Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phát triển thể lực cho học sinh Lớp 5

doc 23 trang thanh 17/02/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phát triển thể lực cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phát triển thể lực cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phát triển thể lực cho học sinh Lớp 5
 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chuyªn ®Ò: RÌn kü n¨ng ph¸t triÓn thÓ lùc cho häc sinh Líp 5 
 PHẦN MỞ ĐẦU (ĐẶT VẤN ĐỀ)
I. Lí do chọn đề tài.
 Trường Tiểu học có vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp 
“trồng người”, là nơi tổ chức tự giác quá trình phát triển của trẻ, là công trình 
văn hóa giáo dục bền vững, nơi diễn ra cuộc sống thực tế của trẻ. Học sinh Tiểu 
học là những chủ nhân tương lai của đất nước, bậc Tiểu học là những viên gạch 
đầu tiên đặt nền móng để các em bước vào ngưỡng cửa của tương lai. Ngoài 
những môn học Toán, Tiếng việt,...các em còn được học môn Thể dục, Thể dục: 
giúp các em phát triển cân đối thể hình, hoàn thiện các chức năng của cơ thể, 
tăng cường sức khoẻ, góp phần vào giáo dục phẩm chất, ý chí, đạo đức và thẩm 
mỹ cho các em.
 Để phát triển tốt thể lực, chúng ta không chỉ thực hiện tốt kĩ thuật bài thể 
dục phát triển chung, tham gia tốt vào các trò chơi vận động mà còn phải rèn 
luyện thể lực. Do vậy vấn đề “ Rèn kỹ năng phát triển thể lực cho học sinh 
Lớp 5” là việc làm rất quan trọng mà các nhà giáo dục Thể chất đang quan tâm 
và đã tổ chức các kỳ thi, hội khoẻ phù đổng, đại hội TDTT cho học sinh và giáo 
viên từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia, khu vực. 
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
 1. Phạm vi nghiên cứu.
 Học sinh khối lớp 5 tại trường Tiểu học xã Hua Nà - huyện Than Uyên - tỉnh 
Lai Châu.
 2. Đối tượng nghiên cứu.
 Thực hiện có hiệu quả bài tập “Rèn kỹ năng phát triển thể lực cho học sinh 
lớp 5”.
III. Mục đích nghiên cứu. 
 Giải quyết vấn đề rèn cho học sinh có thói quen và có ý thức tập luyện thể 
dục thể thao hàng ngày và thường xuyên để phát triển thể lực hơn nữa, rèn luyện 
nề nếp học tập cho các em.
 Gi¸o viªn thùc hiÖn: Hoµng Thanh H¶i Tr­êng TiÓu häc x· Hua Nµ
 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chuyªn ®Ò: RÌn kü n¨ng ph¸t triÓn thÓ lùc cho häc sinh Líp 5
số: 150/PGD&ĐT “V/v quy định đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên”, 
Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản này quy định về việc đánh giá, xếp loại thể 
lực học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng 
cao sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh trong quá 
trình hội nhập quốc tế. 
 Trong quá trình giảng dạy TDTT, giáo viên thường sử dụng các phương 
pháp giảng dạy khác nhau. Các phương pháp này được dựa trên cơ sở của các 
nguyên tắc về phương pháp giảng dạy nói riêng và các phương pháp sư phạm và 
giáo dục nói chung.
II. Thực trạng của vấn đề. 
 1. Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao mọi hoạt 
động của giáo viên, của học sinh.
 - Cơ sở vất chất nhà trường đảm bảo, tiện lợi cho việc tập luyện vui chơi của 
học sinh.
 - Học sinh có tương đối đầy đủ thiết bị, dụng cụ thể thao phục vụ cho học 
tập.
 - Học sinh có tinh thần đoàn kết, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô và người 
trên.
 2. Khó khăn:
 - Học sinh 100% là học sinh dân tộc, hầu hết gia đình các em là hộ nghèo ít 
nhiều ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của các em. 
 - Sự quan tâm của cha mẹ học sinh còn hạn chế, chưa chú ý đến sự phát thể 
lực của con em mình.
 - Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh còn nhiều em có thể lực yếu, chưa 
đạt yêu cầu đề ra và qua một thời gian nghỉ hè các em không tự giác rèn luyện 
thể lực, còn ham chơi và giúp gia đình. 
 Gi¸o viªn thùc hiÖn: Hoµng Thanh H¶i 3 Tr­êng TiÓu häc x· Hua Nµ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chuyªn ®Ò: RÌn kü n¨ng ph¸t triÓn thÓ lùc cho häc sinh Líp 5
 - Giáo viên biết sáng tạo những động tác, bài tập phù hợp với từng nội dung. 
 - Sử dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục.
 - Nắm được mối quan hệ giữa các động tác đơn lẻ với động tác phức tạp.
 - Giáo viên tăng cường kiểm tra, đánh giá nhận xét thường xuyên.
 - Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá, nhận xét tuyên dương kịp thời để gây hứng 
thú trong việc tự học, tự rèn luyện của học sinh.
 - Cuối mỗi kỳ giáo viên phải tổng kết, đánh giá, khen thưởng động viên kịp 
thời để các em phát huy ở những kỳ sau. 
 1. Quá trình tiến hành nghiên cứu.
 Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp giảng dạy chung như: Phương pháp 
sử dụng lời nói, trực quan... trong giảng dạy TDTT còn áp dụng các phương 
pháp mang tính đặc thù riêng.
 Do tính chất riêng của phương pháp giảng dạy TDTT, khi lựa chọn phương 
pháp giáo viên cần dựa trên hệ thống các bài tập, kỹ thuật, chiến thuật, yêu cầu 
thể lực và tình trạng thi đấu thể thao của học sinh. Khi thực hiện các bài tập kỹ 
thuật hoặc giảng dạy các động tác thể dục thể thao, giáo viên có thể sử dụng các 
phương pháp riêng lẻ hoặc tổng hợp các phương pháp.
 Ví dụ: 
 - Dùng lời nói để giải thích, hướng dẫn kỹ thuật động tác, có thể phối hợp 
việc giải thích với làm mẫu trực tiếp kỹ thuật hoặc gián tiếp giới thiệu kỹ thuật 
qua tranh ảnh, phim, hình vẽ kỹ thuật...
 - Thực tế trong hoạt động TDTT cho thấy, muốn đạt được tới trình độ vận 
động cao, cần phải áp dụng hệ thống các phương pháp tập luyện khác nhau. Yếu 
tố chính để tạo thành các phương pháp khác nhau là lượng vận động và nghỉ hơi 
khác nhau. Khái niệm lượng vận động là một độ lớn nhất định những tác động 
của các động tác đối với cơ thể người tập, lượng vận động có liên quan trực tiếp 
đến việc tiêu hao năng lượng cơ thể, tác động này dẫn đến xuất hiện mệt mỏi. 
 Gi¸o viªn thùc hiÖn: Hoµng Thanh H¶i 5 Tr­êng TiÓu häc x· Hua Nµ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chuyªn ®Ò: RÌn kü n¨ng ph¸t triÓn thÓ lùc cho häc sinh Líp 5
hoạt động tự nhiên: chạy, nhảy, leo, trèo... Có thể sử dụng các thuật ngữ chuyên 
môn bằng từ địa phương để giảng cho các học sinh dễ hiểu và dễ bắt chước, 
song vẫn phải đảm bảo tính sư phạm và giáo dục.
 - Trong giảng dạy tập luyện TDTD hình thức hỏi và trả lời ( đàm thoại) có ý 
nghĩa giúp học sinh suy nghĩ, độc lập sáng tạo, phát huy tích cực của các em. Từ 
đó, giúp học sinh hiểu chính xác phương hướng chuyển động kỹ thuật, động tác, 
gây hứng thú, giúp học sinh nắm được các quy tắc, đánh giá được động tác 
đúng, sai của bạn và của chính mình.
