Bản mô tả SKKN Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5

doc 8 trang thanh 29/10/2023 1090
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả SKKN Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả SKKN Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5

Bản mô tả SKKN Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
 Mã số:..
 1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến
 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
 Trong những năm học gần đây, qua tìm hiểu tình hình học sinh của trường 
và đồng thời qua thực tế giảng dạy, tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh chưa được 
tốt. Có nhiều em đọc còn yếu. Thậm chí học sinh lớp 5 còn đánh vần. Đọc chưa 
thể hiện được giọng đọc của thể loại văn tả, kể chuyện, kịch, lời đối thoại. Các 
em đọc chưa lưu loát, phát âm bị lẫn phụ âm đầu, thanh, vần, chưa biết cách đọc 
hiểu, dẫn đến việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản còn khó khăn. Điều 
này ảnh hưởng không ít đến việc học tập và cả kết quả giáo dục của lớp.
 Học sinh có đọc thông thạo và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, 
đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc, hiểu tường tận về nội 
dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài.
 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy cần thiết phải có biện pháp làm sao 
cho hầu hết học sinh đều đọc tốt, vì đó là nền tảng để cho các em học tốt phân 
môn Tập đọc nói riêng và tất cả các môn học nói chung. Nó tạo ra hứng thú và 
động cơ học tập; giúp trẻ thêm tự tin trong giao tiếp và học tập. Chính vì vậy, 
dạy đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn ở bậc tiểu học. 
 Ưu điểm của giải pháp cũ
 Các giải pháp trước đây đã nêu được trình tự của các bước khi dạy học sinh 
luyện đọc. Đồng thời, đưa ra những biện pháp giúp học sinh cảm thụ được nội 
dung bài đọc và một số cách luyện đọc tốt.
 Nhược điểm của giải pháp cũ
 1 
tập của học sinh.
 - Phân loại học sinh theo khả năng đọc
 Qua tìm hiểu, điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt 
là về kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo ba đối tượng:
 + Đối tượng 1: Học sinh đọc tốt, thể hiện nội dung bài đọc qua giọng đọc 
(đọc diễn cảm).
 + Đối tượng 2: Học sinh đọc to, rõ, lưu loát nhưng chưa diễn cảm.
 + Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, đọc chậm, ấp úng.
 Dựa vào kĩ năng đọc của từng học sinh mà sắp xếp chỗ ngồi cho các em 
đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để tạo thành đôi bạn cùng tiến. Ở 
từng chủ điểm tôi giới thiệu ý chính của chủ điểm được thể hiện trong các bài 
đọc để các em bước đầu nắm được ý nghĩa của bài đọc, cũng như yêu cầu cơ bản 
để từ đó các em rèn kĩ năng đọc đúng, đọc tốt hiệu quả hơn. 
 - Chuẩn bị trước khi luyện đọc
 Do học sinh không luyện đọc trước bài tập đọc, nên các em thường đọc 
thêm chữ, bớt chữ và tốc độ đọc còn chậm. Giáo viên cần đôn đốc và nhắc nhở 
các em thường xuyên trong việc rèn luyện đọc. Chuẩn bị chu đáo bài dạy, dự 
tính các tình huống xảy ra trên lớp. Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi học, làm chủ 
tia mắt, cách lấy hơi khi đọc làm cơ sở cho đọc đúng.
 - Luyện đọc đúng
 Để rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh thực hiện như sau: Gọi học sinh 
đọc mẫu, chia đoạn, cho học sinh đọc nối tiếp đoạn, đọc trong nhóm, nhóm đọc 
trước lớp, giáo viên đọc mẫu.
 Lắng nghe giọng đọc của học sinh để phát hiện kịp thời những đối tượng 
phát âm sai, đọc sai để uốn nắn sửa chữa. Ví dụ: (Trong bài “Mùa thảo quả” - 
Tiếng việt 5 - tập 1, trang 113). Giáo viên lưu ý các từ học sinh dễ đọc sai như: 
Đản Khao, lướt thướt, Chin San, xòe lá, bỗng rực lên, say ngây, không gian... 
