SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh Khối 4, 5

doc 24 trang thanh 21/10/2023 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh Khối 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh Khối 4, 5

SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh Khối 4, 5
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Sức khỏe được coi là vốn quý giá của con người. Thiếu sức khỏe là thiếu 
hạnh phúc, thiếu tinh thần sáng suốt. Quan tâm và chăm sóc tới sức khỏe con 
người chính là quan tâm đến sự phát triển mọi mặt, không chỉ đối với mọi người, 
mọi gia đình mà còn là cả dân tộc, quốc gia và toàn nhân loại. Chỉ thị số 
36/CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam về công 
tác TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng "Phát triển thể dục thể 
thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và 
Nhà Nước, nhằm phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp 
phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân dân, đạo đức lối sống lành 
mạnh làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng 
đáng trong hoạt động thể thao quốc tế trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về 
mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất". Đó là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân 
ta và là điều bác Hồ mong muốn.
 Mỗi môn thể thao đều mang lại cho riêng nó những đặc điểm, những tính ưu 
việt khác nhau, tùy thuộc vào khả năng, năng lực, điều kiện hoàn cảnh của mỗi 
người sẽ chọn môn phù hợp để tập luyện nhưng cho dù tập bất kỳ môn thể thao 
nào thì yếu tố "thể lực" luôn được xem là nền tảng quyết định trực tiếp đến sự tập 
luyện thành công của vận động viên. 
 Trong TDTT thể lực của mỗi vận động viên được thể hiện qua các tố chất 
vận động: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức mềm dẻo, linh hoạt khéo léo. Do đó 
phát triển các tố chất vận động trên cũng chính là phát triển và nâng cao thể lực 
của vận động viên. chất lượng kết quả huấn luyện được thể hiện qua thành tích của 
vận động viên. Thành tích trong môn TDTT phụ thuộc vào trình độ phát triển toàn 
diện thể lực của vận động viên. Nội dung chính của nhiệm vụ chuẩn bị thể lực là 
phát triển sức bền, sức mạnh, sức nhanh. Những tố chất đó là tiền đề quan trọng 
trong thành tích thể thao đỉnh cao. Cơ sở để phát triển các tố chất, đó là khả năng 
chịu đựng cao đối với các yêu cầu của lượng vận động, khả năng này phải được 
xây dựng một cách hệ thống trong thời gian dài. Nếu chỉ số về trình độ thể lực của 
vận động viên phát triển chứng tỏ có hiệu quả. Khi trình độ thể lực phát triển sẽ 
 1 Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm dân giàu, 
nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người luôn chiếm vị trí 
quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí minh đã chỉ rõ “Muốn có chủ nghĩa xã hội 
phải có con người chủ nghĩa xã hội”. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức 
khoẻ và thể chất chiếm vị trí hết sức quan trọng để đáp ứng yêu cầu xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ 
nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm tạo nên những con người 
phát triển toàn diện, hài hoà, đặc biệt hoạt động thể dục thể thao là một trong 
những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực phục vụ cho lao động và các hoạt động 
khác.
 Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền 
TDTT nước mình lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển những môn 
TDTT mang tính bản sắc dân tộc. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy 
rằng “Truyền thống dân tộc là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của 
đất nước”. TDTT là một lĩnh vực của nền văn hoá vì vậy nó cũng mang tính dân 
tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trải qua hàng nghìn năm các môn thể thao dân 
tộc như: Vật, đua thuyền, đánh đu. vẫn tồn tại và trở thành một nội dung hấp dẫn 
trong các dịp lễ hội của dân tộc.
 Trong công tác ngoại giao TDTT có chức năng là nhịp cầu nối giao lưu, nối 
tình hữu nghị và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. 
Thông qua việc thi đấu thể thao giữa các quốc gia trên thế giới có sự trao đổi tiếp 
thu tinh hoa của nhau, qua đó tìm hiểu học tập, giúp đỡ lẫn nhau đưa thế giới vào 
cuộc sống hoà bình đầy tình hữu nghị.
