SKKN Đổi mới phương pháp bài Thể dục phát triển chung Lớp 5

docx 10 trang thanh 03/11/2023 2730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp bài Thể dục phát triển chung Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp bài Thể dục phát triển chung Lớp 5

SKKN Đổi mới phương pháp bài Thể dục phát triển chung Lớp 5
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 ............., ngày.... tháng..........năm 2020
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy bài Thể dục phát triển chung của 
lớp 5
 - Họ và tên:................
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học .................
 - Cá nhân
 - Thời gian đã được thực hiện: Từ ngày đến ngày
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Tên sáng kiến
 Đổi mới phương pháp dạy bài Thể dục phát triến chung của lớp 5.
 2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu)
 - Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy Thể dục lớp 5 tôi thấy cần phải tìm hiểu 
nghiên cứu về vấn đề này nhằm giúp các em có vốn kiến thức cơ bản để các em học 
tốt bài thể dục phát triển chung để tạo điều kiện cho các em tập luyện thường xuyên 
để nâng cao sức khỏe và thể lực của học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày những 
suy nghĩ của mình để giúp cho giáo viên và học sinh có những phương pháp và tập 
luyện đạt kết quả tốt hơn. Những thực tế nêu trên cũng chính là yếu tố quan trọng và 
là lí do khiến tôi chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp bài thể dục phát triển chung 
lớp 5”
 - Việc dạy một số phương pháp dạy bài thể dục phát triển chung của lớp 5 
như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất phát huy được tính chủ động tích cực của 
học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học đó là nội dung tôi 
muốn đề cập tới trong đề tài.
 II. NỘI DUNG
 1. Nội dung chương trình
 Phân môn thể dục là một môn học được thay đổi nhiều về nội dung chương 
trình và cấu trúc sách giáo khoa vì nó được xây dựng theo hướng tích cực, tránh sự - Các em còn nhỏ hiếu động, nên khi giáo viên dùng lời nói hướng dẫn hoặc 
dùng một số khẩu lệnh còn một số em không được hiểu hoặc hiểu chậm dẫn đến việc 
giảng dạy việc tập luyện của học sinh còn hạn chế.
 - Nội dung bài thể dục và trò chơi vận động giáo viên chuẩn bị chưa được 
chu đáo, giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh luyện tập và chơi qua loa. Học sinh luyện 
tập thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập của các em không cao, khi 
các em tập bài thể dục không được chủ động, không nhiệt tình, không khí buổi tập 
không được hào hứng và sôi nổi, không lôi cuốn các em vào bài tập một cách chủ 
động.
 2. Các biện pháp thực hiện
 - Giáo viên thể dục phải là người làm mẫu chuẩn xác các động tác cũng như 
có thói quen, tác phong rèn luyên thân thể trong cuộc sống. vì vậy năng lực thực 
hành có tầm quan trọng số một.
 - Để giúp các em học tốt môn thể dục nói chung và bài thể dục phát chung 
nói riêng, ngoài phương pháp giảng dạy giáo viên cần kết hợp các biện pháp khác 
nhau.
 - Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình 
biến mục đích giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều phải làm cho 
học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, mục đích của bài tập được bồi dưỡng về 
phẩm chất, ý chí thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng.
 Sau đây tôi xin trình bày một số đổi mới phương pháp để giúp các em học 
sinh lớp 5 của trường phát triển tốt thể chất thông qua một số bài tập thể dục.
 a) Đối với nhà trường
 - Vào đầu năm học nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh, tổ chức cho 
y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ cho học sinh để các em có một sức khoẻ tốt trong 
học tập.
 - Nhà trường liên hệ thường xuyên gia đình có con em khuyết tật, đặc biệt 
một số em bị bệnh tim.
 Trong lớp có em bị bệnh tim hoặc khuyết tật nhẹ thì giáo viên không yêu cầu 
các em tập đúng biên độ động tác và lượng vận động của các em cũng nhẹ hơn lượng 
vận động của các em bình thường. Bài tập không yêu cầu các em tập hết biên độ thời gian cụ thể cho các em tập, giáo viên nhắc nhở học sinh sửa sai .
 - Tổ chức thi đua tổ với nhau từ đó đưa ra hình thức khen và hình thức phạt.
 VD: Khi hướng dẫn động tác "vươn thở" giáo viên cho lớp quan sát tranh, 
phân tích kỷ thuật động tác nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em, rèn 
luyện thường xuyên, phát triển tốt sức khỏe, tập kết hợp hít sâu thở ra và chú ý tập 
trung theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Giáo viên làm mẫu động tác hướng dẫn thật kỹ “hô nhịp chậm kéo dài kết 
hợp hít sâu thở ra” nếu không hướng dẫn kỹ thì các em tập không hít sâu thở ra, 
không đúng nhịp và biên độ động tác không đạt hiệu quả cao cho các em.
 - Nên cho 2 em học sinh tập thử 2 lần 8 nhịp, lớp nhận xét tuyên dương.
