SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 tập luyện tốt môn Đá cầu

docx 21 trang thanh 29/10/2023 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 tập luyện tốt môn Đá cầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 tập luyện tốt môn Đá cầu

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 tập luyện tốt môn Đá cầu
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
 “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
 TẬP LUYỆN TỐT MÔN ĐÁ CẦU
 Lĩnh vực : Thể dục
 Cấp : Tiểu học
 Năm học 2014 - 2015 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
 Sức khỏe là vốn quý của con người để có thể lao động và học tập tốt, yếu 
tố sức khỏe là nền tảng của sự thành công. Có sức khỏe chúng ta có thể học tập 
tốt, có thể xây dựng tổ quốc, kiến thiết quốc gia.
 Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng 
mà cả xã hội đều quan tâm bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để 
ngày mai thế giới có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ 
ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức 
tốt, có sức khoẻ tốt.Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng 
quan trọng hơn vẫn là trường học, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì trường học 
nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm những nhân tài 
cho xã hội mai sau.
 Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là 
giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học 
sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện 
thân thể đạo đức tác phong con người mới.
 Thể dục thể thao (TDTT) là một phương thức rèn luyện sức khỏe cũng như 
nhằm phát triển con người toàn diện. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, TDTT 
ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể, tập 
luyện TDTT không chỉ phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, 
sức bền, mềm dẻo, khéo léo. mà thông qua tập luyện TDTT đã rèn luyện cho người 
tập những phẩm chất như: tinh thần đồng đội, sự kiên trì nhẫn nại, lòng dũng cảm.
 Phong trào TDTT là một mảng vô cùng quan trọng trong công tác TDTT 
nói chung và là công tác giáo dục trong các nhà trường phổ thông nói riêng nhằm 
mở rộng và nâng cao chất lượng dạy và học môn Thể dục. Phong trào TDTT góp 
phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, xây dựng con người mới một 
cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của 
nhân dân.
 Đối với các phong trào TDTT quần chúng luôn thu hút được nhiều đối 
tượng tham gia như học sinh, sinh viên, người lao động, người cao tuổi. Và đặc 
biệt là ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em rất hiếu động, thích chạy nhảy và ưa 
hoạt động nhiều, bên cạnh đó các em rất muốn thể hiện năng lực của mình, tuy 
nhiên những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt. Nếu có 
được những tác động thích ứng thì những tố chất đó sẽ bộc lộ và phát triển.
 Là một giáo viên dạy bộ môn Giáo dục thể chất trong trường Tiểu học, tôi 
thiết nghĩ ngoài những nội dung học theo khung chương trình đào tạo chung của Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 * Phương pháp tham khảo tài liệu.
 * Phương pháp làm mẫu.
 * Phương pháp quan sát sư phạm.
 * Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 * Phương pháp thực nghiệm, thống kê.
V. Phạm vi nghiên cứu:
* Địa điểm nghiên cứu: Trường tiểu học thuộc Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016. cùng tập.
 - Cơ sở vật chất đã được nhà trường trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy 
học hỗ trợ đảm bảo cho môn học.
2. Khó khăn :
 - Có nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chính gia đình học sinh. Vì Thế dục 
là một môn phụ nên nhiều bậc phụ huynh muốn con học tập trung học các môn học cơ 
bản mà đôi khi không quan tâm đến thể lực của các em, không tạo điều kiện cho các 
em tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa rèn luyện thể chất.
 - Thời gian tập luyện của học sinh không nhiều, học sinh chỉ tập luyện đá cầu 
trong các tiết học hoặc trong giờ ra chơi nên không phát huy được hết khả năng tập 
luyện của mình.
 - Sân bãi tập luyện cho học sinh còn chưa đúng qui cách.
 - Sĩ số học sinh khá đông (60 - 63 học sinh/lớp) nên việc bao quát lớp ở trong 
giờ thực hành, việc sửa sai cho học sinh của giáo viên chưa cao.
 - Đá cầu hiện nay là một môn học khó đối với học sinh, nó đòi hỏi học sinh phải 
tập luyện rất nhiều từ động tác đơn giản như (tâng cầu bằng mu c hính diện, tâng cầu 
bằng đùi, tâng cầu bằng má trong, má ngoài bàn chân.) đến động tác phức tạp như (đỡ 
cầu bằng ngực, bằng đầu, chắn cầu, đá móc cầu, quét cầu.) do đó đòi hỏi học sinh phải 
tập luyện thường xuyên và liên tục trong thời gian dài mới có thể tiến bộ và tập luyện 
tốt được.
