Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Toán

docx 10 trang thanh 12/02/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Toán
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NGUYỄN THIỆN THUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 ------------------------------- --------------------------
 ĐẦU TƯ GIẢI PHÁP CHUYÊN MÔN
 - Họ và tên: Nguyễn Văn Sáng
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Thiện Thuật
 - Chức vụ : Giáo viên dạy lớp 51 – Trưởng ban TTND - Tổ trưởng CM tổ 5 
 - Tên đề tài:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT MÔN TOÁN
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Trong quá trình đổi mới giáo dục mà xã hội quan tâm hiện nay là “Nâng cao tính 
 chủ động, phát huy tư duy của học sinh”. Mục tiêu đề ra là giúp học sinh phát triển 
 toàn diện về mặt đạo đức, thể chất, thẫm mĩ. Học sinh tích lũy được kỹ năng sống cần 
 thiết vận dụng vào đời sống thực tế. Học sinh hiểu biết về sự vật xung quanh, hiểu 
 được cuộc sống và biết tự tin vươn lên từ bản thân.
 Với mục tiêu đã đề ra không chỉ riêng của ngành giáo dục mà yêu cầu toàn xã hội 
 phải chung tay góp sức để đổi mới cách truyền thụ truyền thống đã ăn sâu vào cội rễ 
 khó mà xóa bỏ được. Để tiến kịp thời đại, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp 
 hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục Tiểu học đã và đang trở thành mối quan tâm lớn 
 của toàn xã hội. Bậc Tiểu học được coi là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. 
 Chất lượng giáo dục phổ thông tuỳ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. 
 Để làm được điều đó, cần coi trọng tất cả các môn học và mỗi môn có một đặc trưng 
 riêng, môn nào cũng có ý nghĩa, mục đích, yêu cầu riêng nhưng đều hỗ trợ, bổ sung 
 cho nhau góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện. Để chiếm lĩnh 
 được đỉnh cao của khoa học kĩ thuật càng cần phải có nhiều nhân tài giỏi về các môn 
 khoa học tự nhiên và xã hội trong đó có môn Toán.Từ đó, các nhà giáo dục có tâm 
 quyết đã đề ra các phương pháp dạy học, kết hợp giữa hiện đại và truyền thống tạo ra 
 bước đột phá giúp học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực 
 nhận thức, tư duy sáng tạo của học sinh Muốn được như vậy thì mỗi giáo viên phải 
 luôn đổi mới phương pháp, tìm hiểu và kết hợp các hoạt động dạy học phù hợp với nội 
 dung cần truyền đạt. Từ những vấn đề trên và những trải nghiệm trong giảng dạy tôi 
 mạnh dạn trình bày những giải pháp và việc làm có hiệu quả qua đề tài: “Một số giải 
 pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán”.
 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: ➢ Học sinh lập sơ đồ các bước giải toán có lời văn theo tuần tự các bước 
 giải. 
 ➢ Về các tiết ôn tập giáo viên dùng hoạt động nhóm “ kĩ thuật các mảnh 
 ghép” để tổng hợp nội dung cần ôn với các nhóm để học sinh phát huy 
 trách nhiệm với tư cách của một thành viên nhóm. Ôn tập về số đo độ dài, 
 khối lượng, diện tích,.
 - Trong các tiết học tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy 
một cách sáng tạo.Truyền đạt kiến thức không chỉ gói gọn ở những bài học trên bảng 
hoặc nội dung trong sách giáo khoa mà phải biết vận dụng giữa “học đi đôi với hành”, 
lấy lí thuyết áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của HS. Tạo cơ hội cho học sinh thường 
xuyên cùng nhau nghiên cứu, tranh luận theo nhóm hoặc theo nhóm tự tìm hiểu kiến 
thức trong vốn sống của bản thân. Từ đó, học sinh sẽ ít phụ thuộc vào giáo viên hơn.
- Việc chọn loại hình tổ chức dạy học nào cho phù hợp phải căn cứ vào nội dung kiến 
thức, trình độ học sinh, điều kiện dạy học hiện có Nói cách khác, chỉ có người giáo 
viên mới đưa ra cách lựa chọn phù hợp nhất. Song, để góp phần rèn luyện tinh thần tự 
chủ của học sinh, tạo ra cơ hội để học sinh hoà nhập cộng đồng, tạo điều kiện để học 
sinh phát huy hết khả năng độc lập suy nghĩ theo hướng phân hoá trong dạy học. Ví dụ 
quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm:
 - Bước 1: Hình thành các nhóm: Theo cách chia nhóm như là: nhóm theo tổ, theo bàn, 
theo số, theo sở thích, theo trình độ để giáo viên dễ uốn nắn và bổ sung lỗ hổng kiến 
thức cho học sinh,  
- Bước 2: Cử nhóm trưởng: Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng do giáo viên cử, hoặc do 
tổ tự bầu cử. 
