Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 khắc phục khó khăn khi viết số do diện tích dưới dạng số thập phân

doc 35 trang thanh 12/11/2023 4151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 khắc phục khó khăn khi viết số do diện tích dưới dạng số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 khắc phục khó khăn khi viết số do diện tích dưới dạng số thập phân

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 khắc phục khó khăn khi viết số do diện tích dưới dạng số thập phân
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh lớp 5 khắc phục khó khăn khi viết số 
do diện tích dưới dạng số thập phân.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn toán lớp 5
 3. Tác giả:
 Họ và tên: Lương Thị Dung nữ
 Ngày/ tháng/ năm sinh: 20/ 12/ 1974
 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh 
Môn – Hải Dương.
 Điện thoại: 01299185956
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh
 Xã: Lê Ninh – Huyện : Kinh Môn – Tỉnh: Hải Dương
 Điện thoại: 03203823181
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 5A trường Tiểu học Lê Ninh
 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ 
chuyên môn đạt chuẩn, nắm chắc mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng 
dạy môn Toán lớp 5, đặc biệt phần dạy về các đơn vị đo đại lượng; có lòng 
nhiệt tình, say mê giảng dạy. 
 7. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: năm 2015 - 2016
 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG 
 SÁNG KIẾN
 Lương Thị Dung
 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD& ĐT
 1 giảng dạy môn Toán lớp 5, đặc biệt phần nội dung kiến thức có liên quan đến 
việc viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Giáo viên phải là người 
trực tiếp giảng dạy môn toán lớp 5, có lòng nhiệt tình, say mê giảng dạy, có 
tinh thần, trách nhiệm đối với học sinh.
 Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu và áp dụng ngay từ đầu 
năm học 2015- 2016 dối với học sinh lớp 5.
3. Nội dung sáng kiến
 Nội dung sáng kiến có đề cập đến thực trạng vấn đề dạy và học viết các 
số đo diện tích dưới dạng số thập phân cho học sinh lớp 5. Sáng kiến chỉ rõ 
được những nhược điểm (nguyên nhân) dẫn đến những khó khăn trong việc 
viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Từ đó đưa ra được những giải 
pháp, biện pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn cho học sinh trong 
việc viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Cái mới của sáng kiến là 
hệ thống được mạch kiến thức liên quan, giúp học sinh hiểu bản chất của vấn 
đề. Từ việc trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết để phục vụ cho việc 
“Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân” đến việc phân loại các dạng 
bài tập và đưa ra giải pháp cụ thể, hữu ích đối với từng dạng bài giúp học sinh 
dễ nhớ, tránh nhầm lẫn trong quá trình luyện tập. Sáng kiến có thể áp dụng 
được rộng rãi đối với tất cả các dạng toán có liên quan đến chuyển đổi đơn vị 
đo diện tích đồng thời tạo điều kiện củng cố việc chuyển đổi các đơn vị đo độ 
dài, khối lượng. Không những thế giáo viên có thể vận dụng linh hoạt sáng kiến 
để áp dụng giảng dạy các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo thể tích sau này.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
 Qua việc áp dụng giảng dạy thực nghiệm trên lớp, tôi nhận thấy những 
giải pháp mà sáng kiến đưa ra đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh 
tháo gỡ khó khăn trong việc viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. 
Học sinh khá giỏi đã có thể vận dụng lựa chọn cách chuyển đổi nhanh nhất mà 
tránh bị nhầm lẫn, đồng thời các em hiểu rõ được bản chất của vấn đề giúp các 
em nhớ lâu kiến thức. Đối với những học sinh có khả năng nhận thức chậm hơn 
vẫn có thể vận dụng chuyển đổi theo một khuôn mẫu của các ví dụ trong mỗi
 3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 Bậc Tiểu học cung cấp cho học sinh những tri thức ban đầu về tự nhiên, xã 
hội, con người. Hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán; bồi 
dưỡng các phẩm chất đạo đức và phát triển nhân cách học sinh nhằm phát triển 
tư duy, hình thành thói quen làm việc khoa học tạo tiền đề cho sự phát triển 
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 
 Toán học là một môn học quan trọng góp phần không nhỏ để đạt được 
mục tiêu nêu trên. Môn toán ở tiểu học cung cấp cho các em những kiến thức 
cơ bản về số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải 
