Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong phân môn vẽ tranh Mỹ thuật Lớp 5

doc 23 trang thanh 14/01/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong phân môn vẽ tranh Mỹ thuật Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong phân môn vẽ tranh Mỹ thuật Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong phân môn vẽ tranh Mỹ thuật Lớp 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo 
và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn 
đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng 
hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy 
được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường 
hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo 
vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày 
càng trở nên trầm trọng hơn.
 Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. 
Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại 
môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm 
của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi 
trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi 
trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ 
ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của 
các thế hệ trẻ về sau.
 Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu 
gom của nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy 
nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại 
trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay 
thủy triều lên.
 Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp 
luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các 
hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong 
sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu 
đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban 
hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu trường lãnh đạo trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai luôn nhắc nhở giáo viên 
và học sinh luôn giữ khuôn viên trường luôn xạch, đẹp Chỉ đạo giáo viên luôn 
thay đổi phương pháp dạy lồng ghép môi trường trong các môn học, tổ chức 
các buổi học và lao động ngoại khóa cho học sinh. 
 Từ tính cấp thiết và thực trạng trên trong trường tiểu học tôi đã mạnh 
dạnchọn đề tài “Một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong 
phân môn vẽ tranh Mỹ thuật lớp 5” để nghiên cứu nhằm góp một phần nhỏ bé 
trong việc nâng cao ý thức cho các em học sinh tiểu học.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Giúp học sinh biết được một số kiến thức cơ bản về môi trường, biết 
quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh.
 - Bước đầu hiểu mối quan hệ của môi trường đối với cuộc sống con 
người.
 - Các em biết yêu quý và biết giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, thiên nhiên và 
môi trường xung quanh.
 - Biết phản hồi các hành động gây hại cho môi trường, có ý thức giữ gìn 
và bảo vệ môi trường.
 - Học sinh vẽ, nặn và xé dán được các bức tranh về đề tài môi trường, bảo 
vệ môi truờng và các tranh có nội dung liên quan.
 - Học sinh thích tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
 - Thuyết phục được bạn bè, người thân cùng tham gia các hoạt động bảo 
vệ môi trường.
 - Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết 
phải bảo vệ môi trường, hình thành ở các em thói quen, hành vì ứng xử văn 
minh, lịch sự và thân thiện với môi trường.
 - Bồi dưỡng ở các em tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái 
thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.
 - Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong 
trường tiểu học, con đường tốt nhất là tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi 
trường vào các môn học ở cấp tiểu học, trong đó có môn Mĩ Thuật. II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Như chúng ta đã biết, môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các 
hiện tượng và các thực thể của tự nhiênmà ở đó cá thể, quần thể, loài có 
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình. Môi 
trường theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh 
sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, 
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Môi trường theo nghĩa hẹp bao gồm các 
nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con 
người. 
 Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung 
của chúng ta ngày hôm nay. Theo ghi nhận của Sở Thông Tin Môi Trường năm 
2017 thì môi trường học đường lâu nay sự “ô nhiễm” là có thực nhưng mọi 
người lại bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất 
kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, 
tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ 
lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. 
Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, 
sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác 
vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su lung tung nơi sân trường, hành 
lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học Việc làm thiếu ý thức 
này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí 
học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. 
Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy 
trên bàn học, trên tường Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc 
giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ 
đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng 
như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công 
giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển 
cận và nguy hại. Mặt khác, do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp giảng dạy của học sinh và giáo viên. Bên cạnh đó, đồ dùng dạy Mỹ Thuật chưa 
thực sự được đầu tư nhiều từ nhà trường.
 Đa số học sinh thiếu đồ dùng học tập về môn Mỹ Thuật như: màu vẽ, giấy 
vẽ đặc biệt các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn các em thiếu đồ dùng học 
tập rất nhiều.
 Các em chưa có ý thức giữ môi trường chung ở trường lớp. Thời gian học 
ngoại khóa còn khá ít ỏi nên các em chưa thực sự yêu thích vẽ và môn học Mỹ 
Thuật.
 Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em 
mình, còn xem môn Mỹ Thuật là môn phụ, nên chưa chú trọng cho con em mình 
học môn Mỹ Thuật. Vì vậy, họ không trang bị đầy đủ đồ dùng học tập liên quan 
đến môn học. 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Giáo viên nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc dạy lồng ghép 
giáo dục Môi trường thông qua môn Mỹ Thuật để từ đó có những biện pháp và 
phương thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, tâm huyết hơn với nghề 
dạy học.
 - Thông qua việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường sẽ giúp các em phát 
triển nhận thức thẩm mỹ, biết cảm nhận và rung động trước cái đẹp trong nghệ 
thuật, cuộc sống và thiên nhiên. Ngoài ra, mỹ thuật còn giúp các em thêm tự tin, 
biết tìm tòi, khám phá, phát huy bộc lộ cá tính bản thân, phát triển khả năng tư 
duy về hình ảnh, trí tưởng tượng và sáng tạo. Sau cùng, quan trọng hơn cả là 
giúp các em có thêm cảm hứng, niềm tin, tình yêu đối với cuộc sống, con người 
và nghệ thuật, hướng tâm hồn, tình cảm của các em đến với những điều tốt đẹp, 
nhân bản, nhân văn. Từ đó các em yêu thích môn Mỹ thuật.
 - Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải 
bảo vệ môi trường, hình thành ở các em thói quen, hành vì ứng xử văn minh, 
lịch sự và thân thiện với môi trường. thân. Khi vẽ tranh các em sẽ phát huy được những mặt tối đa và hạn chế những 
mặt chưa tốt trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc trong bài.
 Một số hình thức trực quan hết sức cần thiết khác chính là cuộc sống hàng 
ngày đang diễn ra xung quanh các em.
 VD: Trường em, nhà em, cánh đồng lúa, đường làng.
 Tôi chuẩn bị 1 số hình ảnh về ô nhiễm môi trường để học sinh quan sát.
 Một số hình ảnh về ô nhiễm Môi trường 
 Giờ thực hành vẽ tranh tại lớp 5A
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm luyện học sinh đức tính thích nghi, chủ động, năng động và qua đó rèn luyện kỹ 
năng Mĩ Thuật (kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp...).
 Hoạt động ngoại khóa đồng thời rèn luyện học sinh kỹ năng sống (kỹ năng 
tìm kiếm và xử lí thông tin; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng làm việc theo 
nhóm; kỹ năng làm chủ bản thân...)
 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn để lồng ghép các trò chơi 
hoặc các hoạt động liên quan đến vẽ tranh Bảo vệ Môi trường
 Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, 
có suy nghĩ đúng đắn trước những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được 
trách nhiệm của chính mình, mặc dù đó có thể là những hành động chưa lớn 
nhưng cũng sẽ hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường 
đang bị đe dọa. 
 Thời gian học ngoại khóa: Tổ chức trong giờ học môn Mỹ Thuật; kết 
hợp với giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp....
 Ở biện pháp này tôi áp dụng ở bài 3 lớp 5: Vẽ tranh đề tài Trường em và tôi 
thực hiện như sau: Cùng học sinh ra sân trường quan sát khuôn viên trường, sau 
đó yêu cầu các em thực hành vẽ tranh đề tài trường em. Các em có thể vẽ khung 
cảnh trường tại thời điểm các em đang vẽ hoặc các em có thể nhớ lại cảnh 
trường em lúc sáng sớm, trong giờ ra chơi hoặc lúc ra về. Hoặc cảnh nhặt rác, 
trồng cây, dọn vệ sinh trường lớp. Thông qua các tiết sinh hoạt cuối giờ đầu 
tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động của Đội, các hội thi hiểu biết về giáo 
dục môi trường được tổ chức hết sức đa dạng với các nội dung và hình thức rất 
phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Cũng có thể tổ chức cho 
học sinh biểu diễn thời trang có nội dung bảo vệ môi trường. Thời trang được 
làm từ các sản phẩm tái chế, qua đó giáo dục học sinh thấy được trách nhiệm 
của mình với biện pháp bảo vệ Môi trường. Phối hợp với Tổng phụ trách Đội 
để lồng ghép nội dung giáo dục Môi trường vào các tiết sinh hoạt chào cờ đầu 
tuần cũng rất hiệu quả. Đây là một cách giúp các em nắm kiến thức về môi 
trường một cách nhẹ nhàng, không khô khan mà lại có hiệu quả cao. Sản phẩm của học sinh
 • Biện pháp 3: Giáo dục Môi trường cho học sinh thông qua việc tạo 
tình huống, đóng vai.
 Tạo tình huống, đóng vai là một trong những phương pháp dạy học phát 
huy tính tích cực của học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học. Đối với việc 
giảng dạy môn mỹ thuật càng yêu cầu vận dụng phương pháp này một cách hợp 
lý nhằm phát huy tính sáng tạo của các em, tránh sự nhàm chán trong tiết học.
 Môn mỹ thuật là một môn học nghệ thuật, vì vậy giáo viên phải tổ chức 
sao cho giờ học nhẹ nhàng thoải mái mang tính nghệ thuật và có thể tổ chức 
bằng nhiều hình thức như lồng ghép tình huống thực tế, đóng vai. không chỉ 
kích thích các em hoạt động mà còn giúp các em nâng cao ý thức, trách nhiệm 
trong giữ gìn môi trường xung quanh xanh, sạch và đẹp. Đặc biệt tại trường học, 
lớp học và nơi ở của các em hơn nữa các em biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
trước khi đến trường.
 Trong các tiết học giáo viên sẽ tạo các tình huống khác nhau về giáo dục 
môi trường xung quanh em để các em đóng vai. Hãy xem một vài ví dụ bên 
dưới mà tôi đã áp dụng trong khi dạy.
 Ví dụ 1: Tình huống 1: “ Bỏ rác đúng nơi quy định”
 Địa điểm: Trường học
 Thời gian: buổi sáng
 Nhân vật: Mai, Hoa và Nam

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_day_long_ghep_giao_d.doc