Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả Lớp 5

doc 21 trang thanh 19/01/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả Lớp 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:
 Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời có nói: “ Vì lợi ích mười năm 
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục 
của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng 
thế hệ thiếu nhi sau này sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. 
Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng 
đến sự nghiệp trồng người.
 Nhà trường chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi 
giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển 
về mọi mặt. Trong chương trình Tiếng Việt, việc dạy đúng chính tả phải được coi 
trọng ngay từ buổi đầu đi học, từ khi các em bước vào lớp 1 và cả cấp học tiểu học. 
Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và 
thói quen viết đúng - chuẩn chính tả tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, 
chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa Việt - làm công cụ để giao tiếp, tư 
duy. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ lớp Một đến lớp Năm với các loại bài 
như: nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết, bài tập so sánh,  Và như thế giúp các em 
được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận và sử dụng công cụ này suốt 
những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời. 
 Thế nhưng, hiện tượng viết sai chính tả không chỉ xảy ra đối với học sinh 
trong nhà trường, tình trạng sai chính tả đã xuất hiện rất phổ biến ngoài xã hội, trên 
các phương tiện truyền thông, pa-nô, áp phích, internet,  nhất là ở học sinh bậc 
tiểu học. Cụ thể là trên địa bàn các xã EaNa nơi các em học sinh trường Tiểu học 
Lê Hồng Phong đang sinh sống. Sống trên một địa bàn nhưng gia đình các em đến 
từ nhiều vùng quê khác nhau, giọng nói khác nhau. Em thì nói giọng miền Nam, 
em giọng miền Bắc, em giọng miền Trung. Thường những em giọng miền Nam 
hay đọc và viết sai các tiếng có âm cuối là c/t; (ví dụ: cát/các; bác/bát, ); âm cuối 
n/ng (ví dụ: lan/lang; đan/đang; bàn/bàng, lượn/lượng); vần im/iêm (ví dụ: 
tim/tiêm; chim/chiêm; lim/liêm ); vần ip/iêp (ví dụ: kíp/kiếp; ..). Những em 
giọng miền Bắc hay sai lỗi âm đầu s/x (ví dụ: xương/sương; xấu/sấu; xa/sa;.). 
 1 - Tài liệu hướng dẫn học môn Tiếng Việt lớp 5.
 - Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học môn chính tả ở tiểu học”
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã dùng một số phương pháp 
sau:
 a. Nghiên cứu tài liệu:
 Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phân môn Chính tả lớp Năm
 b. Phương pháp thực nghiệm:
 Tiến hành thu thập các số liệu trong điều kiện cho phép để đảm bảo cho sự 
thể hiện tích cực các nội dung nghiên cứu.
 c. Phương pháp trò chuyện – phỏng vấn:
 Bản thân trực tiếp trò chuyện, trao đổi với một số giáo viên trong trường, đặc 
biệt giáo viên khối Năm trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
 d. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
 Phân tích, đánh giá bài làm của học sinh ở phân môn Chính tả lớp Năm, qua 
từng đợt kiểm tra định kì của năm học 2017-2018.
 e. Phương pháp phân tích- tổng hợp.
 g. Phương pháp thống kê.
 3 để sử dụng dựa vào các văn cảnh.
 2. Thực trạng của vấn đề:
 Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm văn hiến, đã tích lũy được một 
kho tàng tập quán văn học và văn hóa rất đa dạng, phong phú. Chữ viết (theo mẫu 
tự La tinh) của dân tộc ta tuy mới hình thành hơn một trăm năm nay, nhưng đã 
thành trụ cột then chốt của nền văn hóa nước nhà. Việc giữ gìn sự trong sáng của 
tiếng Việt cả trong lời nói, lẫn chữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất cả mọi 
người dân Việt Nam.
 Thế nhưng hiện tượng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, 
của cộng đồng xã hội. Việc viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ 
là học sinh Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên, đôi khi có cả một số giáo viên 
và những người thành đạt, và trên một số pa- nô, bảng hiệu, quảng cáo nữa,...
 Hiện nay đa số học sinh thường thích xem truyện tranh như: Đô-rê-mon, Co-
nan, Thủy thủ Mặt trăng, Bảy viên ngọc rồng,  hơn là đọc sách, tạp chí văn học, 
 Việc không có thói quen, không có niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ 
nghèo nàn, ít ỏi. Người đọc sách nhiều sẽ có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai 
chính tả.
 Thông thường môn chính tả mới có yêu cầu về viết đúng, viết đẹp. Còn lại một 
số môn học khác, giáo viên thường bỏ qua việc soát lỗi, thậm chí chỉ yêu cầu học 
sinh học thuộc, tính toán đúng. Hơn nữa bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp lực 
công việc khá lớn và giáo viên chưa quan tâm đúng mức, nên việc sửa lỗi chính tả 
cũng chưa toàn tâm, toàn ý, chưa có hiệu quả. 
