Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán Lớp 5

doc 28 trang thanh 17/01/2024 2491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán Lớp 5
 Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5
 MUÏC LUÏC
 STT NỘI DUNG TRANG
 1 MUÏC LUÏC 1
 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
 3 1. Lí do chọn đề tài 2
 4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
 5 3. Đối tượng nghiên cứu 3
 6 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
 7 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 8 II. PHẦN NỘI DUNG 4
 9 1. Cơ sở lí luận 4
 10 2. Thực trạng 4
 11 2.1 Thuận lợi, khó khăn 4
 12 2.2 Thành công, hạn chế 5
 13 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 6
 14 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 7
 15 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. 7
 16 3.Giải pháp, biện pháp 9
 17 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9
 18 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9
 19 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp biện pháp 21
 20 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 21
 21 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21
 22 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 22
 nghiên cứu.
 23 III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 23
 24 1. Kết luận 23
 25 2. Kiến nghị 23
 26 IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
 - 1 - Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5
năng lực tự làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với sự hỗ trợ 
của giáo viên.
 Từ trước đến nay đã có nhiều đồng nghiệp quan tâm và nghiên cứu về vấn 
đề dạy và học môn Toán nhưng các đề tài đó chỉ đi sâu vào một khía cạnh nhất 
định như : giúp học sinh yêu thích môn Toán; sử dụng phương pháp phân tích 
tổng hợp; sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy môn Toán,...Ở đơn vị tôi 
cũng chưa có ai nghiên cứu sâu về vấn đề này. Với mong muốn được góp phần 
nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường Tiểu 
học Nguyễn Thị Minh Khai, tôi đã chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp tích 
cực trong dạy học toán lớp 5” làm đề tài nghiên cứu.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng tới chính là giúp giáo viên có một 
số biện pháp để dạy học tốt hơn môn Toán.
 Khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh, trang 
bị, cung cấp cho học sinh những biện pháp, kĩ năng học tốt môn Toán để các 
em hiểu và yêu thích môn học này.
 Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 5.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5.
 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
 Nội dung, chương trình môn Toán, phương pháp dạy môn Toán lớp 5.
 Học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2014 -
2015 .
 5. Phương Pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau:
 + Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
 + Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm
 + Phương pháp vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học
 + Phương pháp trực quan
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
 - 3 - Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5
 2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi - khó khăn
 *Thuận lợi
 Được sự quan tâm của các cấp và lãnh đạo nhà trường, tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho giáo viên và học sinh như: cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, đồ 
dùng trực quan, máy chiếu bộ đồ dùng dạy học toán được trang bị đầy đủ.
 Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay giáo viên 
có điều kiện tham khảo các tài liệu, sử dụng internet, sách báo có liên quan, tự 
học để nâng cao tay nghề và góp phần cho bài giảng thêm phong phú, sinh động 
hơn.
 Chương trình môn Toán lớp 5 theo mô hình trường học mới Việt Nam gọi 
tắt là VNEN các đề mục trong tài liệu Hướng dẫn học đã được nhà biên soạn sắp 
xếp tương đối hệ thống, kênh hình kênh chữ rõ ràng, màu sắc đẹp.
 Nhà trường thường xuyên kiểm tra, dự giờ, có kế hoạch lên chuyên đề để 
giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đưa ra những biện pháp dạy học 
hay nhất giúp các em học sinh tiếp thu bài được tốt nhất.
 Giáo viên đã quen dần với việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học 
theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh.
 Các em học sinh đều được học 2 buổi/ ngày. Từ đó giúp các em có khả 
năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các môn 
học khác.
 *Khó khăn
 Nội dung mỗi bài học thường khá dài dẫn đến học sinh khó nắm bắt được 
kiến thức trọng tâm.
 Tài liệu tham khảo ít, đồ dùng dạy học còn thiếu.
 Học sinh còn lười suy nghĩ, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. 
Một số em khả năng tính toán còn chậm, tính tự học chưa cao.
 Phụ huynh do điều kiện công việc chủ yếu là thuần nông nên chưa có thời 
gian kèm cặp cho các em.
