Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tốt toán chuyển động đều Lớp 5

doc 15 trang thanh 12/11/2023 1270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tốt toán chuyển động đều Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tốt toán chuyển động đều Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tốt toán chuyển động đều Lớp 5
 MỤC LỤC
 Trang
A.PHẦN MỞ ĐẦU.1
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
 II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:......................................1
 1. Mục đích nghiên cứu:......................................................................................2
 2 Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................2
 III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:..............................................................................2
B.NỘI DUNG:............................................................................................................2
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:...........................................................................................2
 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:..........................................................................................3
 III.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:...........................................3
 1. Thuận lợi:.......................................................................................................3
 2. Khó khăn:.......................................................................................................3
 IV.CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:......................................................5
 1.Loại đơn giản:...................................................................................................5
 2.Loại phức tạp:...............................................................................................7
 V.HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:....................................................................................11
C.KẾT LUẬN:.......................................................................................................12
 I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy:...................................................12
 II.Khả năng áp dụng:.............................................................................................12
 III.Bài học kinh nghiệm:.........................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.14 1.Mục đích nghiên cứu:
 Chuyển động đều là dạng toán về các số đo đại lượng. Nó liên quan đến 3 đại 
lượng là quãng đường (độ dài), vận tốc và thời gian. Bài toán đặt ra là: Cho biết một 
số trong các yếu tố hay mối liên hệ nào đó trong chuyển động đều. Tìm các yếu tố 
còn lại.Vì vậy, mục đích của việc dạy giải toán chuyển động đều là giúp học sinh tự 
tìm hiểu được mối quan hệ giữa đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm.Mô tả quan hệ 
đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán. 
 2.Phương pháp nghiên cứu:
 -Phương pháp quan sát.
 -Phương pháp đàm thoại.
 -Phương pháp thực nghiệm.
 -Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm.
 -Phương pháp thống kê tính toán.
III.Giới hạn của đề tài:
 Là một bộ phận trong chương trình toán Tiểu học, dạng toán chuyển động đều 
là một thể loại gần như mới mẻ với học sinh lớp 5. Các em thực sự làm quen trong 
thời gian ngắn ( học kỳ II lớp 5).Cho nên sự cần thiết là phải có biện pháp dạy học 
thích hợp để giúp học sinh lớp 5H học tốt dạng toán này.
 B. NỘI DUNG:
I.Cơ sở lý luận:
 Xét riêng về loại toán chuyển động đều ở lớp 5, ta thấy đây là loại toán khó, rất 
phức tạp, phong phú đa dạng và có rất nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc 
sống.Việc hình thành, rèn luyện, củng cố các kỹ năng giải toán chuyển động đều gần 
như là chưa có nên các em không thể tránh khỏi những khó khăn sai lầm khi giải 
loại toán này. Vì thế rất cần phải có phương pháp cụ thể để giải các bài toán 
chuyển động đều nhằm đáp ứng các nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng 
dạy của giáo viên, bồi dưỡng nâng cao khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của 
học sinh.
 Đã có những cuốn sách viết về loại toán chuyển động đều, song những cuốn 
sách này mới chỉ dừng lại ở mức độ hệ thống hoá các bài tập (chủ yếu là bài tập 
khó) cho nên sách mới chỉ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh giỏi. 
Còn lại những tài liệu khác, toán chuyển động đều có đề cập đến nhưng rất ít, chưa 
 2 Nửa giờ = 0,5 giờ
 Quãng đường người đó đi bằng ô tô là: 
 25 - 5 = 20 (km)
 Vận tốc của ô tô là:
 20 : 0,5= 40(km /giờ)
 Đáp số: 40km/giờ
 Cả 8 học sinh mắc sai lầm trên đều do các em chưa đọc kỹ đề bài, bỏ sót 1 dữ 
kiện quan trọng của bài toán "Người đó đi bộ 5 km rồi mới đi ô tô"
 b)Khi giải bài toán học sinh còn nặng về trí nhớ máy móc, tư duy chưa linh hoạt:
Ví dụ: Bài 1 trang 144 (sách khoa khoa toán 5).
 Quãng đường AB dài 180Km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54Km/giờ, 
cùng lúc đó một xe máy di từ B đến A với vận tốc 36Km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu 
đi, sau mấy giờ ô tô gặp xe máy?
 Khi gặp bài toán trên học sinh rất lúng túng, không biết vận dụng công thức gì 
để tính. Chỉ có một số ít em làm được bài toán theo cách giải sau:
 Cứ sau mỗi giờ ô tô và xe máy đi được quãng đường là: 
 54 + 36 = 90 (km) 
 Thời gian để ô tô và xe máy gặp nhau là: 
 180 : 90 = 2 (giờ)
 Đáp số :2 giờ
 Một số học sinh khác do quen cách tính chỉ có một động tử nên không viết được 
trọn vẹn lời giải. Một số học sinh do nhầm lẫn giữa chuyển động ngược chiều và 
chuyển động cùng chiều nên áp dụng sai công thức, dẫn đến giải sai bài toán.
 c)Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản:
Ví dụ: Một xe máy đi từ A đến B hết 42 phút. Tính quãng đường AB, biết vận tốc 
của xe máy là 36 km/giờ.
 Đây là bài toán cơ bản nhưng có rất nhiều em giải sai một cách trầm trọng như sau:
 Quãng đường AB là: 
 36 x 42 = 1512 (km)
 Đáp số : 1525 km
 Với bài toán trên học sinh rất dễ lúng túng khi thấy đơn vị đo vận tốc của xe máy 
 4 - Cho học sinh đọc bài toán (đọc to, đọc bằng mắt).