 Mặc khác một bộ phận không nhỏ học sinh còn ham chơi lười học, không chịu 
suy nghĩ, tư duy trong việc nói và viết một cách chuẩn mực tiếng Việt (vì có bài 
mẫu, sách mẫu, học thêm )
 Từ những vấn đề nêu trên để hạn chế việc học sinh viết sai chính tả, tôi đã đi 
sâu về bộ môn này, nghiên cứu, suy nghĩ để tìm ra giải pháp giúp các em viết đúng 
chính tả. “Nét chữ là nết người” viết đúng chính tả thể hiện ý thức của người học 
sinh trong học tập đối với chữ viết - một thứ chữ gắn liền với nền văn hóa dân tộc, 
đồng thời thể hiện lòng tự tôn dân tộc đối với tiếng Việt. 
 5 Song yếu tố quan trọng là làm thế nào để các em có thể nắm bắt được khi nào
các em viết sai chính tả.Tỉ lệ viết sai chính cũng tương đối nhiều mà tài liệu về 
môn Chính tả ở thư viện cũng hạn chế. Việc tiếp thu của các em cũng có phần hạn 
chế, các em cứ viết theo thói quen, đọc sao viết vậy, sửa rồi lại quên. 
 Qua trao đổi, dự giờ các đồng nghiệp cùng khối; thông qua việc nghiên cứu 
sách giáo khoa Tiếng Việt và kết quả khảo sát của học sinh, tôi nhận thấy tình 
trạng dạy và học chính tả hiện nay hiệu quả đạt chưa được cao, cụ thể là:
 - Kết quả khảo sát học tập của học sinh, các em còn mắc nhiều lỗi chính tả, 
tình trạng này có cả nguyên nhân ở nội dung và phương pháp dạy học của phân 
môn này.
 - Từ thực tiễn, tôi thấy giáo viên chuẩn bị bài giảng rất chu đáo, tận tâm giảng 
dạy tỉ mỉ cho học sinh cách viết từng chữ, từng câu nhưng cuối cùng vẫn có không 
ít học sinh viết sai, ngay cả những từ giáo viên mới vừa phân tích hướng dẫn xong.
 - Nguyên nhân dẫn đến cái sai là do một số học sinh đọc chậm, đọc ngắc ngứ, 
cách phát âm không chuẩn. Nói - đọc như thế nào thì viết như thế đó; học sinh 
phân biệt chưa rõ cách đọc nhất là “ tr ” và “ ch ”, “ s ” và “ x ”, “ gi - d ”,  
thường hay lẫn lộn về sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi 
và thanh ngã, .
 - Một số học sinh ráp âm, ráp vần để tạo thành tiếng chưa thành thạo, nhất là 
đối với một số tiếng khó viết, ít gặp.
 Ví dụ: lấp loáng, suy thoái, gọn ghẽ, khoét, ngọ nguậy, ngoằn ngoèo, .
 - Phần lớn bị ảnh hưởng bởi môi trường sống nên các em chưa thật chú tâm 
đến học tập, tiếp thu kiến thức chậm, khó nhớ mau quên. Những kỹ năng cơ bản về 
nghe, nói, đọc, viết còn nhiều hạn chế.
 Trong quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh 
thường mắc phải hai loại chính tả như sau:
 1. Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành:
 Là loại lỗi do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết 
hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt
 1.1. Đặc điểm chính tả Tiếng Việt:
 7 dưới âm chính, các dấu khác được đặt ở phía trên âm chính.
 Ví dụ: hình, phận, rộng, đúng, tìm, tạo, 
 + Khi viết các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh 
được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm.
 Ví dụ: mía, nghĩa, giữa, của, múa, lửa, 
 + Những tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở 
chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
 Ví dụ: biển, người, quốc, nước, luận, hoàng,  
 1.2 Quy tắc viết hoa hiện hành:
 - Tình trạng viết hoa trong chính tả hiện hành:
 + Đánh dấu sự bắt đầu một câu.
 + Ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức ...
 + Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người ...
 Hai chức năng a và c nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán trong 
chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng b là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong 
sử dụng.
 Ví dụ: 
 Cùng một tên tổ chức, cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác nhau:
 Trường tiểu học Lê Hồng Phong.
 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
 - Quy định về cách viết hoa tên riêng: (của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào 
tạo ban hành). đang áp dụng trong nhà trường.
 + Đối với tên người và tên địa lý: viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiếng tạo 
nên tên đó, không dùng gạch nối.
