Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh Lớp 5 (phần từ đơn, từ ghép)

doc 30 trang thanh 12/11/2023 1130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh Lớp 5 (phần từ đơn, từ ghép)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh Lớp 5 (phần từ đơn, từ ghép)

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh Lớp 5 (phần từ đơn, từ ghép)
 ơ
 UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
 RÈN KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH, PHÂN LOẠI TỪ XÉT THEO 
 CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 5 
 ( PHẦN TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP)
 BỘ MÔN: TIẾNG VIỆT
 Năm học 2017 – 2018
 1 ơ
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
 Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình 
thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ngôn ngữ của học 
sinh thể hiện tốt hay không là nhờ vốn kiến thức Tiếng Việt dồi dào và khả 
năng truyền tải kiến thức và sáng tạo của giáo viên. Song muốn dạy tốt môn 
Tiếng Việt, nhất là phân môn Luyện từ và câu là một điều khó bởi Tiếng Việt 
rất phong phú và đa dạng. Đúng như ông cha ta đã có câu: “ Phong ba bão 
táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.”
 Câu nói đó thể hiện rõ sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Do đó, vấn 
đề dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ và câu 
nói riêng là một yếu tố quan trọng giúp phát triển năng lực trí tuệ và những 
phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt 
để góp phần rèn luyện cho các em những thao tác tư duy về ngôn ngữ, giúp 
học sinh có hiểu biết sơ giản về quy tắc cấu tạo từ, nắm vững quy tắc dùng từ 
đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp và có những hiểu biết ban 
đầu về tự nhiên xã hội con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước 
ngoài. Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, và hình thành thói quen giữ gìn 
sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt 
Nam.
 Trong thực tế giảng dạy tôi thấy việc xác định, phân loại từ xét theo cấu 
tạo cho học sinh là một phần kiến thức rất khó không chỉ đối với học sinh 
trung bình mà còn khó với cả học sinh có năng khiếu. Các em rất lúng túng 
khi học phần kiến thức này. Các em có xác định, phân loại được từ đơn, từ 
ghép đúng, chính xác thì mới có thể xác định được từ loại của từ.
 Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến:
 “ Rèn kĩ năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh lớp 5 
( phần từ đơn, từ ghép )”
 Trong sáng kiến tôi đã trình bày cơ sở lí luận, thực trạng của vấn đề dạy 
phân loại từ theo cấu tạo. Đưa ra các giải pháp, biện pháp thực hiện để rèn kĩ 
 3 ơ
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Người Việt Nam ta đã có câu: 
 “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”
Câu nói đó cho thấy ngữ pháp Việt Nam không hề đơn giản.
 Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ dạy Tiếng Việt ở tiểu học giúp học sinh 
nghe - nói - đọc - viết thành thạo. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh 
nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các quy tắc cấu tạo từ và sử 
dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình. Đồng thời ngữ pháp 
cũng có nhiệm vụ rèn luyện tư duy, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh để giữ gìn 
sự trong sáng của tiếng Việt. Học sinh muốn nắm chắc được ngữ pháp trước 
hết phải nắm vững cấu tạo từ (đơn vị nhỏ nhất của câu). Là một giáo viên đã 
giảng dạy nhiều năm, tôi thấy việc dạy cho học sinh nắm rõ khái niệm từ, biết 
vận dụng từ vào thực tế bài học, vào cuộc sống giao tiếp hằng ngày là một 
điều hết sức quan trọng. Mặt khác, học sinh muốn nói, viết đúng ngữ pháp, 
câu có hình ảnh, cảm xúc phải hiểu rõ từ. Nói cách khác, để có thể viết văn 
hay, có cảm xúc thì học sinh phải nắm chắc, phân biệt rõ cấu tạo của từ.
 1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5
 - Phạm vi nghiên cứu: Nhà trường Tiểu học
 1.2. Phương pháp nghiên cứu
 Qua quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến tôi đã sử dụng các 
phương pháp sau:
 1- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu.
 2- Phương pháp phân tích tổng hợp.
 3- Phương pháp điều tra.
 4- Phương pháp thực nghiệm.