toánHình thành và phát triển các kĩ năng tính toán, đo lường, kẻ vẽ giúp 
các em phát triển trí thông minh, óc tư duy sáng tạo, tác phong làm việc khoa 
học; giáo dục cho các em đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nại trong học tập. Các 
kiến thức toán ở tiểu học được trang bị cho HS từ lớp 1 đến lớp 5 với nhiều nội 
dung khác nhau trong đó nội dung dạy về các đơn vị đo đại lượng là một trong 
những nội dung quan trọng được đề cập xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 và lồng 
ghép trong các bài toán có lời văn dưới nhiều dạng toán khác nhau. Hệ thống 
kiến thức về đo đại lượng ở Tiểu học được xây dụng theo cấu trúc đồng tâm, 
sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngay từ lớp 1 các em đã được 
làm quen với đơn vị đo độ dài là xăng – ti- mét, đến lớp 2 và lớp 3 các em được 
làm quen tiếp với các đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian và đơn vị đo dung 
tích( lít), biết thực hành chuyển đổi một số đơn vị đo đã học và thực hiện các 
phép tính và giải toán với các số đo đó. Riêng đơn vị đo diện tích các em chỉ 
mới được làm quen từ lớp 3 với đơn vị xăng- ti-mét vuông, sang lớp 4 các em 
tiếp tục được học về ki-lô-mét vuông; mét vuông; đề- xi- mét vuông. Biết được 
mối quan hệ giữa mét vuông; đề- xi- mét vuông và xăng- ti-mét vuông. Các em 
bước đầu biết chuyển đổi một số đơn vị đo diện tích đã học. Sang lớp 5 các em 
tiếp tục được hoàn thiện về bảng đơn vị đo diện tích. Nội dung kiến thức về số 
đo diện tích có thể nói là bước trung chuyển giữa đo độ dài, khối lượng và đo 
thể tích. Học về đơn vị đo đại lượng ở lớp 5 cũng giống như chương trình lớp 
 5 tập với cuộc sống xung quanh và hỗ trợ cho học sinh học tập tốt các môn học 
khác như mĩ thuật, tập viết, tự nhiên và xã hội.. Các bài tập về chuyển đổi 
đơn vị đo lường mang tính khái quát cao, nó là một thuộc tính trừu tượng của 
các sự vật và hiện tượng. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện 
tư duy tốt.
 Tuyến kiến thức về đại lượng, đo đại lượng trong đó có phần viết số đo 
diện tích dưới dạng số thập phân đã và đang triển khai theo định hướng: chú ý 
hình thành và phát triển ở học sinh biểu tượng về diện tích và đơn vị đo diện 
tích; tăng cường thực hành luyện tập và vận dụng vào thực tế. Như vậy nội 
dung, phương pháp dạy dạng toán này đã có sự thay đổi, tạo điều kiện cho học 
sinh tăng cường thực hành, tích lũy thêm kiến thức về thực tế, thấy được ứng 
dụng của môn toán. 
 Trong chương trình toán 5, các kiến thức về số đo đại lượng gắn bó chặt 
chẽ với các kiến thức về số học, hình học. Khi dạy hệ thống đơn vị của mỗi đại 
lượng đều phải nhằm củng cố kiến thức về hệ số( hệ số thập phân). Ngược lại, 
việc củng cố này có tác dụng trở lại giúp nhận thức rõ mối quan hệ giữa các 
đơn vị đo đại lượng đó. Các kiến thức về phép tính làm cơ sở cho việc dạy học 
các phép tính trên các số đo đại lượng. Việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng 
được tiến hành trên cơ sở hệ ghi số, đồng thời việc đó cũng góp phần củng cố 
nhận thức về số tự nhiên, số thập phân theo nội dung mức độ chương trình toán 
Tiểu học. Việc so sánh và tính toán trên các số đo đại lượng góp phần củng cố 
nhận thức về khái niệm đại lượng. Trong các nội dung đó thì nội dung “ Viết 
các số đo diện tích dưới dạng số thập phân” được đề cập đến trong 2 tiết. Cụ 
thể như sau:
 Tiết 43: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 Tiết 44: Luyện tập chung( chỉ có 2 bài tập liên quan là BT3 và BT4 mà 
BT4 không thuộc yêu cầu bắt buộc học sinh thực hiện.)
 * Yêu cầu kiến thức, kĩ năng cần đạt
 - Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong 
bảng đơn vị đo diện tích( quan hệ giữa 2 đơn vị đo tiếp liền hoặc quan hệ giữa
 7 nắm được cách chuyển phân số thập phân, hỗn số về số thập phân thì sẽ dễ 
dàng tìm ra cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 Các đơn vị đo diện tích (còn gọi là danh số) thường được ghi dưới dạng 
số tự nhiên, số thập phân, phân số kèm theo đơn vị đo.
 VD: 15cm2; 5,4m2 ; 4 hm2; 
 5
 Ngoài ra còn có những số đo hỗn hợp (gồm từ hai đơn vị đo trở lên) gọi 
là danh số phức
 VD: 2m2 5dm2 ; 1ha15m2 ; 
 Việc viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân thường được tiến hành 
theo các dạng: 
 Dạng 1: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn: 
 + Số đo có 1 đơn vị sang số đo có 1 tên đơn vị khác. 
 Ví dụ: 56dm2 = .m2 ; 1654m2 = ha
 ( BT1a; 2a- SGK toán 5- Tr47)
 + Số đo có 2 tên đơn vị sang số đo có 1 tên đơn vị.
