Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Toán Lớp 5

doc 21 trang thanh 24/01/2024 2332
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Toán Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Toán Lớp 5
 TT Nội dung Trang
 1 MỞ ĐẦU 2
1.1 Lí do chọn đề tài. 2
1.2. Mục đích nghiên cứu. 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu. 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu. 3
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 3
 2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4
2.1 Cơ sở lí luận. 4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 5
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 6
 Giải pháp 1: Phân hóa đối tượng, khơi dậy lòng say mê và 
2.3.1 6
 thích học toán ở học sinh.
 Giải pháp 2: Thiết kế bài và dạy học theo đối tượng để phát 
2.3.2 8
 huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
 Giải pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình 
2.3.3 thức dạy học theo hướng đổi mới để phát huy tính tích cực, 10
 chủ động của học sinh.
2.3.4 Giải pháp 4: Lồng ghép tổ chức trò chơi trong giờ học toán. 12
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 
2.4 17
 dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17
3.1 Kết luận. 17
3.2 Kiến nghị. 18
 1 triển trí tuệ, trí thông minh cho học sinh. Để có được điều đó, các em phải tích 
cực học tập biểu hiện ở chỗ: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung 
các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề giáo viên 
nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích những vấn đề chưa rõ, chủ động vận 
dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào 
những vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản chí trước 
những tình huống khó khăn. 
 Trong khi đó, học sinh tiểu học vốn ưa hoạt động, khả năng tập trung chú 
ý chưa cao, các em thường chỉ chú ý tới những vấn đề mới lạ, hấp dẫn. Mức độ 
tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều. Trong một lớp học có nhiều đối 
tượng học sinh, nhu cầu hứng thú học tập của các em là khác nhau. Vì vậy làm 
thế nào để thu hút tất cả các em đều chú ý tập trung trong giờ học, tích cực hoạt 
động để lĩnh hội kiến thức là điều mà giáo viên cần quan tâm. Với những băn 
khoăn đó, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp 
nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Toán lớp 5”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Xây dựng và áp dụng một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong 
giảng dạy môn Toán lớp 5.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 - Giáo viên dạy toán và học sinh lớp 5 của nhà trường.
 - Các giải pháp nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Toán lớp 5.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan 
đến các vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập và các 
tài liệu khác.
 - Phương pháp điều tra:
 + Trao đổi với giáo viên về những khó khăn, thuận lợi khi dạy toán lớp 5.
 + Tiếp cận, trò chuyện với học sinh về những hứng thú, khó khăn khi học 
toán.
 + Dự giờ để đánh giá thực trạng việc dạy và học ở lớp 5 để đề xuất giải 
pháp khắc phục.
 - Phương pháp thực nghiệm: Để kiểm tra tính khả thi của những vấn đề 
đã được nghiên cứu.
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
 - Phương pháp thống kê toán học: Thu thập, xử lí, đánh giá số liệu
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học theo 
phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng 
cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện 
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 3 + Về giải toán có lời văn: Biết giải và trình bày các bài toán có đến bốn 
bước tính: một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ; các bài toán về tỉ số phần trăm; 
các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.
 - Về các yếu tố thống kê.
 + Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.
 + Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập trên biểu 
đồ.
 - Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần nhân cách của học sinh.
 + Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất... bằng ngôn ngữ (nói, 
viết dưới dạng công thức...) ở dạng khái quát.
 + Tiếp tục phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể 
hoá; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo; phát triển trí 
tượng không gian...
 + Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, 
có tinh thần trách nhiệm... góp phần hình thành nhân cách ở học sinh.
 Các yêu cầu kiến thức, kĩ năng trên được hình thành trong quá trình 
giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Vì thế trong dạy học toán 
ở tiểu học, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; 
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Cốt lõi của vấn đề là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ 
động.
 Muốn vậy trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho học 
sinh tiểu học, vai trò của người thầy là rất quan trọng. Người dạy cần hướng dẫn, 
tổ chức để học sinh xác định được động cơ học tập một cách đúng đắn. Tăng 
cường các hình thức dạy học nhóm, trao đổi, thảo luận, nêu lên chứng kiến của 
mình Điều này buộc học sinh phải nghiên cứu tài liệu, phân tích, mổ xẻ các 
vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau để có thể tham gia đóng góp, tranh luận 
để bảo vệ ý kiến của mình.
