phần thập phân
 số thập Hàng Hàng Hàng Phần Phần Phần 
 ,
 phân trăm chục đơn vị mười trăm nghìn
 Ví dụ: Viết số thập phân có:
 a) Bốn đơn vị, sáu phần mười
 b) Chín mươi sáu đơn vị, bảy phần trăm
 c) Một trăm ba mươi hai đơn vị, năm phần mười, tám phần trăm
 Học sinh thực hành viết số, xác định từng chữ số ở mỗi hàng rồi điền vào 
bảng như trên.
 - Giúp học sinh làm tốt các bài tập về phần phân số bằng nhau: giáo viên phải 
nhấn mạnh yêu cầu bỏ (hoặc thêm) các chữ số 0 ở tận cùng bên phải dấu phẩy; nếu 
học sinh nhầm lẫn khi bỏ (hoặc thêm) chữ số 0 ở giữa thì phải giải thích cho các 
em hiểu vì sao không làm được như vậy. - Ngược lại: Bất cứ phân số thập phân nào cũng bằng một số thập phân.
 1247 27
 Ví dụ: =12,47; = 2,7 vv...
 100 10
 KL: Các phân số thập phân đều có thể viết được thành STP
 Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các phép tính với 
số thập phân
 * Phép cộng, trừ số thập phân:
 Giống phép cộng, trừ số tự nhiên: Cách đặt tính thẳng hàng, cách cộng trừ 
như số tự nhiên.
 Khác phép cộng, trừ số tự nhiên là có phần đánh dấu phấy phải thẳng hàng:
 Ví dụ:
 3,12 312
 + +
 2,10 210
 5,22 522
 Ngoài ra ở trường hợp cộng, trừ số thập phân với số tự nhiên các em còn 
lúng túng, thì bước đầu chúng ta nên yêu cầu các em chuyển thành số có số các 
chữ số ở phần thập phân bằng nhau sau đó thực hiện cộng như cộng hai số thập 
phân.
 Ví dụ: 26 + 2,6 chuyển thành: 26,0 + 2,6.
 Mỗi bài có một bước trọng tâm giáo viên cần nhấn mạnh và lưu ý thì các 
em sẽ không vướng sai sót. Bước trọng tâm ở đây chính là sự khác nhau giữa các 
phép tính về số thập phân và các phép tính về số tự nhiên.
 Cuối mỗi bài ta nên ra những bài tập trắc nghiệm theo đúng những điểm 
mà học sinh có thể sai sót để một lần nữa củng cố kiến thức cho các em.
 Ví dụ: Điền Đ, S vào ô trống:
 3,27 + 3,27 + 3,27
 + 1 2 12 12 
 4,47 15,27 1,527
 Đặt tính đúng: Đặt tính sai: 78 7,8 
 x x (1)
 4,7
 47 (2)
 546
 546 312
 36,66
 312 (2) (1)
 3666
 Cho học sinh thực hiện bình thường như số tự nhiên đánh dấu thứ tự ở phần 
thập phân, rồi đếm phần thập phân có bao nhiêu chữ số dùng dấu phẩy tách ở tích 
riêng ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái theo số thứ tự:
 Củng cố kiến thức ta nên có bài trắc nghiệm điền Đ,S vào ô trống:
 2,5 2,5 2,5 2,5
 x x x x
 2,5 2,5 2,5 2,5
 125 125 125 105
 50 50 50 40
 625 6,25 62,5 5,05
 Khi làm về phép nhân học sinh còn một số sai lầm như:
 + Sai do quên nhớ: Khi thực hiện nhân số thập phân học sinh thường mắc sai 
lầm nhất là quên nhớ khi nhân dẫn đến kết quả sai. 
 Ví dụ: 
 Tính đúng: Tính sai: 
 75, 3 75, 3
 1, 6 1, 6
 4518 4508
 753 753
 120,48 120,38
 Để khắc phục điều này vào thời gian ôn tập buổi 2 tôi luôn đề nghị giáo viên 
chủ nhiệm ra thêm các bài tập dạng nhân số thập phân có nhớ để học sinh làm 
thêm, sau đó gọi một số em thường xuyên quên nhớ lên bảng làm và để cả lớp 
cùng phát hiện nhắc nhở nhiều lần để bản thân học sinh cũng như cả lớp tránh viên chủ nhiệm đều cho các em nhắc lại quy tắc thực hiện phép nhân: thực hiện từ 
phải qua trái, nhân lần lượt từ hàng đơn vị, đến hàng chục, rồi đến hàng trăm. Các 
tích riêng phải đặt đúng hàng. Chú ý cách viết tiếp theo sau khi nhân với 0.
 * Đối với phép chia số thập phân:
 - Dạng bài chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
 + Giống phép chia số tự nhiên ở bước: Chia như chia số tự nhiên.
 + Khác ở bước: Chia đến chữ số đầu tiên của phần thập phân thì đánh dấu 
phẩy về thương. Qua hướng dẫn bài, giáo viên cần yêu cầu học sinh nêu ra sự 
giống nhau và khác nhau khi thực hiện phép tính.
 Ví dụ:
 375 3 3,75 3
 07 125 07 1,25
 15 15
 0 0
 - Dạng bài chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một 
số thập phân.
 + Giống nhau: Chia như chia số tự nhiên.
 + Khác nhau: Khi chia còn dư muốn chia tiếp ta thêm 0 và số dư rồi đánh dấu 
phẩy về thương. Nếu còn dư thì tiếp tục thêm 0 vào số dư và chia tiếp.
 Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh bước này và cuối bài có thể ra bài 
tập trắc nghiệm: Điền Đ, S vào ô trống:
 Ví dụ
 74 5 74 5
 24 14,8 24 148
 40 40
 0 0
 - Dạng bài chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 + Giống nhau: Chia như số tự nhiên.
 + Khác nhau: Đếm các chữ số thập phân ở phần số chia xem có bao nhiêu chữ 
số thì thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0 rồi bỏ dấu phẩy.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_tot_phan_so_thap_phan_trong_m.docx