Bản mô tả SKKN Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 5 bằng sơ đồ tư duy

docx 15 trang thanh 21/10/2023 1581
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả SKKN Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 5 bằng sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả SKKN Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 5 bằng sơ đồ tư duy

Bản mô tả SKKN Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 5 bằng sơ đồ tư duy
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: 
 “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh 
lớp 5 bằng sơ đồ tư duy”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Môn học Tiếng Việt, 
 Phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
 3. Tác giả: 
 Họ và tên : Phạm Thị Yến 
 Ngày sinh : 17/12/1976 
 Chức vụ : Giáo viên. 
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Tiền Phong.
 Điện thoại : 0812994066
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền Phong
 Địa chỉ: xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo
 Điện thoại: 0225584300
 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
 Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập nên đòi hỏi ngành giáo dục phải 
đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, 
đáp ứng được các yêu cầu của xã hội hiện đại. Ngành giáo dục đã có rất nhiều 
những đổi mới trong phương pháp dạy học đặc biệt là trong môn Tiếng Việt cho 
HS tiểu học. 
 Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học là hình thành và 
phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học 
tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Ở bậc Tiểu học, khả 
năng nhận thức của học sinh mới chỉ đạt ở mức độ lí tính, chưa có kĩ năng quan 
sát tinh tế. Tri giác còn thiếu mục đích, kế hoạch. Tư duy trực quan bằng hình ảnh 
là chủ yếu. Do vậy khả năng ghi nhớ không chủ định, chủ yếu là ghi nhớ máy 
móc. Gần đến cuối cấp học, tư duy của các em dần chuyển từ tư duy cụ thể sang 
tư duy trừu tượng, khái quát. Đầu cấp học, hoạt động phân tích tổng hợp của các 
em còn mang tư duy của trẻ mẫu giáo. Đến cuối cấp học, trẻ có khả năng quan sát 
mang tính mục đích, tinh tế, có khả năng tìm ra được những nét đặc thù của đối 
tượng và biết dựa vào dấu hiệu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Các em 
đã có khả năng động não, suy nghĩ để phân tích, tổng hợp một sự việc hay một 
vấn đề nào đó.
 Luyện từ và câu là phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn này, 
học sinh biết: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu 
biết cơ bản về từ và câu. Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ và câu, sử dụng dấu 3
 So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có 
những điểm vượt trội như sau:
 - Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
 - Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng 
thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
 - Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị 
giác.
 - Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
 - Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
 - Mỗi sơ đồ sẽ được phân biệt với nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
 - Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất 
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng 
và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
 - Với phương pháp này giúp các em học sinh lớp 5 học tốt phân môn Luyện 
từ và câu, tôi đã áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Tiền 
Phong, tuy có nhiều thành công song mặt nào đó nó vẫn còn hạn chế. Đối với một 
số trường hợp nếu học sinh không trực tiếp là người vẽ sơ đồ tư duy thì học sinh 
đó sẽ gặp khó khăn trong việc giải mã sơ đồ tư duy.
 * Phương pháp khắc phục các hạn chế:
 Để cho việc sử dụng SĐTD trong dạy học đạt hiệu quả thiết thực, GV cần 
có kế hoạch:
 - Đối với HS trung bình: Tập cho HS có thói quen tự ghi chép, tổng kết 
một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng SĐ
TD. 
 - Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ SĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV 
cho các em làm quen với một số SĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng 
cách cho từ khóa (key words) – tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đ
ề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt ra các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra 
các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3 Hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức 
trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung 
trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài 
học được vẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐ
TD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng.
 - Với cách làm này, GV sẽ rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách 
suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức 
vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.
 - Đối với HS khá giỏi: Sử dụng SĐTD để tìm hiểu cách giải quyết một vấn 
đề, hay tìm nhiều hướng giải của một bài toán, hệ thống hóa kiến thức  Việc vẽ 
ra SĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức 
mới để cả nhóm tìm cách giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống 
hóa kiến thức một chủ đề, một chương. Sau khi mỗi nhóm “vẽ” xong, đại diện 
mỗi nhóm hoặc một số thành viên trong mỗi nhóm thuyết trình” SĐTD cho 
cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Ngoài việc vẽ SĐTD 
trong học tập, nên tập cho các em có thói quen sử dụng SĐTD tự ghi tóm nội dung 5
 * Sơ đồ tư duy đầy đủ.
