Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5 đạt hiệu quả

docx 24 trang thanh 12/11/2023 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5 đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5 đạt hiệu quả
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Đoàn Nghiên
 Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến 
 như sau:
TT Họ và tên Ngày, Nơi công tác Chức Trình độ Tỉ lệ % đóng góp 
 tháng năm (hoặc nơi danh chuyên vào việc tạo ra 
 sinh thường trú) môn sáng kiến (ghi rõ 
 đối với từng 
 đồng tác giả nếu 
 có)
1 Phan Thị Ánh 12/07/1979 Trường TH GV - Đại học 100%
 Đoàn Nghiên TTCM
 Là tác giả (nhóm tác giả) đề xuất công nhận sáng kiến: “Một số kinh nghiệm 
 dạy các bài toán chuyển động đều cho HS lớp 5 đạt hiệu quả cao”.
 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo 
 ra sáng kiến): 
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo (Cấp tiểu học).
 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 5/9/2022
 1.Hồ sơ đính kèm:
 + Một (01) tập Báo cáo sáng kiến.
 + Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sáng kiến và 
 quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đang công tác.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
 hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đại Nghĩa, ngày 20 tháng 3 năm 2023
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Phan Thị Ánh Ví dụ 1: 30 phút = .. giờ
 1giờ
 Ở ví dụ trên, tỉ số của 2 đơn vị là: 1phút = 60.
 Ta chia số phải đổi cho tỉ số của 2 đơn vị.
 Ở ví dụ 1, ta thực hiện như sau: 30 : 60 = 1 = 0,5.
 2
 Vậy 30 phút = 1 giờ = 0,5 giờ.
 2
 Ví dụ 2: 3giờ 30 phút = .giờ
 Từ ví dụ 1, ta đổi: 30 phút = 1 giờ = 0,5 giờ. 
 2
 Vậy : 3giờ 30 phút = 3 + 0,5 = 3,5 giờ.
 b. Cách đổi đơn vị đo thời gian từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
 Ví dụ 1: 4 giờ = .. phút.
 5
 + Tìm tỉ số giữa 2 đơn vị.
 1giờ
 Ở ví dụ 1, tỉ số của 2 đơn vị là: 1phút = 60
 + Ta nhân số phải đổi với tỉ số của 2 đơn vị: 4 60 = 48.
 5
 Vậy 4 giờ = 48 phút.
 5
 Ví dụ 2 : 4 giờ 30 phút = phút
 Đổi : 3 giờ = 4 60 = 240 phút.
 Vậy : 4giờ 30 phút = 240 + 30 = 270 phút.
 1.2. Giúp học sinh đổi đơn vị đo vận tốc : 
 a. Cách đổi từ km/giờ sang km/phút và m/phút. 
 Ví dụ : 180 km/ giờ = ..km/ phút = m/ phút.
 Bước 1: Thực hiện đổi từ km/giờ sang km/phút.
 - Thực hiện đổi 180km/giờ = .km/phút.
 - Tỉ số 2 đơn vị giờ và phút là 60.
 180 : 60 = 3
 * Vậy 180km/giờ = 3 km/phút.
 Ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/giờ sang km/phút ta lấy số phải đổi chia cho 
60. (Quãng đường càng dài thì thời gian đi càng lâu và ngược lại).
 - Khi thời gian bằng nhau thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc
 (Quãng đường càng dài thì vận tốc càng lớn và ngược lại )
 - Khi đi cùng quãng đường thì thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc
 (Thời gian ngắn thì vận tốc nhanh, thời gian dài thì vận tốc chậm)
 3. Giúp học sinh có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Sơ đồ đoạn thẳng giúp các em hiểu bài toán một cách trực quan và nhanh chóng, sơ 
đồ sẽ giúp các em nắm rõ mối tương quan giữa các đại lượng, mối liên hệ giữa cái đã biết 
và cái chưa biết từ đó tìm ra hướng giải quyết yêu cầu của bài toán.
 4. Giúp học sinh giải các bài tập theo từng dạng bài cụ thể.
 Dạng 1: Những bài toán áp dụng công thức, các yếu tố đề cho đã tường minh.