 2.2 Thành công - hạn chế
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
 - 5 - Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5
 Tài liệu hướng dẫn học môn toán là sách “ ba trong một”, nó vừa là sách 
giáo viên, vừa là sách học sinh, vừa là sách bài tập do đó giáo viên không có 
sách hướng dẫn để làm cơ sở định hướng cho tiết dạy.
 Một số học sinh còn học một cách thụ động vì kiến thức ngày càng đòi hỏi 
người học phải có tư duy độc lập hơn. 
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Là một giáo viên trẻ được phân công dạy lớp cuối cấp tôi luôn trăn trở, tích 
cực học hỏi, tìm tòi phương pháp dạy học mạng lại hiệu quả. Bên cạnh đó tôi 
nhận được sự đồng lòng hưởng ứng cách dạy học mới từ phía phụ huynh, sự 
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội giúp cho việc dạy học mạng lại kết 
quả cao hơn. Bên cạnh đó còn có những yếu tố tác động khác như: 
 Thiết bị dạy học còn chưa phong phú ; giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài 
liệu giảng dạy, chưa nhiệt tình trong giờ dạy. Các hình thức dạy học còn đơn 
điệu khô cứng chính vì thế khi tham gia các đợt hội giảng, thao giảng giáo viên 
rất dè dặt khi lựa chọn các bài dạy có tính diện tích các hình. 
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Về nội dung chương trình môn Toán lớp 5 theo mô hình trường học mới 
VNEN cũng giống như chương trình trước đây nhưng cách chia nội dung bài 
trong tài liệu Hướng dẫn học thì mỗi bài được tích hợp nhiều nội dung. Thời 
lượng dành cho mỗi bài học thường là 1 đến 2 tiết. 
 Ví dụ: Khi dạy bài Diện tích hình thang sách hiện hành có 3 tiết ( trong đó 
có 1 tiết luyện tập và 1 tiết luyện tập chung) nhưng sách thử nghiệm Hướng dẫn 
học chỉ có 2 tiết.
 Như vậy việc chia nội dung bài học từng phần không tách bạch nội dung rõ 
ràng gây khó hiểu cho học sinh trong việc tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.
 Năm học này cũng là năm thứ ba trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai 
Thực hiện chương trình VNEN. Với mô hình dạy học này cả giáo viên và học 
sinh phải chuyển đổi từ lối truyền thụ một chiều của giáo viên thầy giải trò nghe 
sang thầy đọc trò chép sang dạy học hợp tác học sinh học tập chủ động khám 
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
 - 7 - Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Đề tài đưa ra cách giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn thường gặp 
trong quá trình dạy học môn Toán lớp 5 dựa trên cơ sở thực tế đã đạt được trong 
quá trình nghiên cứu. Trong hệ thống giáo dục cấp tiểu học, nếu người dạy học 
không được phép coi nhẹ môn học nào và đặc biệt là môn Toán. Qua bao nhiêu 
năm công tác, không hẳn đã có học sinh yếu toàn diện, cái quan trọng là do 
người dạy khai thác tư duy học sinh như thế nào để các em tiếp nhận thông tin 
mà thôi. Vậy mới thấy được luôn đổi mới phương pháp dạy học là cực kì quan 
trọng. Với những biện pháp tích cực mà người viết đưa ra sẽ giải quyết mâu 
thuẫn đó, giúp người học chiếm lĩnh một cách trọn vẹn.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 a. Trước hết ta hiểu phương pháp dạy học tích cực là gì ?
 - Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học nhằm phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân học sinh trong quá trình học 
tập để tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 - Với quan niệm trên phương pháp dạy học có ba đặc điểm:
 Hoạt động: Hình thức tổ chức, đánh giá, kích thích học sinh xử lí tình 
huống giao tiếp.
 Khoa học: Chính xác, hệ thống.
 Nghệ thuật: Tính sáng tạo, năng lực kinh nghiệm.
 - Tính tích cực thể hiện:
 Hứng thú: Hăng hái tham gia vào quá trình học tập.
