SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch

docx 21 trang thanh 21/10/2023 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch
 3
 NỘI DUNG TRANG
1. Lời giới thiệu. 1 - 2
2. Tên sáng kiến. 3
3. Tác giả sáng kiến. 3
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến . 3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. 3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3
7.1. Về nội dung của sáng kiến. 3
7.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, 3 - 5
tạo hứng thú học tập cho học sinh 
7.1.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch dạy học phù hợp đảm bảo đúng 5 - 6
tinh thần đổi mới theo phương pháp của Đan Mạch.
7.1.3. Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc sử dụng 6 - 8
đồ dùng dạy học phong phú, linh hoạt hợp lý.
7.1.4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc ứng dụng 8 - 9
công nghệ thông tin vào giảng dạy theo phương pháp mới:
7.1.5. Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động trưng bày, nhận xét và giới 9 - 11 
thiệu sản phẩm:
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 11
8. Những thông tin cần bảo mật (nếu có) 11
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 11
10. Đánh giá lợi ích thu được khi ấp dụng sáng kiến.. 12
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 12
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 13
dụng sáng kiến theo ý kiến tổ chức, cá nhân: 5
quanh. Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp 
không ngừng được nâng cao. Cảm thụ cái đẹp để sống đẹp là mục tiêu của giáo 
dục, lấy cái đẹp để giáo dục con người.
 Bản thân tôi đã được tiếp cận với phương pháp dạy học mới này ngay từ 
những ngày đầu Bộ Giáo dục triển khai nên tôi khá tâm huyết với dự án này và 
dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu phương pháp giảng dạy sao 
cho tiết học hiệu quả nhất. Tôi và các đồng nghiệp đã được dự những lớp tập huấn 
do các giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn, được tham khảo nhiều tài liệu bổ 
ích. 
 Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những học sinh yêu thích và hứng thú với 
phương pháp dạy học mới của Đan Mạch thì còn một số em đã quen với cách học 
Mĩ thuật truyền thống nên việc tiếp nhận, học theo phương pháp mới còn chậm 
dẫn tới chưa hứng thú trong việc học và thực hành. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, tìm 
hiểu và đưa ra: “Một số biện pháp giúp học sinh khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ 
thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch”.
 2. Tên biện pháp
 “Một số biện pháp giúp học sinh khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ thuật 
theo phương pháp mới của Đan Mạch”.
 3. Lĩnh vực áp dụng
 Áp dụng giảng dạy môn Mĩ thuật khối 4-5, nhằm giúp học sinh hứng thú 
học tập môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch.
 4. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 7
các khó khăn trên dẫn đến các em chưa hứng thú trong giờ học Mĩ thuật. Chính 
vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp sau:
 5.1. Lập kế hoạch dạy học phù hợp đảm bảo đúng tinh thần đổi mới 
theo phương pháp của Đan Mạch.
 Việc lập kế hoạch dạy học chi tiết từng hoạt động giúp giáo viên chủ động 
trong bài dạy của mình, kịp thời xử lí các tình huống sư phạm có thể xảy ra. Khi 
lập kế hoạch, giáo viên cần dựa vào tình hình thực tế của lớp để có sự điều chỉnh, 
thay đổi cho phù hợp. Để thực hiện việc lập kế hoạch dạy học khoa học, chi tiết 
đúng theo hướng đổi mới theo phương pháp của Đan Mạch, tôi tiến hành như sau:
 *Dự kiến các hoạt động trong một chủ đề: Tôi xác định xem chủ đề đó 
có bao nhiêu tiết, nội dung của từng tiết là gì để chia tiết học với thời lượng hợp 
lý... Mỗi chủ đề thường có từ 2 đến 4 tiết học nên giáo viên cần phải xây dựng kế 
hoạch dạy học một cách chặt chẽ thì việc dạy học này mới đạt hiệu quả.
 Ví dụ 1: Chủ đề 6: Chú bộ đội của chúng em - Lớp 5 gồm 2 tiết, giáo viên 
cần xây dựng như sau:
 Tiết 1: Nắm được phần tìm hiểu, cách thực hiên, tạo ngân hàng hình ảnh 
(Có thể đạt trên 50% học sinh, không cần vẽ màu, tạo được hình dáng, trang phục 
là đạt).
 Tiết 2: Tiếp tục thực hành, hoàn thành sản phẩm, trưng bày, giới thiệu sản 
phẩm, nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Ví dụ 2: Chủ đề "Trường em" - Lớp 5, gồm 4 tiết giáo viên cần xây dựng 
như sau: 9
học. Vì nếu lựa chọn quy trình không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng học sinh học 
tập chán nản, thiếu ý tưởng sáng tạo.
 Ví dụ: Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị - Lớp 4
 - Khi dạy tôi sử dụng phương pháp kết hợp linh hoạt các quy trình: Vẽ cùng 
nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu cảm. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt 
động nhóm.
 *Dự kiến đồ dùng (của giáo viên và học sinh): Đối với môn Mĩ thuật, việc 
chuẩn bị đồ dùng là vô cùng cần thiết, quyết định sự thành công của tiết học.Tôi 
thường căn cứ vào từng chủ đề và tình hình thực tế để linh hoạt lựa chọn vật liệu 
và quy trình phù hợp. Ngoài các vật liệu như màu vẽ, giấy vẽ, vật liệu tôi chọn 
thường là đa dạng, dễ tìm kiếm ở địa phương như: Vỏ hộp, bìa, giấy báo, sợi len, 
vải vụn, lá cây rụng...
 *Dự kiến cách giới thiệu bài:
 Nhiều giáo viên quan niệm giới thiệu bài chỉ cần ngắn gọn, nêu ngay tên 
bài là xong mà không chú ý đến tác dụng xem đã lôi cuốn học sinh chưa. Nếu làm 
phép thử sẽ thấy rõ ngay hiệu quả như thế nào. 
 Ví dụ: Khi giới thiệu chủ đề 5: Trường em – Lớp 5
 + Cách 1: Giới thiệu trực tiếp: Cô giáo mời cả lớp mở Sách giáo khoa. Hôm 
nay lớp ta sẽ học chủ đề 5: Trường em 11
 *Quy trình 6: Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian.
 *Quy trình 7: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. 
 Để vận dụng thực hành tốt vào bài, giáo viên cần phải giúp học sinh nắm 
chắc cách thức thực hiện các quy trình này. Tuy nhiên một số học sinh còn lúng 
túng vì đã quen với cách làm của phương pháp học truyền thống.
 Trên thực tế 7 quy trình trên đều được xây dựng trên một cấu trúc chung:
 - Thảo luận và làm quen, tìm hiểu chủ đề.
 - Các quy trình được mô tả chi tiết thông qua thực tế các bước khác nhau, 
trong đó kết hợp nhuần nhuyễn các quy trình nói trên để đảm bảo hiệu quả cao 
nhất trong việc giáo dục thẩm mĩ.
 - Tùy vào điều kiện thực tế của lớp, trường và địa phương mà có những 
thay đổi linh hoạt cho phù hợp.
 Để phát huy tính tích cực của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh 
thông qua việc thực hiện 7 quy trình Mĩ thuật, giáo viên cần giúp học sinh nắm 
vững 7 quy trình Mĩ thuật bằng cách:
 - Tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự thông qua việc học sinh 
được tự làm và thích làm. Giáo viên để học sinh chủ động trong quá trình học tập. 
Giáo viên là người đưa ra vấn đề và hướng học sinh là người chủ động giải quyết 
vấn đề.
 - Giáo viên hỗ trợ học sinh trong nhóm, trong lớp bằng những câu hỏi gợi 
mở như: 13
 Học sinh lớp 4C đang thực hiện quy trình 5
 5.3. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú học tập cho 
học sinh.
 Môi trường học tập là môi trường có các hoạt động học với những nội dung 
phù hợp, thân thiện, có ý nghĩa với học sinh. Theo tôi, nếu muốn các em yêu thích 
môn học nào thì giáo viên cần bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích môn học đó cho 
các em để các em hứng thú tham gia hết mình trong hoạt động học. Chính vì vậy, 
tôi đã tuyên truyền, giúp học sinh thấy rõ được vai trò của môn học. Thực chất, 
giáo dục thẩm mĩ giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập. Nó 
có sự kết hợp hài hòa và thống nhất cũng như bổ trợ lẫn nhau giữa các môn học. 
Khi hiểu được vấn đề này, học sinh sẽ có động cơ học tập và sự hưng phấn, hứng 
thú đối với môn học. 
 Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, đan xen giữa các giờ học, tôi thường 
kể cho các em nghe về lịch sử mĩ thuật thế giới cũng như lịch sử mĩ thuật Việt 
Nam, những câu chuyện về cuộc đời và quá trình hoạt động nghệ thuật của các 
họa sĩ tài năng của Việt Nam như: Họa sĩ Trần Văn Cẩn, họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa 
sĩ Bùi Xuân Phái... 15
 Ảnh học sinh đang chơi trò chơi trong một tiết học
 Thông qua các trò chơi, học sinh vừa được chơi lại vừa được học, các em 
sẽ hứng thú với giờ học mĩ thuật, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau những bài 
toán, bài văn khó, tạo không khí thoải mái thân thiện và vui vẻ. Đặc biệt với những 
học sinh nhút nhát, cần nhiều sự hỗ trợ của giáo viên và bạn bè thì các em đã mạnh 
dạn và tự tin hơn. Tôi thường tổ chức các trò chơi vào đầu giờ để khởi động tạo 
cho học sinh có tinh thần hứng thú vào giờ học và liên kết được vào nội dung của 
chủ đề một cách ngắn gọn, không mất nhiều thời gian. Ngoài ra trò chơi cũng 
được đưa vào cuối mỗi giờ học để củng cố bài học.
 Sau khi tôi xây dựng được môi trường học tập thân thiện thì hứng thú học 
tập của học sinh đã tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, các em yêu thích môn học và 
thấy được vai trò của môn học.
 5.4. Sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học và khai thác triệt để ứng dụng 
công nghệ thông tin vào dạy học.
 Trong các nhà trường hiện nay, đồ dùng dạy học cho bộ môn mĩ thuật 
thường là rất ít, một số được cấp qua quá trình sử dụng đã cũ, hỏng không đáp 
ứng được yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới nên giáo viên phải dành thời 
gian tự làm. Việc sưu tầm, tự làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học một cách 
hợp lý là một việc cần thiết giúp các em học sinh nắm vững kiến thức một cách 
nhanh và chính xác. Thông qua các hình ảnh trực quan của đồ dùng dạy học sẽ 
kích thích học sinh hứng thú trong học tập.
 Có nhiều cách thức làm đồ dùng dạy học như: 17
Không sử dụng quá nhiều đồ dùng trong một tiết học. Đồ dùng dạy học cần phải 
đảm bảo tính thẩm mĩ, không tùy tiện cẩu thả. Đồ dùng cần phong phú và đa dạng.
 Tôi thường tự làm đồ dùng dạy học kết hợp với việc sưu tầm tranh, ảnh trên 
mạng Internet, trên sách báo, tạp chí, Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại 
hóa ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến trong tất cả 
các lĩnh vực của đời sống. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học càng trở 
nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ở một số tiết học tôi thay thế sử dụng tranh trực 
quan bằng ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng thay cho phương pháp 
dạy học truyền thống chỉ có trực quan là chủ yếu. Việc này rất phù hợp với việc 
giảng dạy theo phương pháp mới của Đan Mạch. Tôi thường đưa những hình ảnh 
lấy từ ảnh thực ngoài đời sống, sưu tầm các hình ảnh trên google và trình chiếu 
cho học sinh quan sát thông qua phần mềm powerpoint. Học sinh nắm được kiến 
thức bài học nhanh và dễ nhớ. Ngoài ra tôi thường lựa chọn những video hay, 
những bài hát có nội dung phù hợp với bài học, ảnh chụp hình gợi ý các bước vẽ 
tranh
 Ví dụ: Chủ đề 2: Chúng em với thế giới động vật - Lớp 4.
 Khi giới thiệu bài, tôi cho học sinh hát và vỗ tay theo video bài hát: Gà 
trống, mèo con và cún con.
 - Trong lời bài hát có những con vật nào?
 Khi vào bài, tôi cho học sinh quan sát tranh ảnh chụp thật một số con vật 
gần gũi và quen thuộc với các em.
 - Em hãy nói tên các con vật có trong tranh?
 Cuối giờ học tôi cho học sinh chơi trò chơi đọc thơ đoán tên con vật.
 - Em hãy đọc bài thơ và cho biết bài thơ nói về con vật nào?(Ai trả lời nhanh 
người đó sẽ thắng). 
 Một số hình ảnh giáo án điện tử chủ đề 2 – Mĩ thuật lớp 4

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khoi_4_5_hung_thu_hoc_mo.docx