SKKN Một số phương pháp phát triển khả năng thường thức mĩ thuật cho học sinh Khối 3-4-5
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp phát triển khả năng thường thức mĩ thuật cho học sinh Khối 3-4-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp phát triển khả năng thường thức mĩ thuật cho học sinh Khối 3-4-5
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với những môn học khác ở bậc tiểu học, môn mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng, nhờ đó mà học sinh nắm bắt được về cái đẹp thẩm mĩ xung quanh ta và tren thế giới; góp phần phát triển về óc sang tạo học sinh. Qua thực tế giảng dạy và nhiều năm đứng lớp tôi thấy: Thường thức mĩ thuật có vị trí rất quan trọng trong môn học mĩ thuật. Các em được làm quen với tranh của các bạn thiếu nhi, của họa sĩ ở khắp cả nước cũng như trên trế giới. vì vậy đây cũng là một vấn đề mà tôi luôn trao đổi với các bạn đông nghiệp, các giáo viên dạy môn mĩ thuật làm trế nào để học sinh biết cách xem tranh và hứng thú khi xem tranh, cảm nhận được cái đẹp của tranh, đưa ra được suy nghĩ của mình về bức tranh được thương thức. Điều đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của mỗi giáo viên đứng lớp. Là một giáo viên chuyên trách tôi qua kinh nghiệm của bản than và học hỏi , trao đổi kinh nghiệm của đồng nhiệp tôi rút ra được “một số phương pháp phát triển khả năng thường thức mĩ thuật cho học sinh” đẻ góp phần nâng cao chất lươnhj dạy và học môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của, nhận xét của hội đồng khoa học và đồng nghiệp. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Con người sống giữa thiên nhiên “đầy ắp” ngôn ngữ tạo hình, đường nét, hình khối,màu sắc của cỏ cây, hoa lá, mây trời, muôn thú tất cả đều lung linh, đẹp đẽ.Chúng không chỉ cho ta vật chất để sống mà từ cái đẹp đó đã đem lại cho con người những xúc cảm, tình cảm yêu đời, yêu người. Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp sẽ không ngừng được nâng cao, cái đẹp đã thực sự trở thành một động lực phát triển của xã hội, góp phần - 1 - làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học và phối hợp với học sinh một cách nhịp nhàng trong khi lên lớp nhằm giúp học sinh từng bước nâng cao nhận thức làm cho tâm hồn các em trở nên phong phú, phát triển toàn diện nhân cách. Từ đó, bản thân tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua quan sát và điều tra cơ bản ở các trường thuộc địa bàn huyện, cụ thể là ở trường tôi công tác cho thấy: a.Về phía nhà trường: - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng còn thiếu nhiều, đa phần đều in lại từ SGK, tranh ảnh mĩ thuật dù có nhưng hạn chế, tranh ảnh hoạ sĩ Việt Nam và mĩ thuật hiện đại Phương Tây hầu như không có để các em quan sát. Nhất là những bài tìm hiểu về tượng - Các tài liệu liên quan đến mĩ thuật Việt Nam cũng như mĩ thuật thế giới ở thư viện không có vì vậy phần nào hạn chế những hiểu biết của các em. - Máy vi tính ở nhiều trường kết nối internet nhưng học sinh chưa có điều kiện tìm hiểu trên mạng do đó những thông tin bên ngoài các em vẫn chưa cập nhật đuợc b. Về phía học sinh: Qua khảo sát tôi thấy: - Đa số học sinh có đầy đủ SGK, dụng cụ học tập như giấy, bút chì, màu vẽ - 99% học sinh thích học môn mĩ thuật, 1% không thích học do không có năng khiếu. - 3 - Là một xã chủ yếu cư dân sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hộc tập cũng như chất lượng học tập của các em. Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc do đó ông bà dã già yếu không quán xuyến được việc học của các cháu. Do tâm lí chung của học sinh tiểu học còn ham chơi nên việc học hành của các em không có sự giám sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao. Về trang thiết bị của nhà trường: tuy nhà trường có đủ phòng học nhưng trang thiết bị nhà trường còn hạn chế. Về đội ngũ giáo viên: nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy song trình độ giáo viên còn chưa đông đều. - Trong chương trình mĩ thuật ở Tiểu học, thường thức mĩ thuật là một phân môn có thời lượng ít hơn các phân môn khác nhưng nó nhằm cung cấp những hiểu biết, nhận thức sơ lược về Mĩ thuật nói riêng làm quen với tranh vẽ của hoạ sĩ và thiếu nhi, tìm hiểu sơ qua một vài Nghệ thuật dân tộc (Như tranh Dân gian, tượng, phù điêu) từ đó giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết duy trì và phát triển những thành tựu nghệ thuật của cha ông để lại cũng như biết yêu thích và mở rộng tầm hiểu biết của các em ra thế giới thông qua các bài mĩ thuật. Tuy nhiên, do thói quen không chăm chú nghe giảng thêm vào đó đồ dùng dạy học hạn chế khiến các em thiếu