 - Xác định dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm.
 + Bài toán cho biết gì ? (Quãng đường AB dài 120 km, đi từ A lúc 6 giờ 20 phút, 
đến B lúc 11 giờ 20 phút).
 + Bài toán yêu cầu tìm gì ? (tìm vận tốc).
 - Cho học sinh xác định dạng của bài toán: 
 - Tóm tắt bài toán: Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt, các bài tập kế tiếp giáo 
viên chỉ định hướng, kiểm tra việc tóm tắt của học sinh.
 120 km
 A B
 6 giờ 20 phút 11 giờ 20 phút
 V = ?
 - Học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt (không nhìn đề toán mà nhìn vào 
tóm tắt, học sinh tự nêu bài toán theo sự hiểu biết và ngôn ngữ của từng em)
 * Lập kế hoạch giải bài toán:
 - Để tìm vận tốc của ô tô, trước tiên ta cần biết gì ? (biết thời gian ô tô đi từ A đến 
B)
 - Việc tính thời gian ô tô đi được thực hiện như thế nào ? (11 giờ 20 phút - 6 giờ 20 
phút = 5 giờ)
 - Dựa vào công thức nào để tính vận tốc ? (v = s : t)
 * Trình bày bài giải:
 Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
 11 giờ 20 phút - 6 giờ 20 phút = 5 giờ
 Vận tốc của ô tô là: 120 : 5 = 24 (km/giờ)
 Đáp số :24 km/giờ
 * Dự kiến bài toán mới:
 Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 24 km/giờ. Biết thời gian ô tô đi hết quãng 
 6 b) Ví dụ minh hoạ:
 Ví dụ 1: Hai người ở hai thành phố A và B cách nhau 130 km. Họ ra đi cùng lúc và 
ngược chiều nhau. Người thứ nhất đi xe máy từ A với vân tốc 40 km/giờ, người thứ 
2 đi xe đạp từ B đến vận tốc 12 km/giờ . Hỏi sau bao lâu họ gặp nhau và chỗ gặp 
nhau cách A bao nhiêu km ?
 * Dự kiến khó khăn sai lầm của học sinh:
 - Học sinh không nhận biết được rằng khi 2 xe gặp nhau tức là cả 2 xe đã đi được 
một quãng đường bằng quãng đường AB (130 km).
 - Lúng túng khi vận dụng công thức: t = s : (v2 + v1).
 - Nhầm lẫn đơn vị đo.
 - Câu lời giải không khớp với phép tính giải.
 * Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán:
 - Đọc bài toán (đọc to, đọc thầm).
 -Xác định dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm.
 + Bài toán cho biết gì ? (đi ngược chiều, s = 130 km, v1 = 40 km/giờ, v2 = 12 
Km/giờ).
 + Bài toán yêu cầu phải tìm cái gì ? (thời gian đi để gặp nhau, khoảng cách từ chỗ
gặp nhau đến A).
 - Xác định dạng chuyển động của bài toán: Đây là bài toán đi ngược chiều, cùng 
lúc, tìm thời gian, chỗ gặp (bài toán 1).
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán.
 V1 = 40 km/giờ v2 = 12km/giờ 
 130 km
 A B 
 + Gặp nhau sau  giờ ?
 + Chỗ gặp cách A .... km ?
 - Cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt (không nhìn đề mà nhìn vào tóm 
 8 - Câu lời giải không khớp với phép tính giải.
 * Tổ chức học sinh tìm hiểu nội dung bài toán:
 - Đọc bài toán, nêu cách hiểu về thuật ngữ "Thời điểm".
 - Nắm bắt nội dung bài toán.
 + Bài toán cho biết gì ? (đi cùng chiều, đuổi nhau, v1 = 40 km/giờ, v2 = 60 km/giờ, 
xe máy xuất phát lúc 6 giờ, ô xuất phát lúc 7 giờ).
 + Bài toán yêu cầu phải tìm cái gì ? (thời điểm 2 người gặp nhau).
 - Xác định dạng chuyển động của bài toán: Đây là bài toán đuổi nhau, không 
cùng lúc, tìm thời điểm gặp nhau). Có thể chuyển về bài toán đuổi nhau là cùng lúc 
với người đi ô tô.
 - Tóm tắt bài toán:
 40 km/giờ,lúc 6 giờ
 60 km/giờ,lúc 7 giờ Gặp nhau lúc.. giờ ? 
 - Cho học sinh diễn đạt bài toán qua tóm tắt (không nhìn đề mà nhìn vào tóm tắt.
 *Lập kế hoạch giải bài toán:
 - Muốn biết được lúc nào hai xe gặp nhau (thời điểm gặp nhau) ta phải làm gì ? 
(phải tính được khoảng thời gian cần thiết để đuổi kịp nhau).
 - Muốn tính được thời gian đi để hai người đuổi kịp nhau, ta phải biết cái gì ? 
(khoảng cách giữa hai xe khi ô tô xuất phát).
 -Ngoài ra còn phải biết gì nữa ? (cứ mỗi giờ hai xe gần nhau thêm bao nhiêu km? 
(tức hiệu vận tốc))
 -Khoảng cách giữa hai xe khi ôtô xuất phát được tính như thế nào?(40 x (7 - 6 ) = 40 
(km)).
 - Tính hiệu vận tốc của 2 xe ? (60 - 40 = 20 (km/giờ)).
 -Thời gian đi để hai xe gặp nhau được tính như thế nào? (40 : 20 = 2 (giờ)).
 -Làm thế nào để tính được thời gian hai xe gặp nhau ? (7 + 2 = 9 (giờ)).
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_tot_toan_chuyen_dong_deu.doc