Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán Lớp 5
Skkn: Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán lớp 5 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 3 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4 1.4. Đối tượng nghiên cứu 2 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 6 1.6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN 2. NỘI DUNG 7 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 3 8 2.2. Thực trạng của vấn đề 3 9 2.3. Những biện pháp thực hiện 4 10 a) Biện pháp chung 4 11 b) Những biện pháp cụ thể 5 12 b.1. Tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách. 5 13 b.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi, quản lý lớp, tổ 6 chức mọi hoạt động của lớp. 14 b.3.Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp, có gắn với phong trào 8 thi đua khen thưởng của lớp. 15 b.4. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp. 8 16 b.5. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn: 9 17 b.6. Kết hợp với Chi hội phụ huynh của lớp và gia đình 9 học sinh 18 b.7. Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể 10 19 2.4.Kết quả đạt được 11 PHẦN 3. KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 20 3.1. Kết luận 12 21 3.2. Những đề xuất, kiến nghị 13 1 Skkn: Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán lớp 5 Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp đỡ học sinh yếu không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặt khác nếu quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác phổ cập Giáo dục Tiểu học ở địa phương. Những năm qua được sự quan tâm sâu sắc của ngành, chính quyền địa phương, của Ban giám hiệu Nhà trường và Ban đại diện Phụ huynh học sinh và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của tập thể thầy cô trường Tiểu học Trung tâm nghiên cứu Bò & Đồng cỏ Ba Vì, Nhà trường luôn là một trong những trường nằm trong tốp đầu của huyện về chất lượng giáo dục, công tác phổ cập Giáo dục Tiểu học – Xóa mù chữ và phổ cập Trung học Cơ sở ở địa phương đã đạt chuẩn và duy trì tốt. Ở tiểu học các em được học khá nhiều môn học. trong đó môn toán là một môn khoa học rất khó, rất trìu tượng đối với học sinh tiểu học nói chung và hoc sinh khối 5 nói riêng. Các công thức toán học lại vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Nó giúp học sinh rèn năng lực tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, trong chương trình toán lớp 5 lại là chương trình tổng hợp của bậc tiểu học. Nó bao hàm khái niệm kiến thức lớn. Do đó việc giúp đỡ học sinh yếu môn toán là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với người giáo viên. Từ những suy nghĩ trên, bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán lớp 5 ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng của giáo viên trong việc giảng dạy môn toán lớp 5 nói chung và việc phù đạo học sinh yếu môn toán nói riêng để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm giúp đỡ học sinh yếu môn toán nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ học toán, nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng cho các lớp trên. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận và thực trạng của việc dạy học môn toán ở trường tiểu học. - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể trong việc giúp đỡ học sinh học yếu môn toán lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng môn toán trong trường Tiểu học. 1.4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh yếu môn toán ở lớp 5 của trường Tiểu học Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. 2. Phương pháp hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm. 3. Phương pháp giao nhiệm vụ. 3 Skkn: Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán lớp 5 PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài nhanh nhưng có những em tiếp thu bài rất chậm thậm chí không hiểu gì thông qua các hoạt động trên lớp. Một học sinh bình thường về mặt tâm lí, không có bệnh tật đều có khả năng tiếp thu môn toán theo yêu cầu phổ cập của chương trình toán tiểu học. Những học sinh từ trung bình trở xuống, các em có thể học đạt yêu cầu của chương trình nếu được hướng dẫn một cách thích hợp. Vậy là một người giáo viên chủ nhiệm thì ta phải làm gì đối với những học sinh yếu, kém. Đó chính là vấn đề mà tôi cũng như các đồng ngiệp rất quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy học. 2.2. Thực trạng của việc dạy và học môn toán ở trường Tiểu học: Trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu này, tôi đã tìm hiểu, điều tra thực trạng của việc dạy và học môn Toán nói chung và việc phù đạo học sinh yếu môn toán nói riêng của nhà trường Tiểu học Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội như sau: 2.2.1.Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội tri thức thì nguyên nhân học sinh học yếu có thể là do: - Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học đúng đắn. - Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin . - Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ nhiều vào thầy cô, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản ở lớp dưới còn hạn chế. - Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền. - Học sinh không biết làm tính, yếu các khả năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng,trừ,nhân,chia). - Học sinh còn học vẹt không có khả năng vận dụng kiến thức. 2.2.2. Về phía giáo viên: Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên.Thầy dạy tốt thì mới có trò học giỏi. Ngày nay để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Tuy nhiên ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt, mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. 