 Đây là dạng toán đơn giản nhất. Học sinh dễ dàng vận dụng hệ thống công thức để 
giải.
 Ví dụ 1 (Bài tập 1 trang 139 Toán 5) : Một người đi xe máy trong 3 giờ được 105 
km. Tính vận tốc của người đi xe máy.
 - Với đề bài trên tôi hướng dẫn cho học sinh như sau:
 * Đọc kĩ yêu cầu của đầu bài.
 * Phân tích bài toán.
 + Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì ?
 + Áp dụng công thức nào để tính ?
 ? km
 Tóm tắt: 
 105km
 - Qua đó học sinh dễ dàng vận dụng để tính vận tốc theo yêu cầu.
 Bài giải
 Vận tốc của người đi xe máy là:
 105 : 3 = 35 (km/giờ)
 Đáp số: 35km/giờ 
 Ví dụ 2: Bài tập 3 (trang 142 Toán 5). Từ sơ đồ phân tích trên học sinh có thể tổng hợp tìm cách giải.
 A-Thời điểm xuất phát B-Thời điểm đến nơi
 6 giờ 30 phút 7 giờ 45 phút
 Thời gian ca nô đi Quãng đường
 t = B- A S = 30 km
 Vận tốc ca nô
 v = s : t
 Giải
 Thời gian ca nô đi là:
 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1 1 giờ = 5 giờ.
 4 4
 Vận tốc của ca nô là:
 30 : 5 = 37,5km/giờ
 4
 Đáp số : 37,5km/giờ.
 Lưu ý: Khi giải bài toán này cần hướng dẫn học sinh cách tính thời gian đi trên 
đường bằng cách lấy thời gian đến nơi trừ thời gian xuất phát.
 Ví dụ 2: (Bài 4, trang 166 Toán 5) Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6 giờ 15 phút và đến 
Hải Phòng 8 giờ 56 phút. Giữa đường ô tô nghỉ 25 phút. Vận tốc của ô tô là 45km/giờ. 
Tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng.
 Với bài toán này cách giải cũng tiến hành tương tự ví dụ 1. Tôi hướng dẫn học sinh 
như sau:
 * Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
 * Phân tích bài toán.
 - Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì ?
 - Để tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng ta cần biết yếu tố nào ?
 - Để tính thời gian đi trên đường ta cần biết yếu tố nào ?
 Phân tích bài toán bằng sơ đồ như sau: 45 34 = 102 (km).
 15
 Đáp số: 102 km.
 Lưu ý: Nếu xe nghỉ dọc đường thì thời gian đi trên đường bằng thời gian đến nơi 
trừ thời gian xuất phát và trừ tiếp thời gian nghỉ dọc đường.
 Dạng 3: Bài toán dựa vào mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.
 Ví dụ: Trên quãng đường AB nếu đi xe máy với vận tốc 48km/giờ thì hết 4 giờ. Hỏi 
nếu đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ thì hết bao nhiêu thời gian ?
 Cách 1: Theo các bước.
 + Tính quãng đường AB.
 + Tính thời gian xe đạp đi hết quãng đường.
 Bài giải
 Quãng đường AB dài là:
 48 4 = 192 (km).
 Thời gian xe đạp đi hết quãng đường AB là:
 192 : 12 = 16 (giờ).
 Đáp số: 16 giờ.
 Cách 2: Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi 
đi trên cùng một quãng đường. Nếu vận tốc nhanh thì thời gian đi hết ít, ngược lại vận tốc 
chậm thì thời gian đi hết nhiều. Vận tốc giảm đi bao nhiêu lần thì thời gian tăng lên bấy 
nhiêu lần.
 * Các bước thực hiện.
 - Tính vận tốc xe máy gấp bao nhiêu lần vận tốc xe đạp.
 - Tính thời gian xe đạp đi.
 Bài giải
 Vận tốc xe máy gấp vận tốc xe đạp số lần là:
 48 : 12 = 4 (lần)
 Thời gian xe đạp đi hết quãng đường AB là:
 4 4 = 16 (giờ)
 Đáp số : 16 giờ. 
