Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Thể dục

doc 15 trang thanh 16/01/2024 2200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Thể dục

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Thể dục
 PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC D CHÂU PHONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---***----
 Châu Phong, ngày 03 tháng 12 năm 2018
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Thể dục
 I. Sơ yếu lý lịch tác giả:
 - Họ và tên: Lê Quang Sen Nam, nữ: Nam
 - Ngày tháng năm sinh: 25/02/1989
 - Nơi thường trú: xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học D Châu Phong
 - Chức vụ hiện nay: Giáo viên chuyên thể dục 
 - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
 - Lĩnh vực công tác: Chuyên môn
 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
 * Sơ lược tình hình đơn vị:
 a. Thuận lợi
 - Được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường trong công 
 tác giảng dạy. 
 - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp, có điều kiện trao đổi tay 
 nghề.
 - Sân bãi phục vụ cho việc ngoài trời khá tốt. Đồ dùng dạy học được trang 
 bị đầy đủ.
 - Đa số học sinh có trang bị đồ thể dụng cũng như giầy thể thao phục vụ 
 cho việc học thể dục.
 b. Khó khăn
 - Sân tập là sân đất còn bị bụi vào mùa gió nhiều.
 - Một số học sinh chưa trang bị được đồ thể dục cũng như giày thể dục 
 trong các giờ thể dục ảnh hưởng đến chất lượng học của tiết thể dục.
 * Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Thể 
 dục”. 
 * Lĩnh vực: Chuyên môn thể dục
 III. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến:
 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
 a) Đối với giáo viên:
 - Trước giờ dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ hoạt động học tập, 
 lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước những thay đổi tổ chức học tập, 
 -1- được. Qua những bài tập: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập 
rèn luyện tư thế cơ bản, bài tập về kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động 
có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình thái 
chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý 
nghĩa nêu cao tầm vóc, sức khỏe cho học sinh phát triển tốt hơn. Đối với giáo 
viên thể dục hiện nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khỏe là rất quan trọng 
tạo cho các em có được “một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường 
tráng”.
 - Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em 
thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo 
viên giảng dạy thể dục. Hơn thế nữa Bác đã nói: Mỗi người dân yếu ớt tức là 
làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm cho đất 
nước hùng mạnh thêm”. Chúng ta cũng nhớ rằng sức khỏe là vốn quý nhất của 
con người “Sức khỏe là vàng”.
 - Một người khỏe mạnh, gia đình khỏe mạnh, xã hội khỏe mạnh thì đất 
nước sẽ cường thịnh, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thành quả lao động 
đạt nhiều hơn: Dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh – thịnh vượng
 - Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri 
thức kĩ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ 
năng vận động để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần 
bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo 
điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới 
tính và góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức 
tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình 
hình thành nhân cách đúng cho học sinh.
 - Vì đặc thù môn thể dục ở nhà trường phổ thông là biến những kiến thức 
mà học sinh nắm được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát 
triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em. Nội dung cơ bản của kiến thức 
và kỹ năng bao gồm: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, các bài tập 
rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, các trò chơi vận động. Những nội 
dung này xuyên suốt trong chương trình, được bố trí xen kẽ theo dạng “xoáy 
chôn ốc”, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này.
 - Trong thực tế khi học môn học thể dục thì có nhiều đối tượng học sinh 
khác nhau, có em có sức khỏe tốt, có em sức khỏe yếu, có em tật bẩm sinh.v.v. 
Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà 
buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng biện pháp nào? Một câu hỏi đang đặt ra. 
Vậy trên nền tảng giáo dục thể chất đặt ra, với những phương pháp được sử 
dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích hay 
động viên, nhiều phương pháp khác để cho các em có thể tập luyện nâng cao 
sức khỏe, phục vụ tốt cho việc học tậpChính vì thế trong các giờ lên lớp tôi 
thường xuyên theo dõi ,chú ý và quan tâm đến những đối tượng đó, nhằm giúp 
các em nắm được kiến thức cơ bản của môn học và không nhàm chán sau mỗi 
tiết học. 
 Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: 
 “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Thể dục”. 
 -3- - Quá trình giảng dạy có kinh nghiệm 3 năm nên đã thay đổi phương pháp 
giảng dạy và thử áp dụng đối với năm học này để xem hiệu quả thế nào, năm 
học 2017 – 2018 áp dụng phương pháp giảng mới đối với học sinh lớp 5C, 5D.
 - Thấy được hiệu quả cao khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới đối với 
năm học trước nên năm học 2018 – 2019 tôi tiếp tục áp dụng phương pháp 
giảng dạy mới đang được áp dụng đối với học sinh lớp 5C, 5D, hiện giờ đang 
được phân công giảng dạy đối với những lớp này.
3.3. Các biện pháp tổ chức:
 - Ngay từ đầu năm nhà trường có kế hoạch với trạm y tế địa phương kiểm 
tra toàn bộ sức khoẻ học sinh. Đặc biệt chú ý đến các bệnh tật mãn tính, tình 
hình phát triển của cơ thể, chú trọng một số chỉ số cơ bản khách quan như: 
Chiều cao đứng, cân nặng, tiến hành phân tích tổng hợp sức khoẻ mỗi học sinh. 
Mặc khác cần tìm hiểu khái quát các điều kiện học tập như: Số lượng các môn, 
các giờ học, địa điểm, quãng đường đi lại của học sinhđiều kiện khí hậu, địa 
phương.
 - Trước giờ học dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ, hoạt động 
học tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước, những thay đổi tổ chức học 
tập, những vấn đề chung của cả lớp và của những em cá biệt. Từ đó kịp thời 
điều chỉnh kế hoạch, mức độ, hình thức, phương pháp lên lớp.
3.3.1. Đổi mới công tác chuẩn bị bài giảng của giáo viên:
 - Giáo viên cần nắm vững nội dung, kiến thức, kĩ năng của từng bài học, 
đồng thời tìm ra những phương pháp, hình thức dạy học mới, độc đáo để áp 
dụng cho từng bài sao cho có hiệu quả cao nhất.
 - Giáo viên phải có ý thức soạn bài công phu, tỉ mỉ, kĩ càng, có kế hoạch 
bài dạy rõ ràng và chi tiết. Cụ thể: 
 + Kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong một giờ học phải lấy nội dung 
tập luyện để giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực làm trọng tâm.
 + Dung lượng kiến thức và kĩ năng của mỗi bài học phải đảm bảo tính 
vừa sức, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ nhớ và hấp dẫn học sinh.
 + Phương pháp chủ đạo trong tiết dạy là thực hành, ôn luyện nhiều lần ở 
các dạng hoạt động khác nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Đặc biệt giáo viên 
cần có những hoạt động phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong 
từng tiết học.
 + Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải luôn luôn được cải tiến, 
sáng tạo, phù hợp với điều kiện, khả năng học tập của từng lớp thậm chí của 
từng học sinh.
 - Khi giảng dạy, giáo viên cần có những dự kiến trước các tình huống sư 
phạm có thể xảy ra trong giờ học để chọn lựa thủ pháp sử lí phù hợp. Giáo 
viên có thể linh động bố trí thời gian tổ chức các hoạt động trong thời lượng 
cho phép từ khoảng 35-40 phút cho một tiết dạy. Nên dành nhiều thời gian cho 
việc rút kinh nghiệm, uốn nắn và sửa sai cho học sinh.
3.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực 
của học sinh:
 a) Khi dạy đội hình, đội ngũ:
 Nội dung đội hình đội ngũ lớp 5 gồm các bài tập chính như:
 -5- - Đây là các động tác nhằm phát triển thể lực chung và rèn luyện tư thế cơ 
bản đúng cho học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh biết cách thực hiện và thực 
hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục. Ngoài việc thực hiện đúng quy 
trình, vận dụng linh hoạt các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học nội 
dung bài thể dục. Muốn vậy, trước khi lên lớp giáo viên phải nghiên cứu kĩ và 
tập luyện để làm mẫu đúng các động tác.
 - Khi dạy động tác mới, giáo viên cần nêu đúng tên động tác, khi làm 
mẫu phải giải thích để học sinh biết được những điểm cơ bản, sau đó cho các 
em làm theo. Đối với một số động tác khó, giáo viên cần cho học sinh tập 
trước một số lần đối với cử động khó, sau đó kết hợp tập toàn bộ các cử động 
khác theo nhịp của động tác.
