Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật Lớp 5

doc 23 trang thanh 12/11/2023 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật Lớp 5
 Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU: 2
 I.1. Lý do chọn đề tài 2
 I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 2
 I.3. Đối tượng nghiên cứu 3
 I.4. Phạm vi nghiên cứu 3
 I.5. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. PHẦN NỘI DUNG: 3
 II.1. Cơ sở lí luận 3
 II.2. Thực trạng 4
 II.3. Giải pháp biện pháp 7
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học vấn đề 18
nghiên cứu
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 18
 III.1. Kết luận 18
 III.2. Kiến nghị 19
 Tài liệu tham khảo 23
 ===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana ===== 1 Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
cục rõ ràng, màu sắc tươi sáng, rõ đậm nhạt, vẽ tranh biểu đạt được cảm xúc thông 
qua tác phẩm của mình.
 - Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp.
 - Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ 
những hành vi, thói quen tiêu cực. 
 - Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát 
triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 - Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học 
sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng 
sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; giúp các em có khả năng làm chủ 
bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống. 
 Nhiệm vụ: Tìm giải pháp nâng cao giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 
trong môn Mĩ thuật.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh khối lớp 5 (năm học 2011-2012; 2013 – 2014) của trường TH 
Krông Ana
 I.4. Phạm vi nghiên cứu
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 trong môn Mĩ thuật.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu tài liệu
 Điều tra thực trạng
 Phương pháp quan sát 
 Phương pháp thảo luận
 Phương pháp thực nghiệm
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lí luận
 Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mà nghệ thuật là sự kết tinh 
đặc biệt của sự sáng tạo thẩm mĩ, là đỉnh cao của giá trị thẩm mĩ, góp phần quan 
trọng tạo nên đời sống thẩm mĩ. Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hợp 
nhiều giá trị đạo đức, chính trị, xã hội Như vậy cái đẹp ở đây mang chiều sâu 
nhân văn, giúp con người hành động và suy nghĩ theo lẽ phải, theo cái đẹp, cái 
hoàn thiện. 
 Mĩ thuật tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. Cái đẹp rất cần thiết cho cuộc sống 
con người. Từ biết cảm thụ cái đẹp, con người biết sống đẹp hơn rồi sau đó còn 
biết tạo ra cái đẹp cho chính mình. Ngày nay cái đẹp đã góp phần tạo nên chất 
lượng các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống và nâng cao nhận thức thẫm mĩ cho 
mọi người. Thực tế đã chứng minh các mặt hàng tốt, hay lời nói hoa mĩ, việc làm 
có ý nghĩa, tình cảm chân thực... thì đều được mọi người yêu thích và lựa chọn. Do 
vậy cái đẹp cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội. 
 Chất lượng cuộc sống muốn nói đến là kết quả giáo dục, ở đây chính là kĩ 
năng sống của mỗi học sinh sau khi lĩnh hội kiến thức, cái khoảnh khắc, cái tồn tại 
đang diễn ra hoặc đã diễn ra, giúp các em có được bản lĩnh để trải nghiệm, để thực 
 ===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana ===== 3 Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
trong cuộc sống bao gồm một số đề tài quen thuộc như: “Trường em; Ngày tết, Lễ 
hội và Mùa xuân; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; An toàn giao thông; Bảo vệ môi 
trường; Vui chơi trong mùa hè;”. Những nội dung trên, được xâu chuỗi thành 
các mảng kiến thức liên quan trong cuộc sống giúp các em dễ hình thành các kĩ 
năng thực hành, ứng xử..., thể hiện cái nhìn riêng qua tranh vẽ của mình một cách 
cụ thể. 
