Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Kể chuyện Lớp 5 Dạng bài Nghe – Kể lại

doc 5 trang thanh 21/02/2024 390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Kể chuyện Lớp 5 Dạng bài Nghe – Kể lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Kể chuyện Lớp 5 Dạng bài Nghe – Kể lại

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Kể chuyện Lớp 5 Dạng bài Nghe – Kể lại
 KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ
 GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 5
 DẠNG BÀI NGHE – KỂ LẠI
 A. Mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài : 
 Ngay từ khi mới chào đời con người đã có nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu ấy ngày 
càng không ngừng phát triển và kể chuyện là một phần không thể thiếu của nhu cầu 
giao tiếp ấy.
 Hình thành nhân cách cho học sinh ngoài cung cấp những kiến thức cơ bản, các 
hoạt động giao tiếp hàng ngày ở nhà trường, thi kể chuyện đã góp phần không nhỏ cho 
việc hình thành nhân cách của người học sinh. 
 Như vậy, việc dạy học môn Kể chuyện không chỉ là đơn thuần giáo viên kể mà 
ở đây học sinh tham gia kể, tham gia vào các hoạt cảnh, tham gia vào các vai nhân vật. 
Bên cạnh đó các em còn thi kể, nhận xét cách kể, lối kể của bạn...
 Từ những cơ sở lí luận trên, tôi thấy dạy kể chuyện kiểu bài Nghe - Kể lại đòi 
hỏi rất cao ở người giáo viên và phương pháp tổ chức quá trình dạy học kiểu bài này.
 2. Mục tiêu:
 Phân môn Kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 là một phân môn khó 
dạy và học đối với giáo viên và học sinh nếu giáo viên quan tâm đúng mức.
 Ở lớp 4 các em có thể ghi nhớ tóm tắt và kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh 
hơn ở lớp 1, 2, 3. Vì vậy sang lớp 5 người giáo viên phải chú trọng luyện tập, uốn nắn 
các em tạo cho các em hứng thú trong học tập nhằm hình thành kỹ năng kể chuyện 
một cách khoa học.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Tìm hiểu thực trạng dạy học Kể chuyện lớp 5.
 - Rèn kỹ năng nghe và kỹ năng kể chuyện cho học sinh.
 - Bản thân tôi đã nhận thức rõ vai trò của dạy kể chuyện ở lớp 5. Từ đó rèn nói 
cho học sinh trong các giờ Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu...
 - Định hướng cụ thể khi dạy Kể chuyện lớp 5.
 4. Phạm vi- Đối tượng nghiên cứu:
 - Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học Hiếu Thành .
 - Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 5/3 Trường Tiểu học Hiếu Thành .
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu chương trình Kể chuyện lớp 5.
 - Phương pháp kể chuyện.
 - Phương pháp luyện tập.
 - Phương pháp đàm thoại, trực quan.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 B Nội dung
 1. Cơ sở lý luận:
 Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học, mở rộng tầm 
hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em, ...
 Chính vì vậy, tiết kể chuyện thường được học sinh đón chờ, tiếp thu bằng một 
tâm trạng hào hứng, sôi nổi. Kể chuyện có tác dụng thiết thực như vậy, song thực tế thì 
một số giáo viên chưa thật sự quan tâm mà còn coi là môn học giải trí nên kết quả giờ 
kể chuyện thu được chưa cao. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 tôi đã nghiên 
 Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B
 - 1 - - Không khí của lớp học cũng là yếu tố quan trong để tạo nên thành công. Khi 
dạy tiết kể chuyện giáo viên chú ý tạo không khí thoải mái, ổn định để học sinh tiếp 
thu tốt câu chuyện.
 3.2 Rèn học sinh quan sát và nhận xét tranh nêu nội dung
 Trong mỗi tiết dạy kể chuyện này đều có sử dụng tranh. Đây là đồ dùng dạy 
học hết sức quan trọng, các hình ảnh này đã tóm tắt phần nội dung câu chuyện theo 
mỗi đoạn.
 Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để thuyết minh nội dung tranh 
cũng như đặt tên cho từng tranh có trong SGK.
 Các nhóm có thể lên trình bày ở bảng, giáo viên ghi các ý kiến nhận xét, bổ 
sung. Sau đó, chốt lại ở bảng thuyết minh tranh hợp lý nhất và yêu cầu học sinh đọc lại 
thuyết minh.
 3.3 Rèn kĩ năng kể lại
 Dạng bài "Nghe- kể lại " thông thường là kể trong nhóm sau đó kể trước lớp. 
Trong quá trình dạy, học sinh kể theo nhóm 4. Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm 
trưởng điều hành.