 Ví dụ: Đối với nhịp 1, 2 của động tác thăng bằng, giáo viên nên cho học 
sinh tập động tác đơn lẻ trước, chưa yêu cầu học sinh phải nhớ trình tự động 
tác mà chỉ cần các em thực hiện được động tác. 
 - Khi học sinh đã tập được động tác, giáo viên cần tổ chức các hình thức 
tập luyện phong phú sao cho phù hợp, hấp dẫn và sinh động để học sinh hứng 
thú tập luyện. Cần động viên rằng “Phải mạnh dạn hỏi giáo viên khi chưa hiểu 
bài”, xen kẽ giữa các lần tập giáo viên cần nhận xét và trực tiếp sửa sai cho 
những em thực hiện chưa đúng động tác.
 - Khi ôn tập động tác, giáo viên luôn luôn thay đổi các hình thức tập 
luyện để học sinh không bị nhàm chán. Trước hết, giáo viên cho cả lớp ôn lại, 
nêu những cử động khó trọng tâm của động tác, sau đó chia tổ và phân khu 
vực cho học sinh tập luyện. Giáo viên nên kết hợp cho học sinh tập luyện với 
hình thức thi đua hoặc tổ chức trò chơi để kích thích các em tích cực tập luyện.
 c) Khi dạy bài rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản:
 - Các bài tập thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản nhằm 
xây dựng những tư thế đúng, điều chỉnh kĩ năng chưa hợp lí của học sinh, góp 
phần phát triển cơ thể hài hòa và cân đối. Giáo viên cần tập trung rèn luyện 
cho học sinh tư thế đúng ngay từ ban đầu, sửa chữa những nhược điểm hoặc tư 
thế không chính xác, nhắc nhở kịp thời khi học sinh thực hiện từng động tác 
của tư thế chân, tay ở những biên độ và phương hướng khác nhau.
 - Khi dạy học, giáo viên cần gọi tên và chỉ dẫn động tác, sau đó cho các 
em tập dưới sự điều khiển của giáo viên một số lần, xen kẽ có nhận xét, sửa 
sai. Chia tổ cho học sinh tự quản tập luyện, giáo viên thường xuyên quan sát 
và nhắc nhở các em thực hiện cho đúng động tác. Cho một số học sinh hoặc 
từng tổ lên trình diễn báo cáo kết quả tập luyện, giáo viên và học sinh khác 
quan sát, nhận xét và đánh giá.
 d) Khi dạy trò chơi vận động:
 - Những trò chơi được giới thiệu trong chương trình Thể dục lớp 5 nhằm 
phát triển các tố chất thể lực và kĩ năng vận động của học sinh. Ở lớp 5 học 
sinh sẽ được học mới 8 trò chơi vận động, phần lớn các trò chơi là những hoạt 
động tập thể nên chủ yếu chỉ yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia chơi 
được các trò chơi là đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học. 
 - Những trò chơi trong chương trình môn học được trình bày cụ thể về 
cách chơi, luật chơi và gợi mở theo những chủ đề khác nhau nhằm mục đích 
 -7- Ảnh 2: Bật xa tiếp sức
 - Luyện tập bật nhảy: Có thể tổ chức trò chơi bật xa tiếp sức.
 Ảnh 3: Trò chơi ai chạy nhanh nhất
 - Luyện tập chạy nhanh: Có thể chạy thi, chạy tiếp sức giữa hai đội dưới 
hình thức trò chơi.
 Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy 
chán nản. Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên 
cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, 
có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh 
thần tập luyện thể thao, lời kêu gọi tập luyện thể dục của Bác Hồ...
 Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên 
hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng 
cụ như: Bóng đá, bóng chuyền, ném bóng, nhảy dây...
 Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, 
tìm hiểu khả năng vận động của các em có sức khỏe tốt, có sức khỏe yếu hay 
bệnh tật... để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh 
yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho 
các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khỏe tốt giúp đỡ các bạn 
yếu, giáo viên nên động viên, khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, 
chẳng hạn như cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động 
thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “phục hồi chức năng” 
với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo 
 -9-

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.doc