SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5

docx 12 trang thanh 12/11/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT 
ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
 I. Đặt vấn đề:
 Trong cuộc sống hằng ngày, để giao tiếp ngoài ngôn ngữ nói còn có ngôn ngữ viết. Ngôn 
ngữ viết đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp của các quốc gia nói chung cũng như Việt 
Nam nói riêng. Yêu cầu đầu tiên, đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. 
Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị cản trở giữa các địa 
phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau.
 Còn trong trường tiểu học, môn chính tả có một vị trí hết sức quan trọng (trước hết nó là một 
môn học có tính chất công cụ). Học sinh có viết đúng, viết nhanh thì các em mới học tốt môn Tiếng 
Việt cũng như các môn học khác được dễ dàng.
 Vậy ngay từ bậc Tiểu học, các em cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn 
thận; các em cần thông thạo về cách đọc và viết đúng quy tắc chính tả thì các em mới có thể sử 
dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc 
đời. Và theo kết quả thực tế hiện nay, học sinh tiểu học còn viết sai lỗi chính tả rất nhiều (đặc biệt 
là học sinh tiểu học ở vùng nông thôn và vùng núi). Hầu hết lớp nào cũng có học sinh yếu chính 
tả, thậm chí có em còn viết sai 6-7 lỗi trên một bài viết (lớp 5). Trước tình hình đó, không ít giáo 
viên đang đứng lớp giảng dạy phải trăn trở, suy nghĩ, tìm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo 
dục mà cụ thể là phân môn chính tả. Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng 
và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Cũng vì những lí do trên mà tôi quyết đinh chọn 
đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5”. Mong rằng những 
biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ góp phần đưa dần chất lượng dạy –học ngày một nâng 
cao, đồng thời qua đó giúp các em học tốt các môn học khác.
 II. Cơ sở lí luận: - Do các em không có thời gian đọc sách nhiều, vì thời gian còn dành cho các môn khác.
 - Phần chuẩn bị ở nhà của các em cũng chưa tốt như đọc bài và luyện viết trước bài ở nhà. 
(Vì các em chưa có ý thức trong việc học tập, còn ham chơi, hoặc ở nhà phụ giúp gia đình nên 
không có thời gian chuẩn bị bài).
 2. Về phía gia đình học sinh:
 - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ bận rộn với cuộc sống (đi làm ăn ở xa, gởi con 
lại cho ông bà chăm nom hộ hoặc bận việc đồng án nên ít quan tâm đến việc học của con em).
- Một số phụ huynh có quan niệm sai lầm, có ý muốn cho con nghĩ học sớm để phụ giúp gia đình. 
Nói chung phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục.
- Do gia đình quá nghèo mà lại đông con, nên bắt các em ở nhà trông nom em út, cơm nước, giặt 
giũ hoặc tiếp giúp cha mẹ đi làm đồng. Do đó các em không có thời gian rãnh rỗi để học bài và 
chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 3. Về phía giáo viên giảng dạy:
 - Việc tổ chức dạy học môn chính tả chưa được khoa học.
 - Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến học sinh yếu, dạy theo cách trãi đều.
 Những tồn tại trên dẫn đến chất lượng học chính tả của học sinh còn hạn chế. Để khắc phục 
tình trạng này, việc đổi mới phương pháp dạy – học phân môn chính tả là hết sức cần thiết, phải 
giúp học sinh nắm được các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả phù hợp với trình độ tiếp thu 
của các em, hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, bỏ thói quen phát âm sai dẫn đến viết sai.
 4. Chương trình sách giáo khoa:
 - Sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở tiểu học đã xác định được những trọng điểm cơ bản cần 
dạy cho học sinh. Các bài tập chính tả trong sách giáo khoa ở tiểu học cũng khá đa dạng, phù hợp 
với từng khối lớp và cấu trúc đi từ dễ đến khó.
 IV. Nội dung:
 - Phân môn chính tả lớp 5 chủ yếu tập trung rèn luyện kĩ năng viết chính tả chính xác cho 
học sinh. Thông qua việc làm các bài tập chính tả, học sinh lớp 5 nắm được các quy tắc viết của - Tôi thường xuyên kiểm tra vở viết trước ở nhà của học sinh theo quy định của tôi là: đối 
với học sinh ở mức học trung bình trở lên thì viết trước bài 2 lần, đối với những học sinh chậm 
hơn viết ít nhất 3 lần. (khâu này khá quan trọng nên tôi kiểm tra rất kĩ).