tập trung, tư duy, nếu có thì chỉ đọc lại từ SGK không chịu tìm tòi, suy nghĩ. Chính vì vậy hiệu quả bài học chưa cao. - 5 - B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. KĨ NĂNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH: 1. Giới thiệu bài mới: Khi vào bài giáo viên không nên cứ thế là vào đề ngay mà có nhiều cách để vào đề hấp dẫn nhằm dẫn dắt, lôi cuốn các em vào bài học. (1) Cho học sinh quan sát một bức tranh không có tác giả hoặc tên tác phẩm sau đó yêu cầu học sinh đoán tên tác giả hoặc tên tranh (2) Có thể cho các nhóm tự giới thiệu bức tranh mà nhóm mình sưu tầm được Sau đó giáo viên động viên, khích lệ bằng cách cho điểm đối với những nhóm có câu trả lời hay, sáng tạo, có tinh thần sưu tầm tài liệu để phục vụ học tập 2. Hình Thành và phát triển cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, áp dụng: - Kĩ năng quan sát : Giúp cho học sinh biết cách quan sát khi đứng trước một tác phẩm hay một đối tượng thẩm mĩ, quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Trên cơ sở quan sát nhận biết tác phẩm về nội dung và hình thức thể hiện, các em biết phân tích cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Từ phân tích đến tổng hợp khái quát về tác phẩm và biết cách đánh giá tác phẩm đó, các em rút ra được bài học có thể áp dụng vào bài vẽ của mình. Ví dụ: Khi xem tác phẩm “ Bữa cơm ngày mùa thắng lợi” của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh học sinh quan sát tác phẩm để thấy được nội dung và hình thức thể hiện. Nội dung được phản ánh trong tác phẩm hết - 7 - ấm , no đủ, hạnh phúc và thấy được giá trị nghệ thuật của tác phẩm là tính chân thực, tính dân tộc sâu sắc. Qua phân tích tác phẩm các em có thể học tập cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng đường nét, đậm nhạt, màu sắc trong bài vẽ của mình. - Ngoài kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và áp dụng, cần hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu SGK, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh *Để phát triển kĩ năng này cần phải yêu cầu học sinh đọc SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung của bài trên báo, tạp chí,có thể đưa ra yêu cầu cụ thể bằng câu hỏi hoặc phiếu giao việc. Ví dụ: + Em hãy đọc, ghi tóm tắc nội dung giới thiệu về tác giả Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, + Em hãy xem và cho biết ý kiến nhận xét của mình về nội dung, hình thức, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm “ Tát nước đồng chiêm”, những bức tranh về phố cổ Hà Nội, Em có thể học tập được gì trong những tác phẩm đó? *Hay giáo viên có thể giao cho 4 nhóm những nội dung liên quan đến bài học, yêu cầu các em sưu tầm tranh ảnh rồi tạo thành những bài sưu tầm sau đó trình bày trước lớp *Với những nhiệm vụ như vậy chúng ta dần dần hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo. Vào giờ học, giáo viên tổ chức các hoạt động để học sinh thảo luận trong nhóm và trình bày những hiểu biết của mình về nội dung bài học đã chuẩn bị. Các em có thể nêu những thắc mắc hoặc câu hỏi để giáo viên giải thích những điều mà các em chưa rõ. Giờ học sẽ thật sôi nổi và thú vị nếu các em chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. - 9 - - Bản thân trước khi lên lớp phải soạn bài, xem bài kĩ, nắm vững nội dung bài dạy, phân bố thời gian hợp lí - Câu hỏi thảo luận đưa ra cho học sinh phải bám sát vào nội dung của bức tranh, phù hợp với đối tượng học sinh và chủ yếu là câu hỏi gợi mở để học sinh thảo luận nhóm theo sách giáo khoa có hiệu quả - Áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại: Dạy học trên máy vi tính, sử dụng internet để khai thác các thông tin về nội dung bài học hoặc gợi ý để học sinh khai thác - Có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong bài học. - Phải có lòng yêu thương học sinh, tận tụy, yêu nghề khi đó người giáo viên mới thực sự truyền thụ cho học sinh những bài giảng hay trên lớp. III. KẾT LUẬN Sau khi thực hiện những phương pháp trên, chất lượng học sinh có nhiều chuyển biến. Các em có ý thích tìm tòi, phân tích các bức tranh của hoạ sĩ Việt Nam cũng như những tranh vẽ thiếu nhi trên tạp chí, sách báo... Dưới đây là kết quả sau khi tôi áp dụng phương pháp mới vào việc dạy học môn thường thức mĩ thuật với việc cho các em thường thức một số tác phẩm của hoạ sĩ Viêt Nam và của Thiếu nhi: *Kết quả đầu năm: + Học sinh khá giỏi trả lời được các hình ảnh có trong tranh + Trả lời được những màu có trong bức tranh + Chưa xác định rõ nội dung bức tranh - 11 - - 13 -
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_phat_trien_kha_nang_thuong_thuc_mi_t.doc