 5- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
 5 ơ
còn hạn chế, cần phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng các nhu cầu học 
tập, giao tiếp... Việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh càng được coi là quan 
trọng không thể bỏ qua.
3. Thực trạng việc dạy phân loại từ theo cấu tạo
3.1. Đối với chương trình sách giáo khoa
 Số tiết học về từ đơn, từ ghép trong chương trình tiểu học rất ít, chủ yếu ở 
lớp 4. Chính vì vậy phương pháp, kỹ năng xác định phân loại từ đơn, từ ghép 
chưa được hình thành một cách rõ rệt, kỹ năng xác định của học sinh chưa 
đảm bảo chính xác. Vì thế khi lên lớp 5, nhiều em đã quên kiến thức này, khi 
luyện tập thực hành còn lúng túng và đạt kết quả không cao. Việc học Luyện 
từ và câu cũng như cách xác định từ đơn, từ ghép còn mang tính thụ động, 
chưa biết phát huy triệt để vốn kiến thức khi luyện tập, thực hành. Chính vì 
thế, tôi đã tận dụng các tiết học tăng cường Tiếng Việt để rèn cho học sinh kĩ 
năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo, nhằm giúp học sinh nắm vững 
kiến thức về từ .
3.2. Đối với giáo viên 
 Giáo viên là một trong 3 nhân tố cần được xem xét của quá trình dạy học 
Luyện từ và câu, là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình dạy học 
này. Khi nghiên cứu việc dạy từ đơn, từ ghép cho học sinh lớp 5, tôi thấy thực 
trạng của giáo viên như sau:
 Do Luyện từ và câu là một phân môn khó, cho nên giáo viên còn lúng 
túng trong việc tổ chức 1 tiết dạy - học Luyện từ và câu, sao cho đúng yêu 
cầu, đúng đặc trưng của phân môn và đạt được hiệu quả dạy học cao.
 Phần từ đơn, từ ghép là phần kiến thức khó trong phân môn Luyện từ và 
câu nên khi dạy học sinh nhiều giáo viên còn gặp khó khăn, lúng túng. Giáo 
viên có tâm lý ngại dạy phần này. hiệu quả dạy - học phần này nhìn chung 
còn thấp.
 Một số giáo viên ít chịu đầu tư thời gian nghiên cứu khi dạy phần này nên 
chưa tìm ra phương pháp dạy cho phù hợp với học sinh, lệ thuộc nhiều vào 
đáp án hướng dẫn ở cuối sách nâng cao... dẫn đến có trường hợp sách in nhầm 
 7 ơ
các em còn làm sai yêu cầu hoặc bỏ sót, không làm hết các yêu cầu của đề 
bài...
 Cách dạy của giáo viên như đã nói ở trên cũng phần nào khiến cho học 
sinh thụ động tiếp thu bài giảng dẫn đến dễ mệt mỏi. Từ đó nảy sinh tâm lý 
ngại học phân môn Luyện từ và câu.
 Qua thực tiễn dạy học cho thấy nhiều học sinh khi hỏi về lý thuyết thì trả 
lời trôi chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và 
thường làm bài không đạt yêu cầu. Điều đó có nghĩa là khi chủ động vận dụng 
những kiến thức đã học, học sinh tỏ ra yếu kém, thiếu chắc chắn.
 Do vậy , tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 5B bằng bài tập sau:
 Đề bài: Hãy chỉ ra những từ đơn, từ ghép trong đoạn văn sau và cho biết 
từ đơn khác từ ghép như thế nào? Trong các từ ghép đó, từ ghép nào có nghĩa 
phân loại, từ ghép nào có nghĩa tổng hợp?
 " Mùa lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe." 
Qua khảo sát ở lớp tôi có 27 học sinh, kết quả khảo sát như sau:
 Đạt Chưa đạt
 SL % SL %
 18 66,7 9 33,3
 Điều đáng nói ở đây có tới 9 em xác định từ chưa đúng, 8 em xác định sai 
kiểu từ ghép, 10 em không nói được sự khác nhau giữa từ đơn, từ ghép. Trong 
bài làm còn bộc lộ rất nhiều hạn chế như: Không làm đủ các yêu cầu của đề 
bài, cách trình bày chưa khoa học, rõ ràng, câu trả lời chưa đầy đủ...