 Ngày nay đất nước đang đi trên con đường CNH- HĐH với khẩu lệnh “Khoẻ 
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện 
TDTT đã đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện về thể chất cho nhân dân lao 
động, có thể nói sức khoẻ của con người là yếu tố hợp thành quan trọng của lực 
lượng sản xuất, có sức khoẻ mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo sản 
xuất ra của cải vật chất, đất nước lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành 
trong cả nước, TDTT ngày nay được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
 3 Trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh là vô cùng 
cần thiết và chiếm một vị trí quan trọng vì ở lứa tuổi này quá trình thần kinh hưng 
phấn chiếm ưu thế hơn nên các em rất hiếu động, do vậy quá trình phát triển thể 
lực của các em cần sử dụng các bài tập đa dạng với các hình thức tập luyện phong 
phú, các nhà khoa học cho rằng: “Khi phát triển thành tích đỉnh cao phải có trình 
độ học tập tốt, muốn có thể lực tốt chỉ có một con đường duy nhất là thông qua quá 
trình tập luyện lâu dài, liên tục, có hệ thống, có khoa học mới đảm bảo các tố chất 
thể lực phát triển tốt ”, song mỗi tố chất thể lực mang đặc trưng “Nhanh, mạnh, 
bền, khéo léo”, đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích của các 
môn TDTT. Việc phát triển thể thao đối với trẻ em được đặc biệt quan trọng vì nó 
là nền tảng cho việc tăng cường sức khoẻ và giáo dục đối với thế hệ trẻ.
 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu.
 Mục đích của đề tài này là tìm ra được hệ thống những bài tập trò chơi vận 
động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh và ảnh hưởng của trò chơi vận 
động có tác dụng đến sự phát triển thể lực của học sinh.
2. Phương pháp nghiên cứu.
 Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài tôi có sử dụng 
những phương pháp sau: 
a. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
 Phương pháp này tôi sử dụng để tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài 
nhằm tìm hiểu tình hình phát triển TDTT nói chung và phát triển các tố chất thể 
lực, nâng cao sức khoẻ của học sinh TH Quyết Thắng nói riêng. Các tư liệu có liên 
quan nhằm mở rộng thêm kiến thức lý luận, tâm lý, phương pháp giáo dục. Đặc 
biệt là tìm hiểu sâu về trò chơi vận động cho học sinh TH.
b. Phương pháp phỏng vấn.
Tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp giáo viên có kinh 
nghiệm trong giảng dạy ở các trường TH và THCS. Những ý kiến này đã giúp tôi 
khẳng định hướng giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
 5 * Tóm lại: Qua những chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, nhà nước chứng 
tỏ các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất của học sinh 
nói riêng, và nhân dân nói chung, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các em 
phát triển toàn diện về Đức – Trí - Thể – Mĩ, góp phần cải tạo nòi giống, đáp ứng 
được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan.
 Ở nhiều nước, giờ học thể dục là một bộ phận không thể thiếu được trong 
nhà trường và nó được tiến hành không dưới 3 tiết/ tuần. 
 Chương trình học thể dục ở Việt Nam từ những năm 1991 đã áp dụng cho tất 
cả các học sinh là 2 tiết/tuần (chỉ riêng khối lớp 1 các em học 1 tiết/tuần) và những 
hoạt động thể dục thể thao khác đã phần nào nâng cao được chất lượng giáo dục 
thể chất. Rất nhiều đề tài nghiên cứu trong những năm qua ở nước ta cũng đã đề 
cập đến sự phát triển thể lực ở học sinh như: 
 - Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và thể lực của học sinh phổ thông ở các 
Tỉnh phía Bắc (Vụ TDTT – Bộ giáo dục năm 1968 – 1670).
 - Điều tra thể chất của học sinh phổ thông (Lê Bửu, Lê Văn Lẩm, Bùi Thị 
Hiếu và cộng sự năm 1975).
 - Nghiên cứu về sự phát triển thể chất của người Việt Nam từ 7-17 tuổi (Phan 
Hồng Minh năm 1980).
 - Những đề tài nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung, 
phương pháp giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là công trình 
nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục của Trần Đình Lâm, Trịnh Trung 
Hiếu, Vũ Huyến năm 1978-1985).
c. Mục tiêu TDTT trong trường học.
 - Mục tiêu TDTT trong trường giúp học sinh biết được một số kiến thức, kĩ 
năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
 - Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói 
quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh.
 7 của đề tài này là khai thác hiệu quả nội dung tổ chức các trò chơi vận động, phát 
triển thể chất cho các em, đa dạng hoá các loại hình TDTT trong nhà trường.
4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học (10 đến 12 tuổi) và đặt 
điểm các phương pháp giảng dạy thể dục, trò chơi vận động.
a. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi.
 Các em học sinh TH ở độ tuổi từ 10 đến 12, việc lựa chọn bài tập thể dục và 
trò chơi có vận động hợp lý với lứa tuổi này là rất quan trọng. Do vậy đòi hỏi 
người giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và tâm lý lứa tuổi này. 