 Ví dụ: 17dm2 23cm2 = ..dm2 2cm2 5mm2 = .cm2
 ( BT1b; c - SGK toán 5- Tr47)
 Dạng 2: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé
 + Đổi từ 1 đơn vị đo về 1 đơn vị đo khác.
 Ví dụ: 7,6256ha =..m2( BT3d- SGK toán 5- Tr47)
 + Đổi từ một đơn vị đo về hai đơn vị đo.
 Ví dụ : 16,5m2 =.........m2.......dm2 ( Bài 4b – SGK toán 5- Tr47) 
 3.2 Thực trạng việc dạy và học viết số đo diện tích dưới dạng số thập 
phân của học sinh lớp 5.
 3.2.1. Về phía giáo viên
 * Ưu điểm: 
 - Về kiến thức: giáo viên truyền thụ kiến thức một cách đầy đủ, đảm bảo 
đúng theo nội dung chương trình sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng.
 Giáo viên đã vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá 
 9 tích trong bảng.
 - Học sinh chưa nắm chắc được mối quan hệ giữa một số đơn vị đo trong 
bảng nên còn nhầm lẫn về hệ số quan hệ.
 - Học sinh chưa nắm vững về cấu tạo hỗn số, cách chuyển hỗn số sang số 
thập phân nên còn nhầm lẫn trong cách đổi.
 - Một số học sinh khả năng tính toán còn hạn chế, học sinh còn khó khăn 
trong tính toán, suy luận lôgic.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
 4.1 Trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết để phục vụ cho việc 
“Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân”
 4.1.1 Hệ thống hóa các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích
 Khi dạy bài “ Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích”, giáo viên cần 
giúp học sinh hệ thống lại các đơn vị đo đã học theo thứ tự từ lớn đến bé và 
mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. Từ đó hoàn thành bảng đơn vị đo diện 
tích theo SGK.
 Lớn hơn mét vuông Mét Bé hơn mét vuông
 vuông
 km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2
 1km2 1hm2 1dam2 1m2 1dm2 1cm2 1mm2
 2 2 2 2 2 2
 =100hm =100dam = 100m =100dm =100cm =100mm = 1 cm2
 100
 = 1 km2 = 1 hm2 = 1 m2 = 1 dm2 = 1 dm2
 100 100 100 100 100
 Cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu và nhớ:
 - Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 - Mỗi đơn vị đo diện tích bằng 1 đơn vị lớn hơn tiếp liền.
 100
 Học xong bảng đơn vị đo diện tích học sinh phải thuộc và nhắc lại tất
 cả các đơn vị đo đã học trong bảng theo một thứ tự xác định (Từ nhỏ đến lớn 
hoặc từ lớn đến nhỏ), nắm được mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng 
trong bảng.
 11 phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số bên phải dấu phẩy thuộc về phần 
thập phân 
 - Ví dụ: 8,72 
 Phần nguyên Phần thập phân
 * So sánh sự giống nhau về cấu tạo của số thập phân và cấu tạo của hỗn 
 7
số để ghi nhớ cách chuyển đổi từ hỗn số về số thập phân: 2 và 2,7
 10
 - Phần nguyên của hỗn số là phần nguyên của số thập phân 
 - Phần phân số của hỗn số biến đổi thành phần thập của số thập phân.
 * Muốn chuyển từ hỗn số hoặc phân số về số thập phân thì hỗn số đó phải 
 có phần phân số là phân số thập phân hay phân số đó phải là phân số thập phân 
 * Với các phân số hoặc hỗn số có mẫu số là 10; 100 ; 1000 muốn viết về 
 dạng số thập phân thì: 
 - Nếu có mẫu số là 10 thì phần thập phân có một chữ số .
 - Nếu có mẫu số là 100 thì phần thập phân có hai chữ số .
 - Nếu có mẫu số là 1000 thì phần thập phân có ba chữ số .
 Như vậy mẫu số của phân số có bao nhiêu chữ số 0 thì phần thập phân của 
 số thập phân có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân và ngược lại.
 4.1.4 Nắm chắc hàng của số thập phân và mối quan hệ giữa các hàng của 
 số thập phân.
 Giáo viên giúp học sinh nắm được.
 - Vị trí các hàng của số thập phân 
 Ví dụ: 8 2, 4 8 3 
 Hàng chục H.đơn vị H.phần mười H.phần trăm H. phần nghìn
 - Các hàng ở phần nguyên: hàng nhỏ nhất là hàng đơn vị ( liền sau là dấu 
 phẩy). Các hàng ở phần thập phân hàng lớn nhất là hàng phần mười (liền trước 
 là dấu phẩy).
 - Mỗi hàng đơn vị của một hàng bằng mười đơn vị của hàng thấp hơn liền
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_khac_phuc_kho_khan.doc