Đối với bài tập đọc có nhiều từ phiên âm tiếng nước ngoài tôi hướng dẫn cho 
các em bằng cách ghi từ đó lên bảng, đọc mẫu, học sinh luyện đọc để khi đọc 
 3 Đọc lưu loát là nói đến tốc độ, không ê a, ngắt ngứ. Tốc độ đọc nhanh chỉ 
thực hiện khi đã đọc đúng. Khi đọc, phải chú ý xác định tốc độ để cho người 
nghe kịp hiểu. Nhưng đọc nhanh không phải là đọc liên tục, không ngừng nghỉ. 
Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của 
lời nói (khoảng 120 tiếng/ phút). Khi đọc thầm, tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều.
 Muốn cho học sinh đọc nhanh, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài tốt, học 
sinh phải đọc trước nhiều lần.
 Đối với các em đọc chậm, tôi tổ chức cho các em luyện đọc thêm trong giờ 
truy bài, sau giờ học.
 Trên lớp, tôi hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu 
cho học sinh đọc thầm theo.
 - Luyện đọc có ý thức (đọc hiểu)
 Để giúp học sinh đọc, cảm nhận được văn bản thì trong giờ Tập đọc phải 
chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đây là vấn đề cần thiết, quan 
trọng đối với học sinh lớp 5. Có hiểu được nội dung bài thơ, bài văn thì mới có 
cách đọc đúng, đọc tốt được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong 
bước đọc thầm. Như vậy, học sinh đã được đọc thầm nhiều lần trước khi phân 
tích nội dung bài học. Việc đọc thành tiếng và đọc thầm đã được kết hợp nhuần 
nhuyễn với nhau. Để giúp học sinh đọc hiểu tốt, tôi thường sử dụng phương 
pháp đàm thoại, hỏi - đáp kết hợp nêu vấn đề, dẫn dắt, gợi mở, sử dụng đồ dùng 
trực quan giúp học sinh hiểu nghĩa của từ và nội dung của đoạn, bài. 
 Tôi hướng dẫn các em đọc thầm kết hợp với đọc thành tiếng một đoạn hoặc 
cả bài và trả lời câu hỏi. Để giúp các em hiểu được nội dung bài, tôi thường xem 
xét hệ thống câu hỏi, nếu cần có thể bổ sung hoặc xây dựng lại sao cho phù hợp 
với nhận thức của học sinh. 
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh hiểu bài tập đọc, tôi cũng thường chú ý 
sửa cho học sinh đọc đúng tiếng, từ ; ngắt - nghỉ hơi đúng chỗ, để cho các em 
chuyển sang phần đọc diễn cảm tốt hơn. 
 - Luyện đọc diễn cảm
 5 Muốn đạt được những kết quả này đòi hỏi ở mỗi giáo viên cần làm được 
những việc như sau:
 - Giáo viên phải là người đọc đúng chuẩn tiếng Việt, đọc hay, có sức thu 
hút học sinh. Rèn đọc từng bước một.
 - Thực hiện tốt đặc trưng của bộ môn. Trong quá trình giảng dạy, giáo 
viên luôn quan sát, kiểm tra,  từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng 
mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn 
tận tình và thường xuyên.
 - Phải phối hợp với phụ huynh kịp thời.
 - Động viên các em bằng lời khen. Đổi mới đánh giá chú ý lời nhận xét 
trực tiếp. Với học sinh khen đúng sự tiến bộ để kích thích các em ngày càng 
đọc tốt hơn.
 - Giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để 
nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên 
mới có thể giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả.
 - Một số biện pháp ngoài giờ dạy đọc:
 + Khuyến khích học sinh tham gia Câu lạc bộ đọc sách.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm, thi ngâm thơ vào cuối tuần. Giáo viên chuẩn bị 
một số bài học sinh bốc thăm thi đọc trước lớp, học sinh bình chọn bạn đọc tốt, 
đại diện luân phiên theo tổ.
 + Hướng dẫn học sinh tham gia phong trào phát triển văn hóa đọc trong 
nhà trường.
 + Thi làm phát thanh viên của lớp.
 + Học sinh tham gia đọc sách báo và giới thiệu để giáo viên chọn đọc cho 
các bạn nghe vào giờ sinh hoạt lớp.
 + Tổ học nhóm đặt ra yêu cầu cho nhóm giúp đỡ các bạn đọc yếu, đọc tốt 
hơn.
 7

File đính kèm:

  • docban_mo_ta_skkn_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_5.doc