 Qua dự giờ, trực tiếp giảng dạy tôi thấy kết quả chưa cao như đã nêu ở 
trên là do nguyên nhân ở cả hai phía. Người dạy ( GV) và người học (HS). Do 
vậy tôi thấy cần phải tự trau dồi kiến thức tìm mọi phương pháp đổi mới trong 
hướng dẫn giảng dạy để khắc phục thực trạng trên nhằm rèn kỹ năng xác 
định, phân loại từ theo cấu tạo cho học sinh tốt.
 9 ơ
 + Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận:
 * Từ bao giờ cũng có nghĩa. Có từ một tiếng, có từ nhiều tiếng ( 2, 3, 4 
tiếng). Từ dùng để đặt câu.
 + Giáo viên khắc sâu, nhấn mạnh thêm: "Từ thì phải có nghĩa, nếu không có 
nghĩa thì đó không phải là từ". Giáo viên đưa ra một số tiếng: đẽ, biêng, lẽo, 
qué....
 - Học sinh nhận xét xem đó có phải là từ không? Vì sao?
Học sinh đều trả lời được đó không phải là từ, vì từng tiếng đó không có 
nghĩa.
 Giáo viên: Đó là đặc điểm thứ nhất của từ, có thể dùng đặc điểm đó để 
nhận biết từ. 
 Vài học sinh nhắc lại đặc điểm thứ nhất của từ - giáo viên ghi lên bảng đặc 
điểm đó 
 * Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu: Giáo viên đưa ra một số tổ hợp: Tiếng 
sơn ca, cơm chín, sông dài... rồi yêu cầu học sinh nhận xét xem đó có phải là 
từ không?
 Nhiều học sinh cho rằng từng tổ hợp đó là một từ. Khi đó tôi đã hướng 
dẫn học sinh như sau:
 Tổ hợp " Tiếng sơn ca" chưa phải là đơn vị nhỏ nhất, vẫn có thể phân 
thành đơn vị nhỏ hơn, có nghĩa và đặt câu một cách dễ dàng, đó là "tiếng" và 
"sơn ca"...
 Tôi lại đưa tiếp một số từ: xà phòng, ti vi, cà phê, 
 - Yêu cầu học sinh nhận xét thì nhiều em cho rằng từng từ đó là gồm hai từ 
một tiếng. Lúc đó tôi lại hướng dẫn học sinh: " Xà phòng" là một từ gồm hai 
tiếng vì muốn đặt câu phải dùng cả hai tiếng đó...
 Giáo viên chốt đặc điểm thứ hai của từ : "Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt 
câu".
 Vài học sinh nêu đặc điểm thứ hai của từ. Giáo viên ghi lên bảng đặc điểm 
đó. Sau đó giáo viên khắc sâu: Khi phân cắt từ mà thành đơn vị nhỏ nhất có 
nghĩa, dùng đặt câu được thì đó là từ. Còn khi phân ranh giới từ mà thấy có 
 11 ơ
xây dựng được những tiêu chí dùng làm cơ sở để phân biệt từ ghép với cụm 
từ tự do ( tổ hợp gồm hai hoặc hơn hai từ đơn).
 Vậy muốn biết một tổ hợp nào đó là một từ ghép hay kết hợp hai từ đơn, 
ta lần lượt xem xét tổ hợp về hai phương diện: Kết cấu và nghĩa.
 + Về kết cấu: Nếu quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ 
tách rời, có thể chêm xen một yếu tố khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ 
hợp về cơ bản không thay đổi thì tổ hợp ấy là hai từ đơn. Ngược lại, nếu mối 
quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp chặt chẽ, khó có thể tách rời, tạo thành 
một khối vững chắc, mang tính cố định, ổn định... thì tổ hợp ấy là một từ 
ghép.
