SKKN Một số biện pháp dạy học Toán Lớp 5 theo định hũớng tích cực hoá hoạt động của học sinh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học Toán Lớp 5 theo định hũớng tích cực hoá hoạt động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy học Toán Lớp 5 theo định hũớng tích cực hoá hoạt động của học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ☆☆☆☆☆☆☆☆☆☆ MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TOÁN 5 THEO ĐỊNH HŨỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Môn : Toán Cấp học: Tiểu học Năm học: 2015 - 2016 Phần I: Mở đầu Những vấn đề chung I. Lý do chọn đề tài: - Bậc tiểu học là bậc học không chỉ là nền móng trong giáo dục phổ thông mà nó cũng là cấp học rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh tiểu học thông qua các môn học là việc vô cùng quan trọng. Trong số các môn học của bậc học này thì môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống; Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; Góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo, hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, nề nếp và tác phong khoa học; tinh thần hợp tác tốt... - Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học toán tiểu học vì: * Nội dung cốt lõi của toán 5 là dạy học ứng dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân và bốn phép tính với số thập phân. Có thể nói đây là sự kết tinh các kết quả của quá trình dạy học số học ở tiểu học. Để học tập có hiệu quả về số thập phân và các phép tính với số thập phân, học sinh phải huy động những kiến thức và kĩ năng về số tự nhiên, phân số, số đo đại lượng và các phép tính từ lớp 1 đến lớp 4. Ngoài ra khả năng ứng dụng trong thực tế của số thập phân lại rất lớn nên sau khi học số thập phân và các phép tính với số thập phân, học sinh có thể giải được nhiều bài toán thực tế, gần gũi với đời sống mà ở lớp dưới các con chưa thể giải được. * Quá trình học sinh học toán 5 luôn gắn liền với việc củng cố, ôn tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn toán ở tiểu học. Đây là cơ hội để học sinh ôn luyện nắm vững hơn và có hệ thống hơn những kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm của môn toán ở tiểu học. Việc ôn tập này chính là bước chuẩn bị cho việc học tập môn Toán của các con ở các bậc học tiếp theo. Cũng chính vì lí do đó chúng ta càng thấy được vai trò của toán 5 đối với các con ở cấp bậc này. * Để giúp học sinh đạt được mục tiêu học tốt môn toán 5, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học toán thì người giáo viên phải áp dụng rất nhiều các hình thức dạy học trong quá trình dạy các tiết học toán. Quan trọng nhất đó là việc khơi gợi động cơ ý thức học tập cho học sinh, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần gây được hứng thú cho học sinh; tổ chức tốt các hoạt động học tập để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Học sinh Phần II. Nội dung A. Cơ sở lí luận: - Hơn một trăm năm trước Karl Marx đó nói rằng một ngành khoa học chỉ trở nên hoàn thiện khi nó sử dụng được ngành khoa học định lượng- đó là toán học. Lịch sử phát triển của ngành khoa học tự nhiên đó hoàn toàn khẳng định luận điểm này của Marx. - Ngoài ra Toán học là một môn học có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển năng lực tư duy cho học sinh tiểu học. - Học tốt môn toán cũng là tiền đề và là cơ sở để học tốt các môn học khác trong nhà trường phổ thông. B. Thực trạng: 1. về phía giáo viên: + Một số giáo viên cũng chưa chủ động áp dụng những hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. + Việc áp dụng những hình thức dạy học cũng gặp khó khăn đối với giáo viên do thời gian quy định của 1 tiết học chỉ là 40 phút. + Việc áp dụng hình thức dạy học nhằm phát huy tính tính cực của học sinh chưa thực sự hiệu quả do trình độ của giáo viên. 2. Về phía học sinh: Năm học 2015-2016, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách và giảng dạy lớp 5D với sĩ số 54 học sinh. Qua quan sát thực tế, tôi thấy còn một số tồn tại sau: + Học sinh còn mải chơi, chưa tập trung