Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh Khối 3, 4, 5 phát triển năng khiếu môn bóng đá

doc 10 trang thanh 05/02/2024 450
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh Khối 3, 4, 5 phát triển năng khiếu môn bóng đá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh Khối 3, 4, 5 phát triển năng khiếu môn bóng đá

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh Khối 3, 4, 5 phát triển năng khiếu môn bóng đá
 “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
 Trong thời điểm hiện nay đối với học sinh ở địa bàn thị trấn hầu như các em đa 
số là con gia đình công nhân viên chức và người lao động. Cha mẹ các em chỉ đưa 
các em tới các lớp học, chưa có điều kiện, quan tâm đưa các em tới sân chơi thể 
thao ở các trung tâm, không được tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, không thể 
hiện được năng khiếu của mình như: môn bóng đá.
 Trong trường học hầu như không có thời gian nhiều để các em tập luyện chỉ tận 
dụng những khoảng thời gian đầu giờ học, giờ ra chơi để tự vui chơi với nhau mang 
tính tự phát không có bài bản, không đúng luật
 Sau thời gian giảng dạy và tiếp xúc với học sinh tôi thấy đa số, các em rất thích 
đá bóng, các em thường chơi đá bóng vào những giờ chơi, đa số các em đá theo 
cách đá của mình, chưa nắm được kĩ thuật chơi bóng và luật môn bóng đá. Ngay 
khi đó tôi đã phối hợp với trung tâm văn hóa huyện và ban giám hiệu nhà trường 
thành lập ngay câu lạc bộ nhóm chuyên bóng đá trong trường học. Tôi đã khảo sát, 
kiểm tra tuyển chọn những học sinh có năng khiếu vào câu lạc bộ ở 3 khối của 
trường khối 3,4,5 và kết quả khảo sát các em hầu như không thực hiện được hết 
yêu cầu của bài kiểm tra trên.
 Trước thực trạng trên, với nhiệm vụ được nhà trường phân công trong năm học 
2017 – 2018 tôi quyết định đề tài “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển 
năng khiếu môn bóng đá” để các em đạt được hiệu quả tốt hơn.
II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
 Từ thực tế của trường tôi thấy mình cần trang bị giúp cho các em một số kinh 
nghiệm về bài tập bóng đá cơ bản để cho các em phát triển năng khiếu của mình. 
Tạo cho các em có niềm say mê, hứng thú trong khi thực hiện, nắm vững nội dung, 
thực hiện các động tác một cách hoàn hảo. Bằng khả năng và lòng nhiệt huyết của 
mình tôi đã áp dụng một số bài tập để giúp học sinh phát triển năng khiếu đá bóng 
của mình như:
Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 1 “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.
biên dọc và có độ dài 80cm (40cm ở phía trong và 40cm ở phía ngoài sân). Khi 
thay người, các cầu thủ phải ra, vào trong khu vực thay người của đội mình.
 Ghi chú: Trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp, khu vực thay người của 2 đội sẽ hoán đổi 
để việc thay người của đội bóng được thuận lợi. Nắm được điều này giúp học sinh 
biết được vị trí thay người trong thi đấu để tránh mắc lỗi kỹ thuật.
 - Học sinh cần phải nắm được mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội có tối đa là 
5 cầu thủ, trong đó có một thủ môn. Một trận đấu gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. 
Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp không quá 15 phút.
 - Những quả đá phạt đường biên dọc: Bóng được đặt tại trên đường biên dọc tại 
nơi mà cầu thủ đối phương đá vượt ra khỏi đường biên dọc đó. Chú ý nếu đá thẳng 
vào cầu môn mà không chạm vào bất cứ cầu thủ nào thì không được tính là ghi bàn 
thắng. Thời gian đá phạt không quá 6 giây từ khi đặt bóng.
 - Thủ môn được quyền đá bóng lên sân trong khung phạt đền khi bắt được bóng 
cầu thủ đối phương đá vào. Khi bóng đi hết đường biên ngang chỉ được quyền ném 
bóng lên. Những quả đá phạt góc: Được quyền đá quả phạt góc là trước khi bóng đi 
hết đường biên ngang chạm vào người bất cứ cầu thủ nào của đối phương.
 Đây là một số luật cơ bản mà học sinh thường lúng túng khi tham gia trận đấu.
 2. Bài tập chuyền bóng, khống chế bóng:
 - Thứ 1: Hai người đứng đối mặt, khoảng cách từ 5 rồi đến 10m, người cầm 
bóng chuyền đệm bóng qua cho người kia, người kia hãm bóng bằng lòng trong của 
bàn chân, giữ bóng cố định rồi tiếp tục chuyền ngược lại. Bài tập này giúp học sinh 
nâng cao khả năng khống chế bóng khi đồng đội chuyền bóng cho mình.
Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 3 “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.