 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 - Đối với giáo viên:
 Chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhưng vẫn còn 
giáo viên còn gặp nhiều lúng túng, chủ yếu là giảng giải thuyết trình, chưa phát 
huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong một lớp, năng lực nhận 
thức của học sinh không đồng đều nhưng giáo viên thường chỉ thiết kế giáo án 
theo đường thẳng, chung cho mọi đối tượng học sinh. Trên lớp giáo viên chủ 
động thực hiện một mạch theo các bước đã chuẩn bị, giáo viên chưa vận dụng 
linh hoạt phương pháp dạy học mới bằng hình thức giao việc cụ thể cho từng 
học sinh. Qua dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy một số tiết dạy còn nặng nề, gò bó 
 5 - Nhóm gồm các học sinh chưa hoàn thành: Lê Đình Đức, Lê Thế Hoàng, 
Lê Đình Trường Sơn, Ngô Tiến Thành, Vũ Đình Tùng, Lê Đình Hùng.
 b. Khơi dậy lòng say mê và thích học toán của học sinh:
 - Trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện các giải pháp sau để giúp các 
em say mê và thích học môn Toán: 
 Xem kỹ nội dung chương trình môn Toán, nội dung từng bài dạy và mục 
tiêu của mỗi bài để tránh việc truyền đạt quá tải cho học sinh; phối hợp nhịp 
nhàng giữa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phát huy tính tích 
cực, chủ động, kích thích sự hứng thú của học sinh, tránh sự đơn điệu và tẻ nhạt 
ở mỗi tiết học. 
 Tổ chức các hoạt động trong từng bài để giúp các em tự mình tìm tòi, chủ 
động phát hiện kiến thức mới, rèn thêm kỹ năng mới dựa trên các kiến thức và 
kỹ năng các em đã có. 
 Luôn thay đổi không khí giờ học toán để tạo ra sự thoải mái, giảm bớt 
căng thẳng cho học sinh. Nhờ thế, các em sẽ tập trung sự chú ý, tiếp thu bài tốt 
hơn. Để thực hiện điều này, tôi tổ chức cho các em giải các câu đố vui toán học 
mà mình đã sưu tầm được. Hoạt động này sẽ kích thích sự tò mò và bồi dưỡng 
tính hài hước cho các em vì các câu đố thường được viết dưới dạng các câu thơ, 
các bài văn vần, các câu hò, vè quen thuộc rất dí dỏm, vui tươi, ngộ nghĩnh. 
 Ví dụ: Khi dạy phần ôn tập phân số, số tự nhiên, dấu hiệu chia hết, tôi đã 
đưa ra các câu đố:
 Câu 1: Thân em gồm có hai phần.
 Càng thêm vào dưới, lại càng bé đi”.
 (là gi?)
 Câu 2: Đố em viết tiếp
 Vào dãy số sau: 0; 15; 30; 
 5 số nối nhau
 Tìm mau kẻo lỡ
 Xong sau bạn cười.
 Câu 3: 2325; 3446; 4590; 1000.
 Những số đã viết
 Số nào chia hết
 Cho cả ba, năm?
 Số nào chia thêm
 Cho hai và chín?
 Các câu đố này sẽ biến những bài toán với các con số khô khan thành 
những bài toán vui, hóm hỉnh, gần gũi với học sinh giúp củng cố kiến thức và kỹ 
năng thực hành, góp phần rèn luyện tư duy sáng tạo, óc nhanh nhạy trước các 
tình huống toán học chứa đựng trong câu đố.
 - Ngoài ra trong các buổi ngoại khoá, trong những giờ ra chơi hay những 
buổi sinh hoạt tập thể, tôi luôn tìm cách khơi dậy tinh thần hăng say học tập, 
 7 sánh, các em còn phải suy nghĩ để tìm cách so sánh nhanh nhất (xét các chữ số 
hàng đơn vị, hàng phần mười, hàng phần trăm của A và B).
 Ví dụ 2: So sánh hai phân số 4 và 3 .
 7 8
 - Đối với học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành các em chỉ việc quy 
đồng mẫu số hai phân số để so sánh như sau:
 4 4 8 32 3 3 7 32 21 4 3
 Ta có: ; vì nên > .
 7 7 8 56 8 8 7 56 56 7 8
 - Đối với học sinh hoàn thành tốt khuyến khích học sinh tìm ra cách so 
sánh nhanh hơn bằng cách so sánh với phân số trung gian như sau:
 4 4 3 4 3 4 3 3 4 3
 Vì nên > . Hoặc Vì nên > .
 7 8 8 7 8 7 7 8 7 8
 Ví dụ 3: Phần củng cố tính chất kết hợp của phép nhân sau khi học nhân 
số thập phân.
 Hãy nêu tính chất kết hợp của phép nhân, hãy lấy ví dụ và thực hiện.
 - Với học sinh chưa hoàn thành: chỉ cần nêu được tính chất.