cao trong học tập. + Việc nắm kiến thức của học sinh ở lớp dưới chưa sâu. + Gia đình chưa quan tâm sâu sát, kèm cặp con cái. + Học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học, học bài và làm bài còn bị ép buộc đối phó với thầy cô. Để khắc phục thực trạng trên, tôi đã áp dụng một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh với mong muốn nâng cao chất lượng dạy môn toán nói riêng và chất lượng dạy học nói chung, giúp các em có một tâm thế hứng thú khi học môn Toán lớp 5. Qua các bài giảng của thầy cô 4/15 giúp đỡ nhau học tốt môn Toán. Các bạn trong mỗi cặp sẽ trao đổi, thảo luận các cách giải các bài toán giúp tìm ra cách giải hay và hợp lí nhất. Những cặp đôi không giải quyết được vấn đề có thể nhờ sự giúp đỡ của cô giáo. II. Biện pháp cụ thể: 1. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học: a. Đối với việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới: * Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh (hoặc từng nhóm học sinh) tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức cho học sinh huy động những hiểu biết của bản thân để thiết lập mối quan hệ giữa vấn đề mới phát hiện với những kiến thức thích hợp đã biết từ đó tìm cách giải quyết vấn đề. Ví dụ: Khi dạy bài “So sánh số thập phân” Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Việc đó được tiến hành như sau: + Giáo viên nêu ví dụ: So sánh 8,1m và 7,9m. + Hỏi: Khi so sánh hai số đo độ dài 8,1m và 7,9m về thực chất ta phải so sánh hai số nào? (Đây chính là vấn đề cần giải quyết) Học sinh có thể tự nêu cách giải quyết: + Để so sánh 8,1m và 7,9m ta so sánh 8,1 và 7,9 . + Mà 8,1 >7,9 (vì trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn. -> Do đó : 8,1m > 7,9m. * Tổ chức cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức mới ngay trong dạy học bài mới để học sinh “học qua làm”, học bằng cách “động não”. Sau khi học sinh tự làm bài tập áp dụng trực tiếp kiến thức mới học, giáo viên nêu lên một số câu hỏi để khi học sinh trả lời, học sinh được ôn tập, củng cố nắm vững hơn kiến thức mới học. Việc làm này góp phần giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới ngay trong quá trình dạy học bài mới. Ví dụ: Dạy bài cộng hai số thập phân. + Ví dụ1: Giáo viên nêu bài toán để hình thành phép tính: 1,84 +2,45 = ....? m - Hướng dẫn học sinh tự tìm cách thực hiện phép cộng trên bằng cách chuyển về phép cộng hai số tự nhiên rồi chuyển đổi kết quả để tìm kết quả phép Quá trình học sinh tìm tòi khám phá, giáo viên biết được mức độ nắm kiến thức của học sinh từ bài học cũ, vốn kiến thức, trình độ tư duy để phát hiện năng lực của học sinh để có kế hoạch kèm cặp học sinh còn chậm, bồi dưỡng học sinh có năng lực. b. Đối với dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành: - Giáo viên giúp học sinh tự phát hiện ra mối liên hệ giữa vấn đề (tình huống có vấn đề) trong bài tập và các kiến thức được tích luỹ từ đó học sinh biết lựa chọn những kiến thức thích hợp để giải bài tập. Nếu học sinh nào chưa nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài trước thì giáo viên gợi ý (hoặc tổ chức cho học sinh khác giúp bạn trong hợp tác nhóm) để học sinh tự nhớ lại kiến thức, cách làm. Điển hình là: Nội dung trọng tâm của dạy học toán ở học kì I của lớp 5 là dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân. Thực chất nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên. Vì vậy hầu hết các bài tập về số thập phân đều có dạng tương tự như các bài về số tự nhiên. Khi làm các bài tập về số thập phân, giáo viên có thể giúp học sinh nhớ lại: + Cách làm dạng bài tập tương tự đã có khi học số tự nhiên. + Kiến thức mới học về số thập phân có liên quan trực tiếp đến việc làm bài tập đó. + Từ đó học sinh biết vận dụng những kiến thức đã được học từ số tự nhiên để áp dụng làm các dạng bài về số thập phân. + Giáo viên lưu ý học sinh về cách viết để các em không bị nhầm lẫn khi viết số thập phân (viết thiếu dấu phẩy) Đây là cơ hội để học sinh củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản về đọc, viết, so sánh cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên và số thập phân đồng thời cũng giúp học sinh nhớ lâu một số đặc điểm riêng của việc làm bài tập với số thập phân. Ví dụ: khi làm các bài tập dạng “Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn” Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tự nhớ lại để nhận ra rằng: + Cách làm các bài tập dạng này tương tự như cách làm các bài tập dạng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn. + Cần phải sử dụng quy tắc so sánh hai số thập phân trong từng bước. 8/15 tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số thập phân để tính cho hợp lí và có thể học sinh cần áp dụng nhiều lần tính chất giao hoán và kết hợp để tính một cách thuận tiện. Học sinh có thể vận dụng một cách linh hoạt các tính chất của phép cộng để tìm cách giải nhanh nhất. Có thể nói rằng: Trong quá trình dạy học sinh thực hành, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn; mọi học sinh đều phải tham gia vào hoạt động học tập, phải độc lập suy nghĩ và làm việc tích cực. Theo định hướng này thì không cần đặt ra các biện pháp để "giữ trật tự mà từng học sinh vẫn tập trung trong học tập. Học sinh sẽ tự tìm ra cách giải quyết các tình huống có vấn đề một cách hứng thú và có hiệu quả cao. 2. Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học ham thích hoạt động nhưng lại chóng phân tán tư tưởng. Vì lẽ đó,trong mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi các hình thức hoạt động sẽ gây hứng thú đối với học sinh. Các hình thức có thể áp dụng đó là: học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp, tổ chức trò chơi học tập... a. Đối với hình thức học cá nhân: Học sinh tự học theo hướng dẫn của giáo viên với sự hỗ trợ của phiếu học tập, đồ dùng học toán, sách giáo khoa. để chiếm lĩnh tri thức mới, để luyện tập thực hành theo khả năng của cá nhân, để tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn. Ví dụ: Khi dạy thực hiện phép tính trên số đo thời gian, sau khi hướng dẫn học sinh giải bài toán mẫu, giáo viên nên để học sinh tự làm bài ứng dụng để phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên chỉ nên giúp đỡ học sinh khi các em không thể có khả năng tự giải quyết được vấn đề. b. Đối với hình thức dạy học theo nhóm: tuỳ theo tính chất và nội dung của bài học, tiết học để có thể chia nhóm: nhóm theo sở trường, nhóm theo trình độ hay nhóm hỗn hợp. Hoạt động chủ yếu: theo hướng dẫn của giáo viên, các tổ trưởng tổ chức các hoạt động của nhóm để giải quyết vấn đề được phân công. Từng thành viên trong nhóm đều có điều kiện bày tỏ ý kiến, các nhóm thống nhất ý kiến - báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, đánh giá. Giáo viên tổng kết chốt lại những điểm quan trọng, động viên khen ngợi các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhắc nhở các nhóm và các cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ví dụ: Khi dạy bài thể tích một hình có thể tổ chức trò chơi ghép hình như sau: - Hãy ghép 6 hình lập phương dưới đây thành các dạng hình hộp chữ nhật. Có bao nhiêu cách xếp? Học sinh tiến hành trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đại diện các đội trình bày kết quả - đối chiếu với đáp án giáo viên đưa ra cùng tham gia đánh giá kết quả thi đua của các đội với giáo viên. e. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về toán: Hoạt động chủ yếu: tổ chức các nhóm bồi dưỡng học sinh có năng lực, giúp đỡ các học sinh học chậm qua các buổi sinh hoạt chung của lớp. Tổ chức các cuộc thi: giải toán, đố vui về toán, tìm hiểu về khả năng ứng dụng của toán vào đời sống. 3. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán 5 Thiết bị dạy học là những yếu tố rất quan trọng trong dạy học ở tiểu học, nó không chỉ thực hiện chức năng minh họa mà còn là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập. Việc ứng dụng công nghệ 12/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_toan_lop_5_theo_dinh_huong_tic.docx
- SKKN Một số biện pháp dạy học Toán Lớp 5 theo định hũớng tích cực hoá hoạt động của học sinh.pdf