 - Dẫn bóng lách qua các cọc chuyền cho đồng đội sút bóng vào cầu môn: Từ bài 
tập dẫn bóng qua cọc giáo viên kết hợp cho học sinh dẫn qua cọc và tạt bóng ngang 
qua cho đồng đội sút bóng vào khung thành. Giáo viên cho học sinh xếp thành một 
hàng dọc hơi lệch qua cánh biên phải và một hàng dọc lệch qua cánh biên trái. Bên 
cánh biên phải dẫn bóng qua các cọc, khi dẫn đến hết cọc thì tạt ngang qua biên trái 
cho đồng đội dứt điểm. Bên biên trái sẽ di chuyển song song với bạn bên biên phải 
đợi bạn tạt bóng ngang qua thì chạy vô giữa sân gần vòng 6m dứt điểm. Sau đó sẽ 
cho hai hàng đổi bên. Bài tập này giúp học sinh hoàn thiện dẫn bóng và sút bóng.
 - Dẫn bóng kết hợp động tác giả người: Giáo viên cho học sinh tập hợp một 
hàng dọc ở vòng tròn giữa sân, giáo viên chọn một học sinh làm một hậu vệ phòng 
thủ và một học sinh làm thủ môn. Học sinh ở giữa sân sẽ cầm bóng dẫn bóng 
hướng tới hậu vệ sử dụng kỹ thuật qua người để qua người cầu thủ đối phương, khi 
qua được đối phương thì học sinh sẽ khống chế bóng dứt điểm vào khung thành có 
thủ môn đứng, còn nếu không qua được hậu vệ thì trả bóng về cho bạn tiếp theo lên 
dẫn bóng. Bài tập này giúp cho học sinh mạnh dạn khi cầm bóng qua người đối thủ.
Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 5 “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.
 Tập đá phạt có hàng rào chắn, bài tập này giúp học sinh biết cách phối hợp với 
đồng đội tổ chức đá phạt.
 Tập sút bóng với cầu môn: Đây là kĩ thuật sử dụng nhiều trong bóng đá, cho 
nên đá bóng bằng kĩ thuật này sẽ có tính ổn định và độ chính xác cao. Bóng được 
tạt vào từ bên trái và bên phải, các em sử dụng sút bóng bằng má trong, má ngoài, 
mu chính diện sút bóng bay vào cầu môn. Hai người dẫn bóng chuyền cho nhau, 
đến gần khung thành chuyền chéo ngược lại, sút cầu môn.
 5. Bài tập đánh đầu:
 - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước – chân sau. Chân trước đặt nhẹ phía trước, 
chân sau khuỵu (chùng xuống) để hạ thấp trọng tâm. Ở tư thế chuẩn bị toàn cơ thể 
như hình cánh cung ngả về sau, nhằm chuẩn bị để cho động tác gập thân kéo dài 
được biên độ. Mắt mở, nhìn theo bóng bay đến. Hai tay dang tự nhiên để giữ thăng 
bằng.
 - Giai đoạn tiếp xúc bóng: Khi phán đoán đúng thời điểm đánh đầu, chân sau 
từ tư thế khuỵu gối bắt đầu đạp mạnh xuống đất đẩy thân về phía trước. Trọng tâm 
của cơ thể dồn từ chân sau sang chân trước. Thời điểm trán giữa tiếp xúc bóng 
chính là lúc thân người đã qua tư thế thẳng đứng và hơi đổ về phía trước. Trong 
quá trình đánh đầu, mắt luôn mở để quan sát bóng, đảm bảo chính xác của thời 
điểm và vị trí tiếp xúc bóng. Khi đã nắm tốt kỹ thuật đánh đầu này giáo viên có thể 
tập nâng cao độ khó lên như:
 Hai người đứng đối diện rồi dùng đầu chuyền bóng qua lại cho nhau, bài tập 
này giúp cho các em có cảm giác bóng khi đội đầu.
 Một người đứng sau lưng người kia dùng tay đập bóng xuống đất bóng bay lên 
đuổi theo đánh đầu.
Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 7 “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.
 8. Bài tập thủ môn:
 - Bài tập quỳ gối bắt bóng sệch: Giáo viên đứng đệm bóng bằng lòng trong chân 
sao cho bóng đi sệch theo các hướng khác nhau, thủ môn xác định hướng đi của 
bóng và thực hiện kỹ thuật bắt bóng sệch (thủ môn ngồi sỏm, hạ gối phải chạm đất 
và túm gối phải xác vào chân trái, hai tay đồng thời đưa ra phía trước hứng lấy quả 
bóng đi tới. Khi hứng được bóng thì co tay lại ôm bóng vào ngực).
 - Bài tập bay người bắt bóng: cho thủ môn đứng chệch một góc khung thành có 
thể bên trái hay bên phải, giáo viên đứng sút bóng qua góc đối diện cho thủ môn 
thực hiện kỹ thuật bay người vồ lấy bóng.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 
 - Qua một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tới nay tôi đã huấn luyện 
đội bóng trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh tham gia các giải đấu cấp huyện và cấp 
tỉnh đạt được những thành tích như sau: 
 - Đạt các giải cao trong bóng đá học sinh Tiểu học cấp huyện tổ chức trong 
năm học.
Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_ki_thuat_giup_hoc_sinh.doc