 - Với học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt: nêu được tính chất, lấy được 
ví dụ minh họa.
 Ví dụ 4: Phần bài tập 3,5 x 0,4 x 25
 - Với học sinh chưa hoàn thành và hoàn thành chỉ cần tính được giá trị 
biểu thức ví dụ như sau:
 3,5 x 0,4 x 25 = 1,4 x 25 = 35
 - Với học sinh hoàn thành tốt: Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp tính 
giá trị biểu thức theo các cách khác nhau như sau:
 Cách 1: Cách 2; Cách 3:
 3,5 x 0,4 x 25 3,5 x 0,4 x 25 3,5 x 0,4 x 25
 = 1,4 x 25 = 3,5 x (0,4 x 25) = 3,5 x 25 x 0,4
 = 35 = 3,5 x 10 = 87,5 x 0,4
 = 35 = 35
 Cuối cùng cả ba đối tượng đều phát huy được khả năng chủ động của 
mình trong việc thực hiện phép tính. Học sinh chưa hoàn thành sẽ không cảm 
thấy quá sức. Học sinh hoàn thành tốt không thấy nhàm chán.
 Ví dụ 5: Khi dạy bài ôn tập và bổ sung giải toán, phần “Bài toán về hai đại 
lượng cùng gấp lên hoặc giảm đi một số lần (tỉ lệ thuận). Phần củng cố giáo viên 
hỏi: Nêu cách giải bài toán về hai đại lượng cùng gấp lên hoặc giảm đi một số 
lần.
 - Với học sinh chưa hoàn thành và hoàn thành: Học sinh chỉ cần nêu cách 
giải bài toán về hai đại lượng cùng gấp lên hoặc giảm đi một số lần là giải bằng 
phương pháp rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
 9 dụng phương pháp phải phù hợp với mục tiêu, đối tượng, điều kiện dạy học, 
không nên lý tưởng hóa, tuyệt đối hóa tác dụng với phương pháp nào đó mà phải 
phối hợp sử dụng hợp lý các phương pháp. Mỗi đối tượng học sinh có thể sử 
dụng một phương pháp khác nhau.
 Ví dụ 1: Khi giải các bài toán dạng “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai 
số đó” hoặc dạng toán “Tính chu vi (diện tích) của hình chữ nhật (hình 
vuông)” Đối với học chưa hoàn thành, giáo viên cần nêu câu hỏi gợi mở 
(phương pháp vấn đáp) để giúp học sinh tìm ra cách làm. Nhưng đối với học 
sinh hoàn thành và hoàn thành tốt, có thể để học sinh tự phát hiện dạng toán, tự 
trao đổi với nhau để tìm cách giải (phương pháp nêu vấn đề hoặc trò hỏi, trò trả 
lời,)
 Trong quá trình học sinh tham gia vấn đáp hoặc nêu vấn đề, giáo viên 
phải là người định hướng và dẫn dắt học sinh đi đúng hướng. Khi học sinh nêu 
câu hỏi sẽ rất đa dạng, lẫn lộn, có câu phù hợp, có câu không, giáo viên là trọng 
tài cùng các em lựa chọn để giữ lại câu hỏi phù hợp yêu cầu bài học và quỹ thời 
gian cho phép. Trong trường hợp có câu hỏi cần giải quyết thì cho các em trả lời 
ngay, câu hỏi có ý hay nhưng chưa phù hợp trọng tâm để các em trao đổi ngoài 
giờ. Một lớp có nhiều học sinh nên khả năng nhận thức khác nhau. Vấn đề là 
phải tạo tình huống có vấn đề phù hợp với từng học sinh.
 Ví dụ 2: Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;...
 0,12 x 400
 - Với học sinh chưa hoàn thành: Giáo viên có thể hướng các em vận dụng 
tính chất kết hợp của phép nhân để chuyển thành phép tính như sau.
 0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4 = 12 x 4 = 48
 - Với học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt: Yêu cầu các em nêu cách 
làm.
 Ví dụ 3: Nhân với số có ba chữ số có chữ số 0 ở giữa.
 138
 203
 x
 414
 2760
 2801
 4
 - Vấn đề nêu ra tại sao phép nhân này chỉ cần ghi hai tích riêng.
 - Học sinh chưa hoàn thành: Do hàng chục của thừa số thứ hai là 0 nên 
tích riêng thứ hai là 0 nên ta viết gọn lại.
 - Với học hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu cao hơn. Ta có thể viết 
gọn như thế nào? Học sinh nêu cách viết: 
 138
 203
 x
 414
 276
 11
 2801
 4

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_tro.doc