 - Lưu ý khi vẽ SĐTD
 Không cần phải vẽ nhánh quá to, nhưng các nhánh nên có sự uốn lượn và 
thon, có thể ôm vòng lấy từ khóa.
 Những từ khóa dù là tiêu đề chính hay phụ thì hãy cố gắng viết hoa trong 
mọi trường hợp. Khi viết hoa các từ khóa sẽ trở nên dễ nhìn, dễ đọc hơn.
 Nếu SĐTD có ít nhánh thì phải vẽ dàn trải các nhánh đó tỏa khắp bốn góc 
của tờ giấy. Nhằm mục đích không làm trống tờ giấy và đó là cách phóng đại 
hình ảnh.
 Các nhánh chính nếu là hình thon dài thì nên tô màu. Tô màu nhằm phân 
biệt các ý, tùy theo ý nghĩa của từ khóa mà ta chọn màu cho phù hợp với từng 
nhánh.
 Màu sắc của các nhánh sát nhau nên có sự tương phản. Nếu dùng 
nhiều màu sắc tương phản với nhau, màu sắc này sẽ gợi hình ảnh của màu sắc 
kia và ngược lại. 
 VD: Tự thiết kế một số sơ đồ tư duy bằng việc vẽ trên giấy hoặc trên bảng 
phụ,.. sau đó giới thiệu cho học sinh làm quen và biết cách vẽ.
 Giải pháp 2. Hướng dẫn học sinh đọc và ghi nhớ kiến thức sơ đồ tư 
duy.
 - Giáo viên hướng dẫn cụ thể cách đọc sơ đồ tư duy:
 + Đọc từ khóa chính trước
 + Đọc các nhánh 1.
 + Đọc nhánh 2 của mỗi nhánh.
 Giải pháp 3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong các dạng bài Luyện từ và câu 
lớp 5 7
 Ví dụ: Bài ôn tập về từ loại, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ 
tư duy theo mẫu sau:
 2. Sử dụng sơ đồ tư duy ngoài tiết học.
 Không những ở trên lớp mà giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng sơ đồ tư 
duy như một dạng bài tập để học sinh về nhà hoàn chỉnh. Đây là cách để học sinh 
ôn bài rất có hiệu quả. Các em phải nhớ một cách thực sự chứ không phải học vẹt 
mới có thể vẽ trên sơ đồ tư duy và sau đó mang đến lớp trình bày. Có thể tóm tắt 
các bước hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy ngoài tiết học như sau:
 Bước 1: Sau khi giáo viên dạy xong bài, yêu cầu học sinh nhắc lại toàn bộ 
kiến thức.
 Bước 2: Hướng dẫn sơ lược học sinh về nhà vẽ sơ đồ tư duy cho phần bài 
học trên lớp. 9
 Bước 2: Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa. Để dễ 
hiểu có thể sử dụng một từ khóa: Quan hệ từ. 
 Bước 3: Mỗi từ ngữ, hình ảnh tiếp theo phải đứng một mình và trên một 
dòng riêng. Ở đây từ ô Quan hệ từ có 4 nhánh con.
 Bước 4: Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung 
tâm. Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu nhỏ dần khi toả 
ra xa. 
 Bước 5: Viết tiếp các thông tin quan trọng bằng các “từ khóa” hết sức ngắn 
gọn từ các nhánh con theo cùng tông màu của nhánh lớn. Ví dụ như màu đỏ thì 
cần phải cùng màu đỏ, màu xanh cùng màu xanh.
 Bước 6: Hoàn thiện sơ đồ tư duy bằng các hình ảnh, kí hiệu riêng của mình.