 - Giáo viên hô nhịp chậm kéo dài cho lớp tập, quan sát sửa sai cho học sinh.
 - Cán sự lớp hô nhịp lớp tập, giáo viên giúp đỡ sửa sai cho các em.
 - Giáo viên chia nhóm tập theo từng khu vực, qui định thời gian, quan sát giúp 
đỡ học sinh sửa sai.
 - Tổ chức thi đua tổ với nhau, giáo viên nhận xét tuyên dương.
 - Đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
 + Một số lỗi học sinh thường sai: tập trước nhịp, đưa tay dang ngang lên cao 
chưa thẳng chưa ngẩng đầu và hít vào. Vì vậy giáo viên cần cho học sinh xác định 
rõ hướng đưa tay lên cao, nhớ rõ ngẩng đầu và hít sâu thật kỹ.
 + Khi hô nhịp, phân tích động tác hướng dẫn bài tập các em chưa hiểu (hiểu 
chậm), giáo viên cần hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng cách: làm mẫu 
nhiều lần, cho học sinh tập thử lớp quan sát nhận xét tuyên dương. Tổ chức thi đua 
tổ với nhau nhằm phát huy tính tích cực của các em.
 ) + VD: Hướng dẫn học sinh học "Động tác toàn thân" giáo viên nêu rõ tác 
dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập, động tác này có tác 
động đến toàn thân, sự phối hợp nhịp nhàng. Hướng dẫn thật kỹ như nhịp 1 bước 
chân trái sang ngang một bước rộng hơn vai, đồng thời gập thân sâu, bàn tay phải 
chạm mũi chân trái, thẳng chân, tay trái giơ thẳng lên cao, mặt hướng sang trái. Nhịp 
2 nâng thân thành đứng thẳng, hai tay chống hông ngón cái ở phía sau căng ngực, 
mắt nhìn phía trước. Nhịp 3 gập thân căng ngực, ngẩng đầu. Nhịp 4 về tư thế cơ bản. 
nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. Trong khi tập luyện học sinh thường sinh hoạt dưới cờ, tập thể dục giữa giờ, tổ chức phong trào thể dục thể thao cho các 
em học sinh chào mừng các ngày lễ lớn, từ đó tuyển chọn những em có năng khiếu 
thể thao vào vận động viên của trường.
 - Tăng cường đổi mới cách tổ chức dạy học theo nhóm, để các em thi đua 
với nhau, nhận xét lẫn nhau kiểm tra theo dõi bạn, để mang tính tích cực, tính tự giác 
trong học tập.
 * Tóm lại: Để các em học tốt bài thể dục phát triển chung giáo viên cần:
 Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp.
 Sân bãi phải sạch và không có chướng vật.
 Dụng cụ tập luyện đầy đủ (như tranh, động tác mẫu ....)
 Giáo viên nêu tác dụng động tác (giáo dục học sinh).
 Hướng dẫn động tác rõ ràng chính xác.
 . Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác.
 ý^Học sinh lên tập thử, lớp quan sát nhận xét tuyên dương.
 Giáo viên điều khiển lớp tập, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
 Chia nhóm tập theo từng khu vực, giáo viên cần qui định thời gian cụ thể.
 Tổ chức thi đua tổ (nhóm) với nhau lớp nhận xét tuyên dương.
 Đại diện tổ (nhóm) thi đua với nhau Giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên 
dương.
 c) Đối với học sinh
 Để các em học tốt môn thể dục mà đặc biệt là học tốt “Bài thể dục phát triển 
chung” các em cần:
 + Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khoẻ và hoàn thành tốt các bài tập 
thể dục mà giáo viên giao cho.
 + Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như trong khi chơi trò 
chơi và biết vận dụng vào cuộc sống.
 + Tập luyện ở nhà vào buổi sáng hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Hình 
thành thói quen tập luyện, nâng cao kỹ thuật động tác.
 + Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và chính của các em.
 + Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi do nhà trường tổ chức. + Đánh giá môn thể dục giữa kì I của lớp 5A1
 Kết quả đánh giá giáo dục giữa kì I
Tổng số HS HT Tốt HT CHT
 SL % SL % SL %
 25 8 32 13 52 4 16
Sau thời gian áp dụng phương pháp trên chúng tôi thấy rất thuận tiện trong thực tế 
nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh rất 
ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt 
hơn.
 + Đánh giá môn thể dục giữa kì II của lớp 5A1
 Kết quả đánh giá giáo dục giữa kì II
Tổng số HS HT Tốt HT CHT
 SL % SL % SL %
 25 12 48 13 52 0 0
 3. Phạm vi áp dụng
 Áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy tại Trường Tiểu học Tân Hồng. 
Lớp 5 năm học 2019 - 2020. Có thể nhân rộng ra các trường bạn.
 IV. KẾT LUẬN
 - Trong quá trình giảng dạy và áp dụng đổi mới phương pháp để uốn nắn sửa 
sai cho học sinh khi thực hiện động tác thể dục, bản thân tôi rút ra một số kinh 
nghiệm như sau:
 - Chuẩn bị đầy đủ về tranh ảnh trực quan, đồ dùng dạy học như: còi, bóng, 
cầu, cờ, sân bãi.v.v... Dạy học kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ, phối hợp hài hoà 
các phương pháp. Trong giảng dạy giáo viên sử dụng cán sự lớp một cách linh hoạt, 
hiệu quả nhất.
 - Nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sức khoẻ của từng học sinh, giáo 
viên trực tiếp sửa sai uốn nắn điều chỉnh sai sót kịp thời, để tổ chức cho các em luyện 
tập đạt hiệu quả cao nhất.
 - Luôn luôn tuyên dương kịp thời những cái đúng, cái hay, cái đẹp của học 
sinh.

File đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_phuong_phap_bai_the_duc_phat_trien_chung_lop_5.docx