 - Gọi lần lượt một số học sinh yếu lên bảng, tôi đọc những từ mà em mắc lỗi nhiều ở bài 
trước cho các em viết lên bảng lớp, các em còn lại viết vào bảng con, tôi nhận xét, uốn nắn, phân 
tích, gợi ý cho các em viết đúng (quy định em nào viết sai một chữ trong bài viết thì viết lại chữ 
đó một dòng ở dưới bài; trường hợp viết sai nhiều lỗi từ 6-7 lỗi trở lên, yêu cầu các em đó viết lại 
cả bài). Song song đó tôi luôn tạo hứng thú để kích thích sự ham học cho các em (bởi vì các em 
ham thích học thì mới có kết quả).
 - Đối với chính tả nhớ - viết, trước khi viết, ngày hôm trước tôi nhắc học sinh thuộc bài viết; 
(kể cả chính tả nghe - viết) tôi phân công cụ thể cho từng tổ trưởng kiểm tra đầu giờ và tính điểm 
thi đua giữa các tổ.
 3. Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết:
 - Có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho 
học sinh đọc kĩ bài chính tả và luyện viết những tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn theo đặc điểm phát âm 
của học sinh trong lớp.
 - Để giúp cho học sinh viết đúng chính tả thì khâu đọc của giáo viên cũng khá quan trọng, ( 
vì đọc đúng thì mới viết đúng). Khi đọc cho học sinh viết giáo viên cần chú ý đọc sao cho cả lớp 
nghe rõ, đọc từng câu ngắn hay cụm từ, cần căn cứ vào tốc độ viết cụ thể của học sinh trong lớp 
để điều chỉnh tốc độ đọc và từng bước nâng dần tốc độ viết cho đạt chuẩn. Trong khi đọc, tôi hạn 
chế đi lại nhiều lần, tôi chọn vị trí đứng ở giữa lớp để đọc và phát âm thật chuẩn. Tuy nhiên tôi 
cũng chuẩn bị đọc bài viết trước ở nhà vài lần để luyện cách phát âm. Hằng ngày trên lớp, tôi chú 
ý rèn đọc cho các em bằng cách:
 + Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn Tập đọc mà ở các môn học khác, kiên 
trì sửa lỗi cho từng em.
 + Tổ chức cho các em đọc bài theo nhóm đôi trong 15 phút đầu giờ ( 2 lần/ tuần).
 + Phân công các em giỏi kèm cặp các em yếu, cùng bạn học nhóm ở giờ chơi ( như đọc bài 
cho các bạn viết rồi cùng nhau sửa lỗi); dĩ nhiên tôi chọn em đọc tốt nhưng tôi cũng hướng dẫn a) Thực hiện soạn bài dạy một cách nghiêm túc, chu đáo: Giáo viên cần xác định rõ mục 
tiêu của bài về các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ. Giáo viên cần chỉ ra các đồ dùng dạy 
học mình tự chuẩn bị hoặc học sinh chuẩn bị. Giáo viên cần chỉ rõ các hoạt động dạy học cụ thể 
sẽ thực hiện trong giờ học, cụ thể là từng hoạt động học sinh làm gì; kết quả cần đạt ra sao; cần 
củng cố cho học sinh những kiến thức và kĩ năng nào.
 b) Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ:
 - Giáo viên phải đặt phân môn chính tả nằm trong mối quan hệ giữa các phân môn khác của 
Tiếng Việt, đặc là phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu.
 - Việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ và phát âm đúng là cơ sở giúp học 
sinh viết đúng chính tả. Trong các giờ Tập đọc, chúng ta nên dành thời gian cho việc sửa lỗi phát 
âm cho học sinh. Giáo viên cần phát âm mẫu cho học sinh học tập và yêu cầu học sinh phát âm lại 
cho chính xác. Ngoài ra, khi luyện đọc từ khó, giáo viên chọn những từ học sinh khó phát âm, và 
cũng là những từ học sinh dễ viết sai lỗi chính tả, phải phát âm từ đó thật chuẩn xác và đưa nó vào 
trong văn cảnh của bài học để giải thích, có thể so sánh từ đó với một từ ở trong văn cảnh khác để 
học sinh hiểu sâu sắc hơn về nghĩa. Khi giáo viên luyện phát âm giáo viên cần theo dõi, uốn nắn 
kịp thời.
 Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả trên cơ sở hiểu đúng nghĩa 
của từ. Khi đọc chính tả cho học sinh viết, giáo viên nên đọc từng cụm từ (diễn đạt một ý nhỏ ); 
tôi luôn nhắc nhở học sinh chú ý lắng nghe, hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả.
 Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “dành” thì học sinh sẽ lúng túng. Nhưng 
nếu tôi đặt nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như: Em để dành tiền. Chúng 
ta đã giành được thắng lợi. Em đọc bài rành mạch. Như vậy, thì học sinh dễ dàng viết đúng chính 
tả.
 c) Soạn một số bài tập chính tả phù hợp với đăc điểm học sinh:
 - Để thực hiện tốt mục tiêu của phân môn chính tả, giáo viên cần chuẩn bị những bài tập 
chính tả phù hợp với học sinh lớp mình. Công việc soạn bài tập đòi hỏi giáo viên phải thống kê 
được những lỗi chính tả mà học sinh lớp mình thường mắc, chọn những lỗi cần luyện tập trong 
từng bài học cụ thể, soạn bài tập dưới nhiều dạng để tạo hứng thú cho học sinh. - Tên các cơ quan, tổ chức, danh hiệu,:Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên 
riêng đó ( Trường Tiểu học Kim Đồng, Nhà Xuất bản Giáo dục,).
 e) Viết tên riêng nước ngoài:
 -Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí 
Việt Nam (viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó ( Thái Lan, Hàn 
Quốc,)
 - Trương hợp không phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo 
thành tên riêng và có dấu gạch nối giữa các tiếng trong mỗi bộ phận (Lu - i Pa-xtơ, Pi - e Đơ- gây 
tê,)
 * Một số mẹo luật chính tả:
 a) Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy:
 - Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm huyền- ngã- nặng hoặc 
không- sắc- hỏi.
 Ví dụ: lấp loáng, lanh lảnh, bỡ ngỡ, lấp ló,.
 b) Mẹo nhóm nghĩa tr/ ch:
 - Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì phải viết là ch chứ không viết là tr (cha, 
chú, chị, cháu, chắt, chồng,)
 - Những từ chỉ đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr ( chai, chum, chén, 
chổi, chão, chõng, chiếu,)
 c) Mẹo nhóm nghĩa s/ x:
 - Tên thức ăn, đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xúc xích, xì dầu,
 - Các động từ, tính từ viết là x: xách, xẻ, xay, xào, xoa, xúc, xăm,
 - Hầu hết các danh từ còn lại viết là s: gia sư, sen, sắn, sọt, sợi dây, sương,
 d) Mẹo nhóm nghĩa l/n:
 - Khả năng kết hợp âm: l đứng trước âm đệm, nhưng n lại không đứng trước âm đệm. Ví dụ: 
loa, luân, luyện, + Tôi luôn quan tâm đúng mức đến học sinh yếu, làm tốt công tác chủ nhiệm và nhắc nhỡ 
các em đi học đều, thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi về việc học của các 
em.
 + Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh 
trong việc rèn luyện các em học ở nhà.
 + Nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cũng như các đồng nghiệp luôn nhiệt tình góp ý xây 
dựng phân môn này được hoàn thiện.
 + Và đặc biệt là sự tiến bộ của học sinh, chuẩn bị bài tốt ở nhà, nhờ tinh thần đoàn kết, giúp 
đỡ bạn (hình thức là các em học theo nhóm).
 + Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và các mạnh thường quân 
về vật chất lẫn tinh thần để tạo điều kiện cho các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn học tốt hơn.
 • Tuy nhiên, trong quá trình rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 tôi vẫn 
 còn gặp một số tồn tại sau:
 + Ở lớp, số lượng học sinh nhiều, dạy 1 buổi trên ngày, do đó giáo viên khó kèm sát từng 
em, hơn nữa thời gian kèm cặp còn hạn chế.
 + Một số học sinh còn ham chơi, chưa ý thức học tập, chưa biết sắp xếp thời gian học ở nhà 
hợp lí.
 + Một số em phát âm chưa chính xác, ( bệnh bẩm sinh), đọc chữ không lưu loát, trôi chảy.
 + Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em.
 2. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến:
 - Sau khi học tốt phân môn chính tả, các em sẽ học tiến bộ các phân môn khác như: Tập đọc, 
Tập làm văn, Luyện từ và câu,..
 - Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh viết đúng, đọc đúng, hiểu rõ nghĩa của từ. 
Từ đó, các em càng yêu quý Tiếng Việt, luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, yêu quê hương đất nước.
 3. Những bài học kinh nghiệm:
 - Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc.docx