 Đa số học sinh là con em đóng trên địa bàn thị trấn, được sự quan tâm của 
gia đình đã định hướng, giáo dục, động viên giúp HS tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí 
thời gian học tập, vui chơi phù hợp, cũng như sự quan tâm của chính quyền và địa 
phương, được sự đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển toàn 
diện về mọi mặt của học sinh. Lãnh đạo đơn vị luôn khuyến khích đổi mới phương 
pháp dạy học, tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục học sinh trong quá trình 
giảng dạy. Đối tượng học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, đa số các em nhanh nhẹn, ý 
thức học tập và làm bài tốt. Vì thế, giáo viên rất thuận lợi trong việc chú trọng bồi 
dưỡng thêm một số kĩ năng giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, trong quá trình 
học tập.
 *Khó khăn:
 - Về phía nhà trường 
 + Không có phòng học môn Mĩ thuật riêng, đồ dùng dạy học còn nghèo nàn, 
tranh minh họa hỗ trợ cho bài dạy còn thiếu, đặc biệt là một số tranh có nội dung 
về phong tục tập quán vùng miền, địa phương.
 + Một số đề tài vẽ tranh chưa phân phối chương trình theo mảng, nên việc 
liên kết lồng ghép nội dung giáo dục chưa được liền mạch.
 - Về phía giáo viên
 + Chưa được chuyên đề về bồi dưỡng Phương pháp Giáo dục kĩ năng sống 
trong các môn học cho học sinh. 
 + Mất nhiều thời gian, kinh phí để sưu tầm tranh ảnh và chuẩn bị đồ dùng 
dạy học về các đề tài phải đảm bảo các yêu cầu về tính thẩm mĩ, tính khoa học để 
trong quá trình gợi ý, hướng dẫn cho học sinh lựa chọn được nội dung vẽ làm sao 
cho thật phù hợp với khả năng và không bị lạc nội dung đề tài của bài học.
 + Dự kiến các tình huống xử lí nội dung liên quan trong tiết học, hoặc tình 
huống đột ngột xảy ra trong quá trình giảng dạy của giáo viên chưa chu đáo, thiếu 
khoa học nên gây nhàm chán cho học sinh và hiệu quả tiết học chưa cao.
 - Về phía học sinh
 + Xu thế hiện nay, phần lớn các em thuộc gia đình ít con, được chăm sóc 
chu đáo, ít phải tham gia các hoạt động tập thể, công việc nhỏ trong gia đình, vì thế 
việc tái hiện lại những việc làm có thật trong cuộc sống hàng ngày chưa thật cụ thể, 
chưa sinh động, nên nội dung trong một bài vẽ còn ở mức sơ sài, không đầu tư về 
nội dung và cả hình thức, chỉ có một số học sinh tham gia học tập, chú ý về hình 
tượng, bố cục, màu sắc, đường nét.
 + Vốn về các hình ảnh, màu sắc còn nghèo nên chất lượng bài vẽ chưa cao: 
nội dung sơ sài, bố cục lỏng lẻo, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ 
hoặc sao chép một cách máy móc, rập khuôn theo các bài vẽ mẫu và chưa có cảm 
xúc khi vẽ tranh.
 ===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana ===== 5 Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
 Qua môn Mĩ thuật, còn phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc 
thẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng cơ bản về vẽ 
tranh, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Học sinh sẽ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên 
nhiên, cuộc sống xung quanh và tác phẩm mĩ thuật thông qua ngôn ngữ của hội họa 
là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc 
của mình về thế giới xung quanh. 
 Mặt khác, hiện nay nhu cầu tiến tới cái đẹp ngày càng cao, các em biết nhận 
xét, bình chọn những tiêu chí cho cái đẹp, thế nào là đẹp phù hợp với cá nhân... 
Chính vì thế, môn Mĩ thuật là môn hỗ trợ cho nhu cầu tất yếu của các em trong 
cuộc sống, từ đây khơi gợi cho các em những lựa chọn đúng trong học tập và thực 
tế trong sinh hoạt hàng ngày, cho mai sau.
 Từ những thực trạng trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo 
dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật của bản thân, đã thực hiện trong thời gian 
qua, phần nào đó đã cải thiện được chất lượng học tập của môn học này.