 + Về mặt nghĩa: Nếu tổ hợp đó gọi tên, định danh một sự vật, hiện tượng 
trong thế giới khách quan, biểu đạt một khái niệm ( về sự vật, hiện tượng)...
thì tổ hợp ấy là một từ ghép. Ngược lại, nếu tổ hợp ấy gọi tên định danh nhiều 
sự vật, hiện tượng, biểu đạt nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) thì tổ 
hợp ấy là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai từ đơn. Ví dụ: Về mặt nghĩa, các tổ 
hợp: chuồn chuồn nước, mặt hồ, lặng sóng mang nhiều đặc trưng của một từ - 
từ ghép ( mỗi tổ hợp có một nghĩa chung, thống nhất, là " tên gọi" của một sự 
vật, hiện tượng ) còn các tổ hợp: tung cánh, lướt nhanh, trải rộng mang nhiều 
đặc trưng của kết hợp hai từ đơn.
 Sau đó giáo viên cho học sinh luyện tập một số ví dụ:
 Chẳng hạn: gạch một gạch dưới các từ ghép trong các từ và kết hợp từ dưới 
đây:
 Bánh cốm, bánh nướng, nướng bánh, nướng chả, bánh rán, rán bánh, rán 
cá, đạp xe, xe đạp, xe máy.
 Qua theo dõi, tôi thấy hầu như học sinh đều tìm được các từ ghép trong đó 
là: Bánh cốm, bánh nướng, bánh rán, xe đạp, xe máy.
 Tôi yêu cầu các em giải thích tại sao em cho đó là từ ghép thì rất nhiều em 
đã giải thích được: "Vì quan hệ giữa các tiếng trong từ đó chặt chẽ, khó có thể 
tách rời, tạo thành khối vững chắc. Còn các trường hợp còn lại giữa các tiếng 
 13 ơ
đặc điểm của loại này, nghiêng về, thiên về loại này mà ít mang đặc điểm của 
loại khác. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ta sẽ có kết luận tổ hợp này hoặc tổ 
hợp kia thiên về từ ghép ( một từ ) hay thiên về cụm từ tự do ( nhiều từ).
 Môn Tiếng Việt ở tiểu học là một môn học thực hành. Có thể nói tính chất 
thực hành là đặc trưng nổi bật nhất của môn học này. Thông qua hệ thống bài 
tập, giáo viên giúp học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng lĩnh hội và tạo 
lập ngôn bản ( nghe, đọc – nói, viết). Vì vậy, sau khi bằng ngữ liệu đưa ra để 
củng cố, khắc sâu lý thuyết về từ và cung cấp cho học sinh các "mẹo" xác 
định từng từ trong chuỗi lời nói ở trên, tôi đã hướng dẫn học sinh luyện tập 
thực hành bằng hệ thống bài tập nhằm mục đích rèn kỹ năng phân cắt từ cho 
học sinh và gây hứng thú học tập bằng các bài tập được nâng dần từ dễ đến 
khó, giúp học sinh biết vận dụng các phương pháp, các thao tác đã được 
hướng dẫn ở trên vào việc xác định đúng đường ranh giới từ trong các bài tập.
4.1.2. Bài tập thực hành 
* Phân biệt đâu là một từ, đâu là hai từ: Ca nô, thằn lằn, chuối chín, vở mới, 
băn khoăn, róc rách, bàn đẹp, núi cao, nòng nọc.
 + Qua theo dõi học sinh thực hành, tôi thấy ở bài tập này hầu như các em 
nhận diện và giải thích được:
 Những cách nói là một từ: Ca nô, thằn lằn, băn khoăn, róc rách, nòng nọc.
 Vì muốn đặt câu phải dùng cả hai tiếng. Còn những trường hợp còn lại mỗi 
trường hợp gồm hai từ. Vì từng tiếng tách ra có nghĩa và có thể đem ra đặt 
câu rõ ràng.
 *Tìm từ trong các câu sau:
 - Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
 - Đồng lúa rộng mênh mông.
 -Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
 + Với mỗi bài tập, trước khi đưa ra tôi đều nghiên cứu dự đoán những trường
hợp học sinh có thể dễ mắc để chuẩn bị phương án giải quyết cho phù hợp.
 Khi đưa ra bài tập trên cho học sinh thực hành, tôi dự đoán có thể sẽ có hai 
trường hợp xảy ra:
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_xac_dinh_phan_loai_tu_xet.doc