 2.1.2. Phương pháp làm mẫu:
 Hoạt động GDTDTT là loại hình có nội dụng giáo dục chuyên biệt. Trong 
quá trình giảng dạy TDTT yêu cầu giáo viên không chỉ có hệ thống tri thức liên 
quan đến truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải làm mẫu đúng, chính 
xác động tác, kỹ thuật TDTT. Làm mẫu thường được thực hiện cùng lúc với việc 
giảng giải kỹ thuật và các tri thức khác có liên quan. Lời giảng giải của giáo viên 
cần ngắn, gọn, dễ hiểu làm mẫu động tác cần chính xác đúng, đẹp.
 - Một số yêu cầu cần chú ý khi làm động tác mẫu:
 - Động tác làm mẫu của giáo viên cần chính xác, đẹp hoàn chỉnh. Và giáo 
viên làm mẫu động tác, kỹ thuật đúng sẽ giúp học sinh nắm được những yếu 
lĩnh cơ bản đúng của kỹ thuật, động tác.
 - Khi giảng dạy những động tác kỹ thuật mới, phức tạp giáo viên cần giảng 
giải 2 - 3 lần. Làm mẫu lần 1 có thể thực hiện động tác hoàn chỉnh, tốc độ 
chuyển động bình thường đúng nhịp độ và yêu cầu. Học sinh qua quan sát hình 
thành trong trí nhớ hình ảnh, có khái niệm sơ bộ của từng phần kỹ thuật hoặc 
toàn bộ động tác, gây cảm giác đúng, chính xác hứng thú, thích tập luyện theo. 
Làm mẫu lần 2, Giáo viên thực hiện động tác chậm, ở những điểm mấu chốt kỹ 
thuật, giáo viên cần kết hợp với giảng giải và thực hiện động tác để học sinh nhớ 
lại các điểm chính. Làm mẫu lần 3 giống như lần 1 cần chú ý thực hiện hoàn 
chỉnh, chuẩn xác. Trong trường hợp giáo viên cần phải làm mẫu thêm một hai 
 Gi¸o viªn thùc hiÖn: Hoµng Thanh H¶i 7 Tr­êng TiÓu häc x· Hua Nµ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chuyªn ®Ò: RÌn kü n¨ng ph¸t triÓn thÓ lùc cho häc sinh Líp 5
 - Giáo viên cần nêu tên động tác, giảng giải, phân tích yếu lĩnh kỹ thuật động 
tác kết hợp làm mẫu (Nhịp 1 hai tay dang ngang, lòng bàn tay sấp, chân phải 
làm trụ, chân trái ra sau; Nhịp 2 thăng bằng, hai tay dang ngang, chân trái và 
thân người gần như tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất; Nhịp 3 
trở về như nhịp 1; Nhịp 4 trở về TTCB. Nhịp 5,6,7,8 tương tự. Yêu cầu ở động 
tác này là hai tay dang ngang phải thẳng, chân thẳng khớp gối, mắt nhìn thẳng.)
 Tóm lại, sử dụng sáng tạo phương pháp giảng giải và làm mẫu kỹ thuật động 
tác trong giảng dạy TDTT cho học sinh, có vị trí quan trọng. Để phương pháp 
giảng giải, làm mẫu đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phối hợp giữa làm mẫu 
giảng giải với việc phân tích các đặc điểm tâm, sinh lý học sinh, tình trạng sức 
khoẻ, vốn vận động, mức độ phức tạp của kỹ thuật ... để điều chỉnh thời gian 
giảng giải, số lần làm mẫu, hình thức, phương pháp tổ chức giảng dạy mẫu cho 
phù hợp với đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện.
 2.2. Phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh và phân đoạn:
 2.2.1. Phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh:
 - Đối với các động tác đơn giản hoặc khó phân chia thành các cử động nhỏ 
khi giảng dạy, giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy động tác hoàn chỉnh ( 
 Gi¸o viªn thùc hiÖn: Hoµng Thanh H¶i 9 Tr­êng TiÓu häc x· Hua Nµ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chuyªn ®Ò: RÌn kü n¨ng ph¸t triÓn thÓ lùc cho häc sinh Líp 5
 - Dạy học sinh động tác phối hợp chạy - nhảy - mang vác. Cần hướng dẫn 
học sinh đứng ở tư thế chuẩn bị, lấy đà, cách đánh tay, phối hợp nhảy với 
chuyển động toàn thân ... động tác kết thúc, về đích. Hướng dẫn học sinh tập 
luyện từng phần kỹ thuật, thực hiện đúng các chi tiết kỹ thuật động tác sau đó, 
hướng dẫn cách liên kết các chi tiết kỹ thuật thành động tác phối hợp chạy - 
nhảy - mang vác.