- Bước 3: Giao và nhận nhiệm vụ: Giáo viên giao việc cho các nhóm và nhóm trưởng 
cần nói rõ yêu cầu về nội dung công việc và thời gian thực hiện. 
- Bước 4: Các nhóm làm việc: Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, mỗi thành 
viên trong nhóm đều phải hoạt động không được ỷ lại vào nhóm trưởng và các thành 
viên khác trong nhóm, cần suy nghĩ độc lập trước khi trao đổi giúp đỡ nhau. Giáo viên 
theo dõi giúp đỡ các nhóm trưởng và giải quyết thắc mắc của các nhóm nếu có. 
- Bước 5: Các nhóm trình bày: Cử một hoặc vài đại diện (không nhất thiết phải là 
nhóm trưởng) trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước tập thể, cả lớp tìm hiểu 
công việc của nhóm khác.
 - Bước 6: Các nhóm trình bày xong, cuối cùng tổng hợp và kết luận. Giáo viên tổng 
hợp ý kiến các nhóm và kết luận nhằm xác định sự đúng, sai và động viên khuyến 
khích học sinh. Ví dụ : Gõ 1 tiếng thước học sinh giơ bảng, gõ tiếng thước thứ hai học sinh quay 
bảng soát bài, gõ tiếng thứ 3 học sinh bỏ bảng xuống 
 ➢ Yêu cầu của một số lệnh làm việc là : 
 - Về nội dung thì phải thật ngắn gọn nhưng đủ ý.
 - Về hình thức thì phải dứt khoát : Giáo viên cần phải nói to và viết rõ ràng vào ô 
lệnh. Không nên ra lệnh khi học sinh còn mất trật tự, chưa chú ý lắng nghe, không nói 
lặp nhiêu lần một lệnh sẽ làm học sinh mất chú ý nghe giáo viên phát lệnh.
* Trong lúc học sinh làm việc giáo viên cần quan tâm đến vấn đề “kiểm soát” hoạt 
động của từng em. Việc kiểm soát hoạt động của học sinh đặt giáo viên trước hai 
nhiệm vụ.
- Trong số học sinh của lớp, em nào không chịu suy nghĩ (làm việc). Em nào cố gắng 
suy nghĩ (làm việc) mà chưa thực hiện được. Giáo viên cần biết để đôn đốc nhắc 
nhở.Trong số những em suy nghĩ (làm việc) em nào nghĩ làm đúng, em nào nghĩ làm 
sai? 
 Để có thể kiểm soát được hoạt động của học sinh ta cần chú ý đến “sản phẩm của 
học sinh”. Hãy xét một ví dụ nhỏ khi dạy Héc ta (tiết 27 tuần 6). GV cần hỏi “1 héc- ta 
bằng bao nhiêu mét vuông?” Sẽ có một vài học sinh giơ tay, giáo viên chỉ định một em 
phát biểu ý kiến “1 héc ta bằng mười ngàn mét vuông”. Vấn đề đặt ra là : trên thực tế 
liệu tất cả học sinh trong lớp có đều nghĩ đến kết quả trên hay không? Làm thế nào để 
biết được? Vì sao? Vì cách dạy như trên không tạo ra được sản phẩm cụ thể. Giáo viên 
chỉ cần thay thế câu hỏi trên bằng cách viết 1 ha = ..m2 vào bảng lớp rồi phát một lệnh 
làm việc : “Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm”. Sau lệnh này mọi học sinh trong lớp 
đều phải suy nghĩ và viết kết quả vào bảng con. Nhờ lệnh làm việc này mà em nào 
cũng chịu suy nghĩ làm việc đồng thời giáo viên cũng biết ngay được em nào nghĩ 
đúng em nào nghĩ sai. Với cách dạy này quá trình suy nghĩ của trẻ tạo ra một sản phẩm 
cụ thể. Qua sản phẩm cụ thể đó mà giáo viên nắm được tinh thần, thái độ và chất 
lượng học tập của từng em.
4. Tổ chức liên kết các hoạt động trong tiết dạy- Thay đổi ngữ liệu sách giáo 
khoa:
 Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám 
phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. 
Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát 
hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập 
hoặc tình huống thực tiễn...
 Qua hình thức tổ chức liên kết các hoạt động học sinh sẽ đạt được những kĩ năng 
như:
 - Học được tính kiên trì trong việc theo đuổi mục đích. ➢ Cách dạy 1 : Vì chỉ có một mình giáo viên hoạt động, lớp khoanh tay ngồi nhìn. 