 II.3. Giải pháp biện pháp
 a) Mục tiêu của giải pháp thực hiện
 Nhằm giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sống qua các bài học của 
môn Mĩ thuật, xây dựng những thói quen và những hành vi lành mạnh, tích cực, từ 
đó các em thể hiện nội dung việc làm qua hoạt động vẽ tranh.
 Biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương, quý trọng ..., với mọi người, sử dụng 
ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc, có khả 
năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
 Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo cho 
học sinh
 Rèn cho học sinh có thói quen luôn quan tâm, quan sát để ý đến các hoạt 
động đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày của các em, quan tâm đến những 
phong tục tập quán của quê hương, đất nước con người Việt Nam chúng ta...
 Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về vẽ tranh.
 Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học 
sinh.
 b) Nội dung thực hiện các biện pháp
 b.1) Hình thành cho học sinh kĩ năng nhận thức
 Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để 
con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có 
thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người 
mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả 
năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá 
không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại 
trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản 
thân, cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với mọi người.
 Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hàng ngày luôn diễn ra nhiều hoạt 
động, những hoạt động này được lặp đi lặp lại thường xuyên, đi vào trí nhớ của con 
người một cách vô thức nếu ta không để ý đến nó như các hoạt động vui chơi, học 
tập, lao động, giải trí... Đề tài vẽ tranh cũng rất phong phú và đa dạng, xảy ra 
 ===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana ===== 7 Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
như: quét lớp, quét nhà, nhặt rác, lau bàn ghế, bỏ rác đúng nơi quy định, tưới 
cây...Giúp các em luôn tin tưởng các việc làm trên, tuy những việc làm nhỏ thôi 
nhưng được các em lặp đi lặp lại hàng ngày thì nó sẽ trở thành thói quen bảo vệ 
môi trường ngày một tốt đẹp hơn. Khuyến khích học sinh luôn luôn thực hiện 
những việc làm bảo vệ môi trường trên thường xuyên để môi trường ngày càng trở 
nên xanh- sạch- đẹp hơn.
 Giúp các em ghi nhớ hơn việc bảo vệ môi trường bằng một câu chuyện: Ở 
nước Đan Mạch, có một cậu bé tên là Peter, cậu bé rất thích ăn kẹo. Một hôm Peter 
đi chơi xa bằng phương tiện là xe buýt, Peter lấy kẹo ra ăn và tìm chỗ vứt vỏ kẹo 
nhưng tìm mãi cậu ta không thấy, sau đó Peter cất ngay vỏ kẹo vào túi áo. Đi cùng 
trên xe có một cụ già nhìn thấy và hỏi Peter: “Sao cháu lại cất vào túi áo?” Peter 
đáp lại bà cụ: “Dạ cháu để đến khi xuống trạm có thùng rác gần đấy cháu bỏ vỏ 
kẹo vào cho sạch ạ”.
 Giớ thiệu thêm về cách phân loại rác của người Nhật: Họ chia thành các loại 
rác như sau: rau, củ quả...; bao, bì bóng; cao su; nhựa; thủy tinh; giấy. Rác làm 
phân vi sinh là loại tự phân hủy được; có loại tái chế sử dụng lại. 
 Vậy, các em thấy bạn Peter là người như thế nào? Các em có làm được như 
bạn Peter và người Nhật không?. 
 Giáo viên đúc kết lại ý nghĩa sâu xa của câu chuyện và giáo dục các em luôn 
thực hiện việc làm tốt và tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ môi 
trường... 
 Đối với việc chấp hành đúng luật An toàn giao thông hiện nay đang là vấn 
đề được mọi người quan tâm, vậy ý thức và trách nhiệm của mỗi công dân Việt 
nam chúng ta phải như thế nào. Qua bài dạy Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông 
(ATGT) bản thân thực hiện như sau;
 Giới thiệu tranh để học sinh nhận biết về việc tham gia giao thông hiện nay 
của mọi người như thế nào.
 Hình 1 Hình 2
 Hình 3 Hình 4
 ===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana ===== 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_so.doc