III. Cách thực hiện
 Từ thực trạng trên, qua quá trình tìm hiểu và bằng thực tế giảng dạy, để giúp 
học sinh tập luyện tốt hơn phân môn Đá cầu cho học sinh lớp 5 tôi xin đưa ra một số 
cách thực hiện sau:
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.1. Đối với giáo viên:
 - Xác định rõ mục tiêu của bài học.
 - Phân bố thời gian hợp lí khi tổ chức tập luyện cho học sinh. Trong chương 
trình Thể dục lớp 5, nội dung Thể thao tự chọn gồm 16 tiết, tôi phân bố như sau:
 + Ôn các kĩ thuật đã học ở lớp 4: 2 tiết.
 + Học kĩ thuật mới: 4 tiết.
 + Củng cố và nâng cao kĩ thuật: 10 tiết.
 - Chuẩn bị tôt kế hoạch dạy học, đồ dùng dạy học trực quan sinh động để tạo 
hứng thú tập luyện cho học sinh: Giáo viên chuẩn bị còi, cầu, lưới tập, tranh và hình 
ảnh minh họa động tác.
 - Chuẩn bị tốt sân bãi tập luyện cho học sinh: dùng sơn (hoặc băng dính) vẽ sân 
thi đấu, sân tập cho học sinh. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững các kĩ thuật cơ bản và tổ chức tập 
luyện.
Các kĩ thuật cơ bản trong đá cầu là:
 - Kĩ thuật tâng cầu bằng đùi.
 - Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân.
 - Kĩ thuật phát cầu bằng mu bàn chân.
 - Kĩ thuật chuyền cầu.
2.1. Kĩ thuật tâng cầu bằng đùi:
a. Hướng dẫn kĩ thuật:
 - Kĩ thuật này học sinh đã được học ở lớp 4 nên giáo viên sẽ không làm mẫu 
lại động tác nữa.
 - Giáo viên đưa tranh động tác cho học sinh quan sát, sau đó yêu cầu học sinh 
nhắc lại kĩ thuật động tác.
 - Sau đó giáo viên mời một vài học sinh thực hiện thao tác, cả lớp quan sát và 
nhận xét. Khi nhận xét xong, giáo viên sửa sai tại chỗ cho học sinh và yêu cầu học sinh 
tập lại động tác sau khi đã sửa sai để cho các em có thể nắm được lỗi sai và cách sửa.
- Tranh minh họa động tác:
 b. Tổ chức tập luyện:
 Sai lầm thường mắc Cách sửa
 - Tâng cầu lệch hướng - Cho học sinh tập tung và bắt cầu bằng 
 tay (Học sinh tập cá nhân).
 - Một người tung cầu, người kia đón cầu 
 và tâng lên bằng đùi. (Học sinh tập theo 
 nhóm 2 người).
 - Đội hình tập nhóm 2 người:
 x x x x x
 2m -
 x x x x x
 - Tâng cầu quá xa hoặc quá gần, thấp. - Giáo viên sửa động tác chân cho học 
 sinh. Cho học sinh tập nâng đùi vuông 
 góc với thân đỡ cầu và tâng cầu (học sinh 
 tập cá nhân). b. Tổ chức tập luyện:
 Thông qua quá trình tập luyện với nhóm, học sinh giúp đỡ nhau phát hiện lỗi 
sai và có thể sửa sai cho nhau.
 Sai lầm thường mắc Cách sửa
 - Tâng cầu lệch hướng. - Cho học sinh tự tập trung và bắt cầu 
 bằng tay (học sinh tập cá nhân).
 - Tập đón cầu do người khác tung cho 
 (tập theo nhóm 2 người).
 Sử dụng đội hình nhóm 2 người:
 x x x x x
 2m -
 x x x x x
 - Tâng cầu quá cao hoặc quá thấp. - - Cho học sinh tập co chân và hướng 
 mu bàn chân đỡ và tâng cầu (tập cố định 
 và di chuyển)
 - Hướng dẫn học sinh quan sát và phán 
 đoán hướng cầu bay đến.