 Vì học sinh không được làm nên cách dạy này không phát huy được tính tích 
 cực của học sinh.
 ➢ Cách dạy 2 : 100% học sinh đều trực tiếp tham gia hoạt động. Em nào không 
 làm, giáo viên biết ngay và nhắc nhở, em nào làm sai giáo viên uốn nắn ngay. 
 Hiển nhiên cách dạy (2) phải hiệu quả hơn cách dạy (1).
* Tóm lại : Muốn cho việc dạy học tác động tới 100% học sinh thì giáo viên nên biến 
bài học thành một hệ thống công việc mà các hoạt động nối tiếp liên kết một cách hợp 
lí.
 - Liên kết các hoạt độngdạy học kết hợp hình thức dạy học phong phú sẽ rất hiệu quả 
trong việc giúp học sinh chủ động tích cực tự chiếm lĩnh kiến thức.
 5. Tổ chức trò chơi toán học:
 Trong các tiết dạy giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi lồng vào các bài tập. 
Trò chơi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
 - Trò chơi phải có qui tắc nhất định chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy 
tắc xác định rõ mục đích, kết quả cần đạt trong quá trình học tập, luật của trò chơi phải 
cụ thể rõ ràng.
 - Tổ chức cho học sinh chơi phải tuân thủ các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có 
được trong học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm 
của bản thân để chơi. Thông qua trò chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ 
năng đã học vào các tình huống, thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ 
năng đã học.
 - Trò chơi toán học làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh 
tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực, giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức 
đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
 - Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng 
trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ 
hội học tập đa dạng hơn.
 - Cách tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 5: 
Để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò 
chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau: 
a. Thiết kế trò chơi toán học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học:
 Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng, 
chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể 
để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán 
có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, 
cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: 
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục 
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. IV. HIỆU QUẢ VẬN DỤNG GIẢI PHÁP:
 Khi vận dụng các giải pháp:“ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn 
Toán” nêu trên vào quá trình dạy học, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh được 
nâng lên rõ rệt. Cụ thể:
 - Học sinh đã phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường tham gia vào các hoạt 
động học tập, tự tìm hiểu kiến thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn. 
 - Học sinh được trải nghiệm thể hiện năng lực của bản thân.
 - Học sinh đã có ý thức tự giác học tập, tự lĩnh hội kiến thức và trải nghiệm cuộc 
sống qua các hoạt động học tập với phương châm: “ Vui để học, học để vui.” Tinh 
thần tập thể và trách nhiệm của học sinh được nâng cao. Lớp học trở thành một sân 
chơi giúp các em giao lưu và học tập lẫn nhau.
*Kết quả điểm số môn Toán năm học 2018- 2019:
MÔN ĐỊNH KÌ 10đ 9đ 8đ 7đ 6đ 5đ DƯỚI 5 đ
 GKI 18 11 04 02 01 01 /
 CKI 23 11 02 01 / / /
TOÁN
 GKII 25 5 04 01 / / /
 CKII
- Giảm 2 HS ( 01- định cư tại Mĩ; 01- chuyển chỗ ở về Bình Thuận)
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
 Muốn dạy và học có hiệu quả, giúp học sinh tự tin, lĩnh hội kiến thức trong học 
tập người giáo viên phải thực sự là người bạn của học sinh, có tấm lòng bao dung, 
thông cảm, yêu thương, gần gũi học sinh. Giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động 
phù hợp tạo ra một bầu không khí lớp học vui vẻ, hòa đồng; phù hợp với đặc trưng 
phân môn; mục tiêu bài dạy. Các hoạt động phải liên kết hiệu quả tránh hình thức hoặc 
gò ép học sinh.
 Giáo viên cần tập trung nghiên cứu chuẩn bị tốt giáo án soạn giảng để hình thành 
các hoạt động, chủ động trong quá trình tổ chức hoạt động, thực hiện mối liên hệ giữa 
bài học với cuộc sống, với kinh nghiệm sống của bản thân học sinh.
VI. TÍNH MỚI – TÍNH SÁNG TẠO:
 - Tổ chức các hình thức hoạt động dạy học phối hợp và các phương pháp kĩ thuật 
dạy học mới phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
 - Liên kết các hoạt động trong tiết dạy phù hợp nội dung bài giúp học sinh chủ động 
tìm hiểu kiến thức, đảm bảo thời gian tiết dạy. 
 - Tích hợp nhiều hình thức hoạt động dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, bảng 
 tương tác, thay đổi ngữ liệu phù hợp với thực tế.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.docx