5 Skkn: Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán lớp 5 1. Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện. 2. Giáo viên phân loại đối tượng học sinh, tìm hiểu nguyên nhân HS yếu kém môn toán để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lí có hiệu quả. 3. Liên hệ với phụ huynh học sinh để trao đổi về việc học tập của học sinh, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục. 4. Giáo viên lập kế hoạch phù đạo học sinh yếu. 5. Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt có kế hoạch giảng dạy cho học sinh yếu môn toán lớp 5. 2.4. Biện pháp từng phần. 2.4.1.Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện: Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao.Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười...Giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng những lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai thành khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Một lời động viên khuyến khích của thầy cô là động lực rất lớn để các em nỗ lực phấn đấu đạt kết quả trong học tập. Giáo viên cần xây dựng cho học sinh phong trào: “ Đôi bạn cùng tiến”, “nhóm học tập”, “câu lạc bộ học tập”.Đó chính là những mô hình hay để giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém vươn lên trong học tập.Giáo viên cần tạo cho các em một niềm tin: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2.4.2. Giáo viên phân loại đối tượng hoc sinh, tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém môn toán để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lí có hiệu quả: - Ngay từ đầu năm học, giáo viên tiến hành khảo sát chất lượng học sinh để phân loại học sinh : hoàn thành tốt , hoàn thành và chưa hoàn thành, qua khảo sát đầu năm giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của học sinh ở môn toán cũng như các môn học khác. - Trong quá trình giảng dạy tôi phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS yếu kém môn toán như sau : + Do HS quên kiến thức cơ bản, kĩ năng tính toán yếu. + Do chưa nắm được phương pháp học môn toán, năng lực tư duy bị hạn chế. 7 Skkn: Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán lớp 5 khối. Đề - xi- mét khối ngay trên vật thật, có sự nhận diện độ lớn nhỏ của 2 đơn vị đo Xăng - ti - mét khối. Đề - xi – mét khối sâu sắc hơn. Bằng phương pháp trực quan sinh động, thực hành trên thực tế học sinh sẽ hiểu bài kĩ và ghi nhớ lâu, điều này sẽ giúp học sinh yếu rất nhiều trong việc tìm hiểu khái niệm và ghi nhớ cách làm bài tốt hơn. Đối với học sinh khi thực hiện nhân, chia số thập phân chậm hay sai sót. Giáo viên cần động viên và yêu cầu các em hiểu và thuộc bảng cửu chương. Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu thực hiện lại các bài toán nhân , chia đơn giản để hiểu cách nhân chia, sau đó nâng dần lên luyện tập các bài khó hơn. Khi thực hiện chia cần chú ý hướng dẫn học sinh cách tìm thương đúng, cần rèn thói quen thử lại để kiểm ra xem mình thực hiện có đúng không. Đối với học sinh không làm được hoặc làm sai những bài toán có lời văn có từ 2 lời giải trở lên giáo viên có thể hướng dẫn học sinh: đọc kĩ đề bài toán, tóm tắt đề bài để xác định rõ yêu cầu bài và nắm được những điều kiện đề bài đã cho và tập dần cách giải quyết những vấn đề mà bài toán đặt ra. Sau khi làm xong dựa vào dữ kiện bài toán đã cho thay số vào để kiểm tra, nếu chưa đúng thì làm theo hướng khác. Nếu chưa làm được thì giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ kịp thời động viên các em để các em tự tin, có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. + Với đối tượng 3: Những học sinh này trong lớp thường không chú ý nghe giảng, mỗi khi làm bài kiểm tra thường cẩu thả, không có ý thức kiểm tra lại bài làm. Cô giáo nhắc nhở thì xem lại qua loa cho xong chuyện. Bài tập và bài học ở nhà không chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp.Tóm lại đối với những học sinh này cần có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm quản lý việc học ở nhà và việc kiểm tra nhắc nhở thường xuyên ở lớp để từng bước đưa các em vào nề nếp học tập. + Với đối tượng 4: Các em này thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm .Tôi bố chí thời gian kèm cặp, lấp dần lỗ hổng kiến thức, hình thành dần phương pháp học toán cho các em . Luôn khích lệ động viên để các em không bị mặc cảm tự ti mà tự tin vào bản thân mình để từ đó vươn lên trong học tập. Với các em này, cô giáo phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ. Cô là chỗ dựa tinh thần và tình cảm của các em.Sự tiến bộ của các em chính là phần thưởng vô giá với người giáo viên chủ nhiệm. Trong năm học này, lớp tôi chủ nhiệm có một trường hợp rất đặc biệt đó là em Nguyễn Ngọc Đăng học kém môn toán. Gia đình khó khăn, bố mẹ li hôn, em ở với bố và ông nội, bố đi làm xa lâu mới về nhà. Mới đầu nhận lớp tôi rất khó chịu với những việc làm và hành vi của em đó như hay nói chuyện tự do, làm việc riêng trong lớp, hay quên sách vở, chưa chịu khó ghi bài và học bài. Tôi có nhắc nhở thì 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_giup_do_hoc_sinh.doc