 - Để đạt được kết quả các nhóm làm việc nghiêm túc, không khí vui, tự nhiên 
có tính giúp đỡ lẫn nhau cao. Lắng nghe bạn kể, bổ sung nhận xét.
 - Giáo viên đến các nhóm hướng dẫn cụ thể giúp đỡ nhóm yếu đưa ra các câu 
hỏi có tính gợi mở.
 - Khi học sinh kể trước lớp cần động viên khích lệ kịp thời và yêu cầu các em 
khác nhận xét về lời bạn kể rút ra được điểm mạnh, yếu của từng em.
 3.4 Rèn học sinh kết hợp khéo léo cử chỉ, điệu bộ và nét mặt
 Do đặc điểm tâm sinh lý của con người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học 
thông thường các em ít mạnh dạn, đặc biệt là đứng trước đám đông hay đứng kể ở 
trước lớp nên kể hay lúng túng, quên chuyện nên nhiều em khi lên kể không kể 
được..., trạng thái tâm lý này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình kể chuyện.
 Vì vậy giáo viên khi kể chuyện cần phải kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt 
của mình giống với hành động của nhân vật trong chuyện.
 Ví dụ: Chuyện anh Lý Tự Trọng. Đoạn anh rút súng ra bắn tên mật thám, hay 
đoạn anh lấy xe đạp của tên lính.
 Giáo viên nên kết hợp các động tác của tay.
 Giọng kể, nét mặt cùng thay đổi khi nhân vật vui hay buồn khổ...
 Khi học sinh kể giáo viên chăm chú tập trung nhìn vào các em để khuyến khích 
cũng như uốn nắn kịp thời. 
 Động viên các em mạnh dạn, biết kết hợp các cử chỉ điệu bộ là hết sức cần thiết 
để gây ra không khí hào hứng thi đua trong lớp học.
 3.5 Rèn luyện kĩ năng đóng vai
 Đóng vai là hoạt động được hình thành thông qua các trò chơi hoạt động dạy 
học của các môn khác như: Tự nhiên xã hội, Tập đọc, Đạo đức... trong môn kể chuyện 
đây là phần rất quan trọng, học sinh phải thuộc chuyện, lời thoại của nhân vật và hóa 
thân mình vào các nhân vật trong chuyện. Đây là hoạt động mà học sinh rất thích các 
em luôn được muốn đóng vai diễn lại, muốn thể hiện mình. Họat động đóng vai của 
bài này thường là trong nhóm, sau đó các em lên diễn lại trước lớp.
 - Để có kĩ năng này giáo viên phải bố trí các nhóm của lớp một cách hợp lý, 
không để nhóm quá mạnh, nhóm quá yếu. Các thành viên phải hợp tác với nhau. 
 - Quá trình phân vai trong nhóm có thể là tự nhận thấy nếu hợp lý, nếu không 
giáo viên cần có sự hướng dẫn phù hợp cho từng nhóm.
 Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B
 - 3 - 5. Khả năng nhân rộng
 Kinh nghiệm này đã được kiểm chứng áp dụng tại trưởng Tiểu học Hiếu Thành 
và lan tỏa ra toàn huyện.
 C. Kết luận và đề xuất
 1. Kết luận
 Quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy kiểu bài: “Nghe 
- kể lại chuyện” và tôi đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy 
học. Chính vì vậy mà chất lượng của học sinh ngày càng nâng cao, đặc biệt là môn kể 
chuyện. Học sinh rất hứng thú với môn học, các em say mê tìm tòi để kể lại câu 
chuyện một cách sáng tạo. Chính vì vậy cũng đã có một số đồng nghiệp sử dụng các 
phương pháp trên và đánh giá cao về kinh nghiệm này.
 2. Đề xuất
 Từ kinh nghiệm trên, tôi xin kiến nghị với BGH, với tổ khối chuyên môn nên tổ 
chức cho học sinh tham gia kể chuyện (một lớp nhiều em) dạng bài Nghe- kể lại theo 
chương trình đã học giúp học sinh mạnh dạn tự tin trong học tập.
 Trên đây là những suy nghĩ và tôi đã viết thành kinh nghiệm, ứng dụng vào 
thực tế lớp tôi đang dạy. Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp. Tôi sẽ cố gắng học 
hỏi thêm để bản thân được tiến bộ hơn.
 Hiếu Thành, ngày 10 tháng 01 năm 2021
 Người Viết
 Nguyễn Công Danh
 Ý kiến của trường
 Kinh nghiệm này đã được thông qua HĐKH
 của trường và thực hiện có hiệu quả tốt.
 Xếp loại..
 Hiếu Thành, ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 Người thực hiện: Nguyễn Công Danh Hiếu Thành B
 - 5 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giup_hoc_sinh_hoc_to.doc