 * Dạng 2: Các bài mở rộng vốn từ
 Với dạng này, từ các chủ đề chính của bài, giáo viên đưa ra các ý chính là 
các nhánh lớn. Từ các nhánh lớn đó sẽ có các nhánh nhỏ là các ý chính tiếp theo 
xoay quanh chủ đề chính. Với những dạng bài này, các em có thể rất tự do sáng 
tạo theo ý hiểu của mình. Một số bài có thể sử dụng bản đồ tư duy như: Mở rộng 
vốn từ: Bảo vệ môi trường, Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc, Mở rộng vốn từ: An ninh 
– Trật tự
 Ví dụ: bài Mở rộng vốn từ: Nam và nữ - tuần 29/ Tiếng Việt 5, Tập 2
 Đây là sơ đồ tư duy mà giáo viên có thể đưa ra làm mẫu cho HS: 11
* Dạng 3: Các bài ôn tập
- Ví dụ: Bài: Ôn tập về câu (SGK TV5 tập 1 trang 171)
- Bài: Ôn tập về câu ghép (SGK TV5 tập 2) 13
 Qua việc vận dụng phương pháp “Sử dụng bản đồ tư duy nhằm nâng cao 
chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5” với những 
biện pháp nói trên. Kết quả thực hành cho thấy:
 Tiết dạy nhẹ nhàng hơn, giáo viên và học sinh làm việc một cách nhịp 
nhàng, hiệu quả.
 Hình thành cho các em một phương pháp học tập mới.
 Lớp học sôi nổi, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, tạo hứng thú và yêu 
thích môn học hơn.
 Trong giờ giải lao, tôi có trò truyện với một số em học sinh khi được tham 
gia sử dụng sơ đồ tư duy, các em cho biết: “ Chúng em rất thích được tham gia 
học theo phương pháp này, vì bạn nào cũng được đưa ra ý kiến riêng của mình, 
bạn nào cũng được làm việc, biểu diễn theo khả năng của mình, chúng em làm 
việc rất say mê, kiến thức chúng em thu được lô-gic với nhau, chúng em nhớ kiến 
thức dễ hơn và lâu hơn...”
 II.1. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO
 II.1.1. TÍNH MỚI
 Giải pháp trong đề tài của tôi không trùng với nội dung các giải pháp đã 
đăng kí sáng kiến trước đó. Các phương pháp vận dụng cũng không phải mới tuy 
nhiên cái mới ở đây chính là tôi đã áp dụng phương pháp học tập này ngay từ đầu 
năm học và với nhiều dạng bài khác nhau. Giáo viên phải xác định được mục tiêu, 
kiến thức trong tâm của mỗi bài học, giải pháp này đòi hỏi giáo viên cần nghiên 
cứu bài kĩ lưỡng khi soạn giáo án, lựa chọn sơ đồ tư duy phù hợp. Giáo viên cần 
hướng dẫn học sinh thực hiện vẽ sơ đồ tư duy một cách thành thạo bài bản. Bản 
thân tôi không đứng một chỗ để vận dụng các phương pháp mà phải sát học sinh 
quan sát học sinh làm rồi đóng vai là học sinh làm trước, hướng dẫn và làm mẫu 
thật tỉ mỉ cách làm và để học sinh tự làm. Giải pháp đối với người học đòi hỏi 
người học phải quan sát và tích hợp kiến thức nhiều môn để có kĩ năng thành thạo. 
Học sinh được hoạt động nhóm nhiều từ đó cũng hình thành được kĩ năng làm 
việc nhóm.
 Trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng và môn Tiếng Việt bậc Tiểu 
học nói chung, việc “Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy 
- học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5” là vấn đề mà tôi thấy chưa có tài liệu nào 
nghiên cứu sâu và có những phương pháp sử dụng cụ thể. Chính vì thế mà trong 
quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp, chưa mạnh dạn 
nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng. Bởi vậy, năm học 2020-2021, qua thực tế giảng 
dạy tại lớp 5A, tôi nhận thấy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt 
sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo 
dục. Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ học Tiếng Việt mang lại hiệu quả giáo dục 
đáng kể như: giúp học sinh tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học 
sinh, góp phần thiết thực vào việc hình thành khắc sâu kiến thức cơ bản của bài 
học cũng như rèn luyện kĩ năng cơ bản của từng tiết học. Hơn nữa, việc sử dụng 
sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hệ thống được mạch 
kiến thức đã học. Nếu giáo viên lựa chọn được sơ đồ tư duy phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lý học sinh Tiểu học, tổ chức đúng cách và đúng hướng sẽ giúp cho các 

File đính kèm:

  • docxban_mo_ta_skkn_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mon_luyen_tu.docx