 Có phương pháp tự học, tự phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề của giáo 
viên đưa ra.
 Mạnh dạn nêu thắc mắc của bản thân.
 Tính tích cực của học sinh đối lập với sự thụ động.
 - Dấu hiệu nhận biết phương pháp dạy học tích cực:
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
 - 9 - Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5
chức cho học sinh các hoạt động khám phá, phát hiện và tìm cách giải quyết vấn 
đề trên cơ sở những kiến thức và những kinh nghiệm đã biết.
 “Vấn đề” được chứa đựng trong “tình huống” mà học sinh mong muốn 
được giải quyết. Nhưng để giải quyết phải vượt qua những khó khăn bằng sự cố 
gắng tự lực của bản thân một cách tự giác và hi vọng sẽ giải quyết được vấn đề 
đó.
 Quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể mô tả như sau:
 Tình Phát Định hướng Phân 
 huống hiện vấn giải quyết tích vấn 
 có vấn đề, tìm vấn đề. Giải đề, mở 
 đề hiểu vấn quyết vấn rộng vấn 
 đề đề đề
 Trong dạy học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, giáo viên là người tạo 
ra tình huống có vấn đề, tổ chức, triển khai tình huống, gợi cho học sinh hướng 
đi, giúp đỡ học sinh thực hiện phương pháp để đạt mục đích học tập đặt ra. Học 
sinh là người tìm cách học, biết cách huy động kiến thức, kĩ năng và kinh 
nghiệm đã có bằng nỗ lực của chính mình, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự 
chiếm lĩnh tri thức và sắp xếp nó vào hệ thống kiến thức sẵn có.
 Dạy học toán phát hiện và giải quyết vấn đề là một định hướng xuyên suốt 
quá trình dạy học toán ở tiểu học. Do đặc điểm và nhận thức của học sinh tiểu 
học trong học tập toán, vấn đề được hướng tới thường đơn giản, việc phát hiện 
và giải quyết vấn đề không cần một quá trình suy luận dài.
 Ví dụ 1: Khi dạy bài: “So sánh hai số thập phân” Toán 5. Giáo viên có thể 
hướng dẫn như sau:
 Nêu ví dụ: So sánh 8,1m và 7,9m.
 Các em có nhận xét gì về hai số thập phân này? (Hai số thập phân khác 
nhau, cùng đơn vị đo).
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
 - 11 - Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5
 Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề
 Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập bằng phiếu.
 PHIẾU HỌC TẬP
 Họ và tên:
 Tính diện tích hình tam giác (Hình 1)
 E A E B 
 1 2 
 D C 1 2 D H C
 Hình 1 Hình 2 Hình 3 (H.2 và H.1 cắt, ghép )
 Bước 2: Tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề (Thảo 
luận cặp đôi).
 Học sinh tự đặt và tự trả lời câu hỏi, giáo viên hướng dẫn, gợi ý (nếu cần).
 Hãy nêu tên các hình?
 Hình nào đã biết cách tính diện tích? (Hình 3).
 Vấn đề được đặt ra là gì? (Tính diện tích hình tam giác bằng cách nào?)
 Bước 3: Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề
 Học sinh phân tích vấn đề (Khuyến khích học sinh tự đặt câu hỏi). Giáo 
viên có thể hướng dẫn: quan sát hình vẽ, hãy thiết lập mối quan hệ giữa hình tam 
giác với hình chữ nhật?
 Học sinh đề xuất hướng giải quyết và cách thực hiện: 
 Tính diện tích hình chữ nhật và nêu công thức tính. 
 Tính diện tích hình tam giác dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật. Học 
sinh nêu lên được diện tích hình chữ nhật (Hình 3) gấp hai lần diện tích hình tam 
giác. (Hình 1)
 Bước 4: Tổ chức cho học sinh phân tích vấn đề và mở rộng vấn đề
 Hướng dẫn học sinh phân tích vấn đề: Diện tích hình tam giác là tích độ 
dài của hia cạnh nào trong hình tam giác? 
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
 - 13 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tich_cuc_trong_da.doc