 - Thực hiện các bài tập di chuyển để 
 linh hoạt hơn.
 Các đội hình di chuyển:
 + Di chuyển trái - phải:
 - Di chuyển chậm hoặc không đúng 
 hướng cầu rơi.
 - - Chạm cầu không đúng mu bàn chân. - Yêu cầu học sinh tập tâng cầu bằng mu bàn 
 chân.
 - Tập đá cầu treo ở độ cao cố định.
 - Hai người tập phát cầu cho nhau bằng mu 
 bàn chân (tập theo nhóm).
Đội hình tập luyện: Sai lầm thường mắc Cách sửa
 - Không đỡ được cầu do phán đoán điểm - Quan sát tốc độ cầu bay đến để di 
 rơi chưa chính xác. chuyển đỡ cầu.
 - Dùng tay đỡ cầu, chuyền cầu không - Hạn chế sử dụng tay khi đỡ cầu.
 chính xác. - Tập đỡ cầu do người khác tung cho (tập 
 theo nhóm).
 - Tập quan sát, phán đoán hướng cầu rơi 
 kết hợp di chuyển đỡ cầu (tập theo nhóm).
Trong khi học sinh tập luyện, giáo viên chú ý bao quát và sửa sai cho học sinh.
3. Kiểm tra đánh giá, phân loại đối tượng học sinh
 Trong các tiết dạy, thông qua quá trình tập luyện của học sinh sau một thời gian 
tôi sử dụng biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng tập luyện của học sinh để tiến hành 
phân loại đối tượng học sinh theo nhóm để đưa ra những bài tập hợp lí hơn với từng 
đối tượng học sinh: Học sinh tập luyện chưa tốt và học sinh có năng khiếu về đá cầu.
 - Đối với những học sinh tập luyện chưa tốt, tôi tiếp tục cho các em tập luyện 
các kĩ thuật cơ bản với lượng vận động nhiều hơn, tăng thời lượng tập luyện cho các 
trong các tiết học thể dục.
 - Đối với những học sinh tập luyện tốt các kĩ thuật cơ bản trong đá cầu thì tôi 
sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho các em thêm 1 số kĩ thuật nâng cao hơn trong đá cầu 
để lựa chọn ra những học sinh có năng khiếu và có thể tham gia thi đấu. Các kĩ thuật 
này yêu cầu tính chính xác và độ khó của động tác cao hơn.
Ví dụ:
 Trong kĩ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình (hay chính diện), yêu cầu 
đường cầu bay qua lưới phải nhanh hơn, mạnh 110'11... tạo thuận lợi cho VĐV trong b. Tổ chức trò chơi:
 - Phổ biến cách chơi, luật chơi để học sinh nắm được trò chơi (giáo viên có thể 
cho học sinh nhắc lại cách chơi, luật chơi nếu đã được chơi rồi).
 - Chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh tương ứng (hoặc mỗi người 
chơi là 1 đội).
 - Gọi 1 vài học sinh chơi thử cho cả lớp quan sát. Sau đó giáo viên tổ chức cho 
học sinh chơi trò chơi hoặc nhờ học sinh làm trọng tài.
 - Lưu ý học sinh những trường hợp phạm qui và cách phân xử thắng - thua.
 - Nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong khi chơi.
4.2. Trò chơi: “Thiphát cầu vào ô”
a. Cách chơi: Vẽ số vòng tròn tương ứng với số đội tham gia chơi, mỗi vòng tròn có 
đường kính 1m. Mỗi thành viên trong đội chơi chuẩn bị 1 quả cầu, mỗi đội chơi tập 
hợp thành 1 hàng dọc đứng sau vạch chuẩn bị, sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, người 
số 1 bước lên vị trí qui định và phát cầu vào vòng tròn của đội mình, sau đó về vị trí 
cuối hàng của đội mình đứng. Người số 2 thực hiện tương tự như người số 1 và cứ lần 
lượt như vậy cho đến hết. Kết thúc, đội nào phát cầu đúng vào ô nhiều nhất và xong 
trước đội đó thắng.
b. Tổ chức trò chơi:
 Cách thức tổ chức trò chơi này giống như trò chơi “Thi tâng cầu”, nhưng sử 
dụng đội hình chơi khác.
Đôi hình trò chơi:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_tap_luyen_tot_mon.docx