 Dạng 4: Chuyển động ngược chiều gặp nhau. 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ.
 Lưu ý: Qua bài trên, điều quan trọng là: Giúp học sinh hiểu và tìm tổng vận tốc của 
hai xe; nhận diện ra dạng toán: Chuyển động ngược chiều, cùng lúc, hướng về nhau, gặp 
nhau (Đối với học sinh khá giỏi có thể liên hệ với dạng toán công việc chung hoặc hai hay 
nhiều vòi nước cùng chảy vào một bể).
 Dạng 5: Chuyển động cùng chiều.
 Cách tiến hành cũng tương tự dạng toán trên, tôi hình thành cho học sinh hệ thống 
công thức.
 Hai động tử chuyển động cùng chiều trên cùng một quãng đường và khởi hành 
cùng một lúc để đuổi kịp nhau thì:
 - Hiệu vận tốc = Vận tốc 1 - Vận tốc 2 (Vận tốc 1 > Vận tốc 2). 
 Khoảng cách lúc đầu
 - Thời gian đuổi kịp = 
 Hiệu vận tốc
 - Khoảng cách lúc đầu = Thời gian đuổi kịp Hiệu vận tốc.
 Khoảng cách lúc 
 - Hiệu vận tốc = đầu
 Thời gian đuổi kịp
 Ví dụ 1: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12km/giờ, cùng lúc đó một 
người đi xe máy từ A cách B là 48km với vận tốc 36km/giờ và đuổi theo xe đạp. Hỏi kể 
từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp ?
 Với bài toán trên, tôi hướng dẫn học sinh cách giải thông qua các bước.
 * Đọc kĩ đề bài, xác định kĩ yêu cầu của đề.
 * Phân tích bài toán.
 - Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
 - Bài toán thuộc dạng nào ?
 (Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau)
 Vẽ hình để học sinh dễ hình dung nội dung bài toán.
 Xe máy Xe đạp
 A 48 km B C 36 25 = 90 (km)
 Hiệu vận tốc của 2 xe là:
 54 - 36 = 18 (km/giờ)
 Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ)
 Thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy là:
 11giờ 7phút + 5 giờ = 16 giờ 7phút.
 Vậy lúc 16giờ 7phút xe ô tô đuổi kịp xe máy.
 Lưu ý: Khi giải bài toán trên, học sinh phải thiết lập được mối quan hệ giữa các 
yếu tố trong bài toán. Từ các mối quan hệ lập sơ đồ phân tích, tổng hợp dựa vào sơ đồ giải 
bài toán.
 Dạng 6: Bài toán liên quan đến vận tốc dòng nước.
 Đối với những bài toán này được đưa vào phần ôn tập. Sách giáo khoa không đưa 
ra hệ thống công thức tính nên tôi chủ động cung cấp cho học sinh một số công thức tính 
để các em dễ dàng vận dụng khi giải toán.
 - Vận tốc thực : Vận tốc khi nước lặng.
 - Vận tốc xuôi : Vận tốc khi đi xuôi dòng.
 - Vận tốc ngược : Vận tốc khi ngược dòng.
 - Vận tốc dòng nước (Vận tốc chảy của dòng nước)
 * Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực + Vận tốc dòng nước.
 * Vận tốc ngược dòng = Vận tốc thực - Vận tốc dòng nước.
 Dùng sơ đồ để thiết lập mối quan hệ giữa vận tốc dòng nước, vận tốc thực của tàu 
với vận tốc tàu xuôi dòng và vận tốc tàu khi ngược dòng:
 Vận tốc thực
 Vận tốc ngược dòng Vt dòng Vt dòng 
 nước nước
 Vận tốc xuôi dòng
 (Giả sử vận tốc dòng nước không đổi)
 * Từ sơ đồ trên ta dễ dàng có:
 + Vận tốc dòng nước = (Vận tốc xuôi dòng - Vận tốc ngược dòng) : 2

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_cac_bai_toan_ch.docx