SKKN Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu Lớp 5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ----o0o-— MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY NẰNG LỰC HỌC SINH TRONG TIẾT LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU Phân môn : Luyện từ và câu Cấp học : Tiểu học Năm học 2016 – 2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Trong cuộc sống, Tiếng Việt là vốn ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng người Việt Nam nói chung và trong trường phổ thông nói riêng mà đặc biệt là trường tiểu học. Bên cạnh đó, Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt cho học sinh ở nhà trường tiểu học.Tuy nhiên, việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự diễn đạt trong Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt là làm sao cho học sinh hiểu được nghĩa từ, rồi vận dụng những từ đó để viết thành câu cho đúng, diễn đạt làm sao cho rõ ràng, các câu liên kết chặt chẽ quả không phải dễ. Mục tiêu của phân môn này cần đạt được: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu; Có ý thức sử dụng ngôn ngữ vào trong giao tiếp. Sau khi học phân môn này, học sinh sẽ ham học hỏi, vận dụng linh hoạt các kiến thức Tiếng Việt đã học vào thực tế, các em sẽ chủ động trong cách dùng từ, đặt câu và sẽ không sợ giao tiếp. Từ đó, các em sẽ yêu ngôn ngữ Tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. Trong thời gian gần đây, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi. Theo thông tư 22, mục tiêu của giáo dục là trong quá trình dạy và học, giáo viên đóng vai trò tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn học sinh thực hiện tìm hiểu kiến thức, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên sẽ đánh giá các em theo sự tiến bộ của học sinh, giúp phát triển năng lực của các em qua các tiết học. Vậy năng lực là gì? Dạy các bài Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực là như thế nào? Sau quá trình tìm hiểu, tôi biết được rằng: - Năng lực là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. - Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống, kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu. Bởi thế, người giáo viên khi dạy theo hướng phát triển năng lực cần chú ý để được hiệu quả cao trong tiết học. b. Phương pháp khảo sát thực tế: Phương pháp này tôi sử dụng để tìm hiểu, khảo sát khả năng hiểu từ, vận dụng từ, đặt câu của học sinh trong quá trình học.Từ việc khảo sát tình hình thực tế của học sinh, tôi sẽ thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến bài học, và tôi chủ động chọn ra các nội dung phù hợp, đưa ra phương pháp giảng dạy học đồng thời dự giờ đồng nghiệp các tiết Luyện từ và câu, so sánh, phân tích, đối chiếu tìm ra cách dạy tốt hơn, hiệu quả nhất với học sinh. c. Phương pháp thống kê: Tôi dùng để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được thông qua hoạt động học tập, qua kết quả học sinh đạt được sau tiết học, từ đó tìm ra những ưu điểm hay tồn tại để rút kinh nghiệm. d. Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp quan trọng nhất. Bởi vì thông qua các tiết dạy, người giáo viên kiểm tra những nội dung đó khi cung cấp cho học sinh có phù hợp không, đồng thời trong quá trình tiến hành bài giảng thì việc phát huy năng lực, tính chủ động, sáng tạo của học sinh có thể thực hiện được không.Từ đó giáo viên rút ra những nhận xét trong quá trình thực hiện của mình. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 II. NỘI DUNG Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiều phân môn khác nhau, trong đó phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vai trò đặc biệt. Nó bồi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn kĩ năng nghe, nói và viết, khả năng giao tiếp cho học sinh. Người giáo viên để dạy tốt phân môn này cần nắm bắt được các nội dung sau. 1. Chương trình Luyện từ và câu lớp 5: Bao gồm những nội dung chính như sau: a. Mở rộng vốn từ (18 tiết): Phần này mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh theo các chủ điểm. b. Nghĩa của từ (11 tiết): Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và cách thức sử dụng các lớp từ này. Cụ thể là: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. c. Từ loại (5 tiết): Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về hai từ loại có tính chất từ công cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng hai từ loại này. Cụ thể là: Đại từ - Đại từ xưng hô và Quan hệ từ. b. Khó khăn: Luyện từ và câu là phân môn khó dạy đối với không ít giáo viên vì nếu dạy chỉ để cung cấp kiến thức cho học sinh thì quá khô khan, buồn, học sinh không hứng thú tiếp thu kiến thức mới. Dạy để học sinh hiểu bài, chỉ thông qua các thông tin và hình ảnh có ở trong sách giáo khoa thì càng khó tạo được hứng thú cho các em. Để dạy bài Luyện từ và câu này đúng và hay cũng gặp một số khó khăn như: * Với giáo viên: - Cần lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp, có hiệu quả mà vẫn thể hiện rõ đặc trưng môn học giúp các em hứng thú với nội dung kiến thức được học. * Với học sinh: - Phải sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài - Vốn sống, sự hiểu biết và khả năng diễn đạt của học sinh còn hạn chế - Thái độ học tập môn này của một số em chưa được tốt - Số lượng học sinh sử dụng từ đúng, diễn đạt lưu loát không nhiều. - Khi trình bày một vấn đề, các em thường thiếu tự tin, không dám nêu lên những suy nghĩ của mình như trong bài này các em cần nêu các từ để thay thế,.. Cho nên việc chuẩn bị cho một tiết dạy cần rất chi tiết, mất nhiều thời gian và cần sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn, động viên để các em phát huy và chủ động trong quá trình tìm hiểu kiến thức. 3. Các biện pháp phát huy năng lực học sinh: Để dạy một tiết học nói chung, một tiết Luyện từ và câu nói riêng đạt được đúng, đủ mục tiêu và có hiệu quả, người giáo viên cần làm tốt các việc sau: - Xác định đúng mục tiêu tiết học. - Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp. - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động của tiết học và phù hợp với các đối tượng học sinh. - Sưu tầm thông tin, tư liệu, lựa chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết phục vụ hiệu quả trong bài dạy. - Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. - Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức: + Chưa hoàn thành (CHT): Học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này. + Hoàn thành (HT): Học sinh cơ bản hoàn thành được yêu cầu này + Hoàn thành tốt (HTT): Học sinh thực hiện tốt yêu cầu này 4. Cách thực hiện: Bài tập này yêu cầu ở mức độ cao hơn, đó là các em phải hiểu và biết vận dụng, tự điền từ cho thích hợp nên tôi phát huy năng lực các em qua hình thức nhóm, để các em hỗ trợ cho nhau. Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng phép thay thế để liên kết câu có nói về những tấm gương hiếu học. Giáo viên cần: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là hiếu học? - Sưu tầm tranh ảnh về các tấm gương hiếu học (thời xưa và hiện nay) sau đó mới tổ chức học sinh viết đoạn văn. - Đưa ra một số tấm gương hiếu học tiêu biểu của lớp mình Còn bài tập 3 này, tôi sẽ yêu cầu các mức độ từ dễ đến khó để học sinh có thể đạt được: + Những học sinh học chưa thật tốt thì tôi chỉ yêu cầu các em thay thế được ít nhất 2 từ ngữ cho nhân vật được nói đến. + Những học sinh có khả năng, năng lực thì tôi chỉ yêu cầu các em thay thế được ít nhất 3 từ ngữ cho nhân vật được nói đến và diễn đạt cần phù hợp và lưu loát. Như vậy, việc chuẩn bị về nội dung với các mức độ yêu cầu cùng với hình thức và phương pháp dạy học như trên sẽ giúp tôi thực hiện tốt tiết dạy để phát huy năng lực của học sinh. c. Đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học có rất nhiều loại, giúp cho giáo viên thuận lợi, nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy, giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn. Nhưng để sử dụng đồ dùng nào cho hiệu quả, với từng hoạt động, bài tập sao cho phù hợp, phát huy được hết tác dụng của nó đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ và lựa Trước khi xem phim, tôi sẽ đặt các câu hỏi để giúp định hướng cho học sinh. + Đoạn phim nói về nhân vật nào? + Trong đoạn phim, con nghe thấy để cùng chỉ nhân vật đó, tác giả còn dùng những từ ngữ nào khác? Việc xem đoạn phim này, giúp cho học sinh hình dung bước đầu về nhân vật được nói đến, các em cũng có hứng thú hơn thay vì đọc ngay đoạn văn ở trong sách. Sau đó, tôi tiến hành khai thác nội dung của đoạn phim qua những câu hỏi đã đặt lúc trước. Tiếp theo, tôi lựa chọn hình thức tổ chức là hoạt động lớp, dẫn dắt, hướng dẫn để học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn trong bài 1, yêu cầu của bài, để từ đó đạt được mục tiêu phải thực hiện. Giáo viên đặt câu hỏi: Bài tập 1 yêu cầu con làm gì? Học sinh sẽ nêu được nhiệm vụ là gạch chân từ chỉ Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng). Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh gạch chân vào ngay sách rồi tổ chức cho một vài học sinh báo cáo, rồi nhận xét, bổ sung đồng thời sau đó chốt lại đáp án đúng, hiện slide đáp án trên máy chiếu. Như vậy, với những học sinh còn chậm, thiếu tập trung, các em vẫn có thể nhìn, theo dõi và đối chiếu lại kết quả của mình thay vì chỉ nghe thôi. Để tìm hiểu yêu cầu của bài, giáo viên sẽ đặt câu hỏi để học sinh nhận xét: + Trong bài, từ Triệu Thị Trinh được lặp lại bao nhiêu lần? + Con có nhận xét gì khi một đoạn văn có từ lặp lại quá nhiều lần? + Để đoạn văn không có từ bị lặp lại quá nhiều lần như vậy, cần phải làm gì? Sau đó, tôi phát huy năng lực của học sinh bằng việc tổ chức các em giới thiệu những tài liệu đã sưu tầm được về bà Triệu Thị Trinh (tranh ảnh, tiểu sử,...). Học sinh cả lớp sẽ lắng nghe. Tiếp theo, các em sẽ thảo luận nhóm bốn để tìm từ thay thế cho từ Triệu Thị Trinh. Vì đây là nhân vật lịch sử, những từ dùng để thay thế không phải dễ dàng đối với học sinh nên khi thảo luận nhóm sẽ giúp các em có thể hỗ trợ nhau cùng làm kết hợp với tài liệu sưu tầm, thông tin đã được nghe và vốn kiến thức hiểu biết của các em. Đồng thời, giáo viên hỗ trợ các em làm bài bằng cách làm trên phiếu học tập rồi chữa bài trên máy chiếu hắt. Việc thay đổi hình thức như vậy, sẽ giúp: + Học sinh giảm được thời gian viết, tránh được cảm giác nặng nề, khó trình bày khi viết vào sách giáo khoa vì không đủ chỗ. + Khi báo cáo trước lớp, học sinh được tự do bộc lộ những hiểu biết của mình về bà Triệu Thị Trinh và cách dùng từ thay thế dựa vào vốn hiểu biết của các em, dựa vào tài liệu sưu tầm và các em có thể nêu được các sử dụng từ nhắm thay thế. + Giáo viên có thể nắm bắt được nhiều phương án mà các nhóm đưa ra, tổ chức dễ dàng cho học sinh thảo luận, bổ sung kết quả các từ thay thế cho từ Triệu Thị Trinh mà nhóm lựa chọn. + Giáo viên sẽ lắng nghe, tổng hợp ý kiến, phân tích, bổ sung những từ các em chưa nêu hoặc phát triển thêm các từ khác. ta không thể thay thế từ Triệu Thị Trinh (câu đầu tiên và câu bắt đầu của đoạn tiếp theo). Vì như vậy sẽ làm mất đi tính liên kết giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn với nhau cho nên cần chú ý khi thay thế từ. Qua việc chữa phiếu, giáo viên sẽ giúp học sinh biết được cách từ thay thế từ làm sao cho phù hợp và sử dụng đại từ hay từ ngữ đồng nghĩa để thay thế. Vậy câu hỏi đặt ra là: Lúc nào nên dùng đại từ và lúc nào nên dùng từ ngữ đồng nghĩa với từ đã cho để chỉ một nhân vật nào đó? Khi đã giải quyết được câu hỏi này, thì học trò sẽ không bị lúng túng khi gặp các văn bản mới. Giáo viên sẽ giúp học sinh nắm bắt được khi cần ngắn gọn, cung cấp ít thông tin thì có thể dùng đại từ để thay thế nhưng khi muốn cung cấp thêm thông tin khác thì các em nên sử dụng từ ngữ đồng nghĩa. Nếu sử dụng hài hòa hai cách này thì các câu trong đoạn sẽ liên kết chặt chẽ, với nhau, nội dung đoạn văn sẽ hay hơn. Tóm lại, để liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ, chúng ta cần sử dụng các đại từ và từ ngữ đồng nghĩa cho phù hợp để việc thay thế từ sao cho có hiệu quả. c, Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng Phép thay thế để liên kết câu có nói về gương hiếu học. Mục tiêu: Học sinh được luyện kĩ năng sử dụng từ thay thế khi viết đoạn văn Đây là hoạt động tôi lo lắng nhiều nhất trong cả bài, bởi bài 3 chính là bài vận dụng, kiểm tra xem học sinh có hiểu bài không? Học sinh phải tự mình viết vào vở với hai nội dung: Tấm gương hiếu học và trong đoạn văn phải có sử dụng từ thay thế để liên kết câu. Với bài 1, học sinh chỉ phải tìm và nhận diện từ dùng để thay thế. Rồi đến bài 2, các em đã có sẵn nội dung và chỉ phải làm là thay thế những từ bị lặp. Còn với bài 3 này, học sinh không những phải viết đúng nội dung theo yêu cầu mà còn phải biết cách dùng từ thay thế để liên kết câu. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để định hướng cho học sinh nhưng vẫn phải phát huy được năng lực của các em. Cuối cùng, tôi cũng tìm ra cách thực hiện: Trước tiên, tôi cùng học sinh trao đổi về yêu cầu bài tập qua hai câu hỏi: + Con hiểu thế nào là hiếu học? + Kể tên 1 số tấm gương hiếu học mà em biết. Sau đó, tôi sẽ sử dụng tranh ảnh kết hợp khai thác tài liệu sưu tầm của học sinh và khai thác vốn sống, hiểu biết thực tế của các em. Khi trao đổi, tôi sẽ đưa ra ba tấm gương hiếu học ở các thời kì khác nhau để học sinh có thể quan sát, hình dung.
File đính kèm:
- skkn_phat_huy_nang_luc_hoc_sinh_trong_tiet_luyen_tap_thay_th.docx