 Với yêu cầu: Nhanh, mạnh, bảo đảm đúng kỹ thuật.
 Khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn giáo viên cần chú ý 
đến những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm: 
 - Học sinh dễ nắm được các chi tiết của từng phần động tác, thích hợp với 
việc dạy các động tác khó, phức tạp, có yêu cầu cao về kỹ thuật.
* Nhược điểm: 
 - Chia động tác ra nhiều phần chi tiết, kỹ thuật riêng lẻ, học sinh gặp khó 
khăn khi thực hiện toàn bộ kỹ thuật.
 Gi¸o viªn thùc hiÖn: Hoµng Thanh H¶i 11 Tr­êng TiÓu häc x· Hua Nµ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chuyªn ®Ò: RÌn kü n¨ng ph¸t triÓn thÓ lùc cho häc sinh Líp 5
hiện đúng kỹ năng hoạt động trong cuộc sống: Đi, chạy, nhảy, ném, leo, trèo, 
nắm bắt... 
 2.3.2. Hình thức tập luyện biến đổi:
 - Đây là hình thức tập luyện các kỹ thuật, động tác luôn có sự điều chỉnh, 
thay đổi yêu cầu, mức độ, mục tiêu.... Và các điều kiện. Sử dụng phương pháp 
thực hiện có biến đổi nhằm tạo cho học sinh khả năng làm quen, nhanh chóng 
thích ứng, giải quyết các điểm mấu chốt, quan trọng của kỹ thuật. Khi hướng 
dẫn tập luyện với các động tác phức tạp, giáo viên nên chia động tác thành các 
phần chi tiết khác nhau (theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức 
tạp). Sau cùng giáo viên hướng dẫn để học sinh biết, phối hợp các phần riêng lẻ 
thành động tác hoàn chỉnh ở trong các điều kiện không giống nhau tăng dần mức 
độ khó khăn, phức tạp, song đảm bảo yêu cầu vừa sức với từng đối tượng.
 - Khi học sinh đó nắm vững bài tập giáo viên có thể tăng khoảng cách, thay 
đổi độ cao, thấp của dụng cụ, thay đổi điều kiện bổ trợ, nâng cao yêu cầu về chất 
lượng kỹ thuật, qua đó dần dần nâng cao, củng cố và hoàn thiện những kỹ năng 
vận động.
 2.3.3. Hình thức trò chơi và thi đấu:
 - Rèn luyện TDTT thông qua hình thức trò chơi vận động và thi đấu tạo 
được không khỏ hưng phấn, phấn khởi, nhiệt tình tham gia luyện tập của học 
sinh. Trong vui chơi vận động và thi đấu có hướng dẫn, điều khiển của giáo viên 
trong các mục tiêu giáo dục được thực hiện, góp phần thúc đẩy hoàn thiện nhân 
cách và sức khoẻ học sinh. Đây là hình thức phù hợp với lứa tuổi học sinh.
 - Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên hướng dẫn học sinh tập, bắt 
trước các động tác linh hoạt của con người như các động tác kéo gỗ, chèo 
thuyền, cuốc ruộng của người lao động. Qua đó, giáo dục học sinh yêu quý gắn 
bó với thiên nhiên, với con người và chính bản thân mình.
 - Khi hướng dẫn trò chơi, giáo viên cần lựa chọn trò chơi có tốc độ thu hút 
được sự chú ý cao của học sinh, đảm bảo tính nhịp điệu, vừa sức động tác bắt 
 Gi¸o viªn thùc hiÖn: Hoµng Thanh H¶i 13 Tr­êng TiÓu häc x· Hua Nµ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_phat_trien_the_luc_cho_hoc.doc