 Hệ thần kinh: Quá trình thần kinh đã có sức mạnh và sự ổn định, các phản 
xạ có điều kiện tương đối bền vững, ức chế bên trong cơ thể hiện rõ rệt, hệ thống 
tín hiệu phát triển mạnh. Các em có khả năng mô tả và tiếp thu
bằng ngôn ngữ, hấp thụ các cảm giác vận động. Những ảnh hưởng điều chỉnh các 
vỏ não đối với các vùng dưới não còn yếu vì vậy sự tập trung chú
 ý chưa bền.
 Quá trình trao đổi chất và năng lượng: Quá trình đồng hoá chiếm ưu 
thế so với quá trình dị hoá. Sự tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với người lớn 
trong cùng một hoạt động.
 Hệ tuần hoàn: Khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể cao hơn so với 
người lớn. Kích thích tuyệt đối và tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi. Nhịp 
tim của các em không ổn định, tim mạch của cơ thể trẻ tỷ lệ với sự tăng công suất 
hoạt động, sự phụ hồi tim mạch sau hoạt động thể lực phụ thuộc vào độ lớn của 
lượng vận động. Sau hoạt động lượng vận động nhỏ cơ thể trẻ phụ hồi nhanh hơn 
người lớn. Nhưng sau lượng vận động lớn cơ thể trẻ phục hồi chậm hơn người lớn.
 Huyết áp: Cũng tăng dần theo lứa tuổi, trẻ em sự tăng huyết áp yếu hơn so 
với người lớn.
 Hệ hô hấp: Có đặc điểm thở nhanh và không ổn định, thở rộng và có tỷ lệ 
thở ra hít vào bằng nhau. Tầng số hô hấp vào khoảng 18 – 27 lần/1phút. Dung tích 
của trẻ so với người lớn là lớn hơn. Tuy nhiên nếu tính dung tích sống trên 1kg da 
của trẻ thấp hơn so với người lớn. 
b.Đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi.
 9 vận động, cần có những tác dụng điều chỉnh cảm xúc, bài tập chuyên môn 
 Ý thức: Ý thức của các em chưa phát triển đúng mức, do đó khó đặt ra cho 
mình một mục đích hành động, sự sẵn sàng khắc phục khó khăn, tính kỉ luật, sự 
quyết tâm còn yếu. Tính kiên trì chưa phát triển rõ rệt, các em chỉ dựa vào mục 
đích trước mắt còn mục đích lâu dài chưa xác định được. Các em rất dũng cảm, 
biết khó cần thực hiện được, do chưa nhận thức được 
những khó khăn, nên dễ bị chấn thương. Do vậy, khi giảng dạy giáo viên cần giải 
thích kỹ yêu cầu của từng động tác và và nêu ra yêu cầu sao cho phù hợp với khả 
năng của các em. 
c. Đặc điểm giảng dạy thể dục và trò chơi vận động cho các em học sinh TH ( 
từ 10 – 12 tuổi).
 Từ những đặc điểm sinh lý trên đây đối với các em học sinh TH khi giảng 
thể dục cần chú ý những điểm sau:
 Ở các em rất nhanh xuất hiện những mối liên hệ của các phản xạ có điều 
kiện đối với các hoạt động thực tế thường gặp trong cuộc sống. Vì vậy đối với các 
em bài tập càng cụ thể nhiệm vụ hoạt động càng hẹp, bài tập càng dễ hiểu thì việc 
hoàn thành càng nhanh, phải chú ý đến đặc điểm phát triển của cơ thể, cơ quan vận 
động, cần tránh những bài tập tĩnh, kéo dài và các bài tập chấn động cơ thể mạnh.
 Cơ của các em giàu tính đàn hồi nhiều nước ít chất Anbumin và muối 
khoáng hơn người lớn, mà lực của các em lại còn yếu. Vì vậy các bài tập đòi hỏi sự 
hoạt động quá căng thẳng là không phù hợp với các em.
 Các bài tập dẻo cần phải hết sức chú ý đến đặc điểm phát triển cơ thể của 
các em, bởi vì các bài tập nếu làm quá mạnh, sẽ làm giản dây chằng, dẫn tới làm tư 
thế bị sai lệch.
 Đối với các em ở lứa tuổi này cần phải phát triển một cách toàn diện và cân 
đối các tố chất thể lực, cần chú ý phát triển tố chất nhanh, linh hoạt mềm dẻo. Vì 
vậy trong 10 – 12 tuổi cần cho các em nắm thật chắc những kĩ xảo vận động cơ 
bản. Những kĩ năng, kĩ xảo vận động đã không chỉ có ý nghĩa thực dụng, mà còn 
có ý nghĩa chung. Đối với các em ở lứa tuổi này cần phải phát dụng, mà còn 
có ý nghĩa chung. Đối với các em ở lứa tuổi này cần phải phát triển một cách tuyệt 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_mot_so_tro_choi_van_dong_nham_phat_trien_to_ch.doc