 Ví dụ: Võ Thị Sáu, Hà Nội, Bình Trị Thiên, Bình Dương
 + Đối với tên người và tên địa lý nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu của mỗi 
bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được 
ngăn cách bằng dấu gạch nối.
 Ví dụ: Tên người: Ê-đi-xơn, Giu-li-ét-ta, Ét-man Hin-la-ro, 
 Tên địa lí: I-ta-li-a, Hi-ma-lay-a, Niu-di-lân, Ê-vơ-rét, 
 9 âm “gờ” ghi bằng g/gh) dù có những quy định riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ, 
nhưng đối với học sinh tiểu học thì rất dễ lẫn lộn do không nhớ các quy định.
 * Lỗi khi viết âm cuối, vần:
 Đối với người Miền Nam, có thể nói việc phát âm hoàn toàn không phân 
biệt các vần có âm cuối n/ng và t/c. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt 
khác hai bán âm cuối i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o 
(trong: sau/sao), do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh các tỉnh 
phía Nam.
 Tóm lại: Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của 
học sinh, vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm, việc tìm ra các giải pháp phù hợp là 
hết sức cấp bách đối với những ai làm công tác giáo dục, 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp:
 Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy chính tả, tôi 
nhận thấy rằng nếu chỉ dùng tài liệu hướng dẫn học, thì chưa đáp ứng đầy đủ với 
các yêu cầu dạy cho học sinh học yếu chính tả ở tiểu học. Vì vậy, để khắc phục lỗi 
chính tả mà học sinh mắc phải, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một vài biện pháp để 
giúp các em nắm được các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả phù hợp với 
trình độ tiếp thu của các em, hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, bỏ thói quen phát 
âm sai dẫn đến việc viết sai. 
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp:
 Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm trực tiếp 
giảng dạy như sau: 
 * Biện pháp 1: Củng cố quy tắc chính tả cho học sinh:
 - Là giúp cho học sinh nắm vững các quy tắc chính tả.
 - Để khắc phục được tình trạng học sinh hay mắc lỗi chính tả thì giáo viên 
cần tập trung vào các loại bài chính tả phân biệt. Qua loại bài chính tả phân biệt 
này học sinh được ôn luyện nhiều lần, nắm chắc được các quy tắc chính tả, mẹo 
chính tả. Cũng qua bài chính tả so sánh này, học sinh nắm vững nghĩa của từng 
cách viết, từ đó hạn chế được các lỗi sai.
 11 Ví dụ: Kính, kể, kèo ...
 * Chữ cái q: Luôn kết hợp với u thành qu (đọc là quờ). Qu luôn đứng trước hầu 
hết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư ).
 Ví dụ: Quan trọng, quanh quẩn.
 Ngoài ra cần cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả.
 Ví dụ: Khi nào viết là da , khi nào viết là gia?
 + Da: Chỉ lớp bao bên ngoài các loại động vật
 + Gia: Chỉ mối quan hệ dòng họ.
 * Biện pháp 2: Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự sửa lỗi 
chính tả:
 - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện ra những lỗi viết sai và tự 
bản thân các em sửa lỗi qua các hình thức khác nhau.
 - Giáo viên đọc lại bài văn hay khổ thơ mà trong đoạn bài yêu cầu học sinh 
viết cho học sinh soát lỗi.
 - Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được các lỗi sai, từ đó học sinh có ý 
thức được các lỗi mà mình mắc phải, bằng cách viết lại các lỗi sai đó vào một 
quyển vở sửa lỗi, các lần sau mà gặp phải các lỗi này học sinh sẽ thận trọng hơn 
trong khi viết. Qua đó hình thành cho học sinh bản năng tự kiểm tra soát lỗi và có 
ý thức tự sửa.
 - Giáo viên cho học sinh phát hiện ra lỗi chính tả qua các dạng bài tập khác 
nhau. Ví dụ: Chép một đoạn bài có viết sai chính tả, yêu cầu học sinh viết lại cho 
đúng.
 Ví dụ: Trong bài: “Kì diệu rừng xanh” nắng trưa đả rọi xuống đỉnh đầu 
mà rừng sâu vẫn ẫm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, 
rừng rào rào chuyễn động đến đấy. Những con vượn bạt má ôm con gọn ghẻ chiền 
nhanh như tia chớp. 
 Qua bài viết trên giáo viên cho học sinh tự sửa lỗi chính tả, cụ thể là âm cuối 
t thành c, chiền thành chuyền, dấu hỏi viết dấu ngã, dấu ngã viết dấu hỏi.
 Từ những cách nêu trên giúp học sinh quen dần với cách phát hiện ra lỗi và 
tự sửa lỗi, dần dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các từ viết sai để 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc