SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

docx 29 trang thanh 16/02/2024 4850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu Lớp 5
 Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn 
 Luyện từ và câu lớp 5.
 MỤC LỤC Trang
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................1
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ..........................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN..........................................................................3
1. Mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt....................................................................3
2. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa lớp 4 và đổi mới phương pháp dạy học........5
3. Nhiệm vụ trọng tâm của phân môn Luyện từ và câu trong việc hình 
thành và phát triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh .............................................6
CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT 
VẤN ĐỀ ..........................................................................................................................7
I. Thực trạng hoạt động dạy học môn Luyện từ và câu lớp 5............................7
 1. Đặc điểm tình hình về giáo viên và học sinh lớp 5 .......................................7
 2.Thực trạng dạy học môn Luyện từ và câu ở lớp 5 .........................................7
 3. Thực trạng chỉ đạo việc dạy học Luyện từ và câu ở lớp 5 ............................8
II. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp chỉ đạo trong hoạt động đổi 
mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện 
từ và câu lớp 5. .....................................................................................................8
 1. Thống nhất quan điểm bồi dưỡng, tạo điều kiện giúp giáo viên đổi 
 mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả tiết Luyện từ và câu ........8
 2. Một số biện pháp trong công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy 
 môn Luyện từ và câu lớp 5:...............................................................................8
 3. Chỉ đạo giáo viên tiếp tục nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo 
 để nắm vững nội dung, chương trình, hình thức tổ chức dạy phân môn 
 Luyện từ và câu ...............................................................................................11
 4. Chỉ đạo tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề 
 có chất lượng ...................................................................................................13
 5. Chỉ đạo ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, thiết bị dạy học hiện 
 đại, đồ dùng học tập vào dạy Luyện từ và câu:...............................................14
 6. Chỉ đạo vận dụng linh hoạt phương pháp dạy Luyện từ và câu nhằm 
 đạt hiệu quả thiết thực. ....................................................................................16
 7. Chỉ đạo đổi mới dạy học thông qua một số trò chơi trong tiết Luyện từ 
 và câu...............................................................................................................17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ................................................................................22
PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN...........................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................28 Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn 
 Luyện từ và câu lớp 5.
chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu.
 Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
- Đối tượng nghiên cứu.
 Giáo viên khối 5 .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc chỉ đạo hoạt động dạy 
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5
 - Nghiên cứu thực trạng của việc chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao 
chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5
- Đề xuất các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5
5. Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu lý luận
 - Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn 
Luyện từ và câu, sách giáo khoa, sách giáo viên, các văn bản công văn của Bộ, 
của Sở có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở lí luận cho chỉ đạo hoạt 
động dạy học phân môn Luyện từ và câu.
 * Nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp quan sát .
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trao đổi, phân tích, đánh giá, 
tổng kết kinh nghiêm,..
 - Phương pháp thống kê.
6. Phạm vi nghiên cứu : Thực trạng việc chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn 
Luyện từ và câu lớp 5.
 Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017.
 2/28 Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn 
 Luyện từ và câu lớp 5.
đầu có kĩ năng thay đổi ngôi kể.
 c) Đọc
 - Tốc độ tối thiểu khoảng 120 tiếng/phút.
 - Đọc thành tiếng và đọc thầm:
 + Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (Nghệ thuật, 
hành chính, khoa học, báo chí,); Biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch 
ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.
 + Biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một đoạn văn đã học.
 + Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.
 - Đọc hiểu:
 + Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.
 + Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong 
các bài tập đọc có giá trị văn chương.
 + Hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng 
hiệu, 
 - Kĩ năng phụ trợ: 
 + Biết dùng từ điển.
 + Biết ghi chép các thông tin đã học.
 + Thuộc lòng một số bài văn vần và đoạn văn xuôi.
 d) Viết
 - Viết chính tả
 + Biết viết chính tả với tốc độ 90 chữ/ 15 phút, chữ viết rõ ràng, trình bày 
đúng quy định.
 + Biết lập sổ tay chính tả; hệ thống hóa các quy tắc chính tả đã học.
 + Biết viết tắt một số từ và cụm từ thông dụng.
 + Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả phương ngữ.
 - Viết bài văn:
 + Chuyển đoạn nói sang đoạn viết và ngược lại.
 + Biết làm dàn ý và chuyển dàn ý thành bài.
 + Biết cách tả cảnh, tả người; kể một câu chuyện đã làm hoặc chứng kiến; 
viết đơn từ, biên bản.
 + Tự phát hiện và sửa được một số lỗi trong bài văn.
 e) Kiến thức tiếng Việt và văn học (học thành tiết riêng)
 - Về từ vựng:
 + Mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt 
thông dụng, một số thành ngữ.
 4/28 Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn 
 Luyện từ và câu lớp 5.
 + Hoạt động giao tiếp. (Đặc thù của môn Tiếng Việt)
 + Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết.
 Cả hai hoạt động trên có thể tổ chức theo các hình thức khác nhau:
 + Làm việc độc lập.
 + Làm việc theo nhóm.
 + Làm việc cả lớp.
3. Nhiệm vụ trọng tâm của phân môn Luyện từ và câu trong việc hình 
thành và phát triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh :
 Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng 
Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh, 
lớp 5 đã có những tiết học riêng để trang bị kiến thức cho học sinh.
 CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng hoạt động dạy học môn Luyện từ và câu lớp 5
1. Đặc điểm tình hình về giáo viên và học sinh lớp 5
1.1. Thuận lợi:
 100% giáo viên khối 5 đều đạt trình độ trên chuẩn. Các đồng chí đều có 
tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ; Có tinh thần đoàn kết 
tương trợ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống.
 Đa số các đồng chí đã có kinh nghiệm trong giảng dạy ở lớp 5.
 100% các lớp đều được trang bị máy tính, máy chiếu và có nối mạng 
Internet. Khối được trang bị một máy chiếu đa vật thể.
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao có chỉ đạo kịp thời về 
chuyên môn, luôn tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ học hỏi, bồi dưỡng để 
nâng cao trình độ chuyên môn, luôn quan tâm đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất 
phục vụ cho việc giảng dạy.
 Học sinh ngoan, có ý thức và có nề nếp trong sinh hoạt và học tập.
1.2. Khó khăn:
 Việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại của một vài đồng chí giáo viên 
trong tổ còn hạn chế do tuổi cao.
 Học sinh từ lớp 4 lên lớp 5, nhiều em chưa quen, còn bỡ ngỡ với phương 
pháp học tập ở lớp 5.
2.Thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5
 Qua thực tế dự giờ và đi kiểm tra, tôi thấy các cô giáo đã nhận thức được 
mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt và đặc biệt là phân môn 
 6/28 Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn 
 Luyện từ và câu lớp 5.
bộ máy tính, máy chiếu; 100% các máy tính trong lớp học được nối mạng wifi 
để giáo viên chủ động tìm nguồn tư liệu; Đầu năm học, nhà trường đầu tư mỗi 
khối một máy chiếu đa vật thể. Bên cạnh đó, năm học nào, nhà trường phát động 
phong trào Đồ dùng dạy học giáo viên tự làm. 
 Xây dựng Kho học liệu điện tử bao gồm: Tư liệu dạy học, Bài giảng điện 
tử, Bài giảng E-Learning để phục vụ giảng dạy nói chung và phân môn Luyện từ 
và câu nói riêng.
 Bên cạnh việc tạo điều kiện về học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tạo 
điều kiện về cơ cơ vật chất thì chúng tôi chú trọng việc tuyên dương, khen 
thưởng kịp thời các đồng chí giáo viên có thành tích trong dạy học nói chung và 
trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
2. Một số biện pháp trong công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy 
phân môn Luyện từ và câu lớp 5:
 Để sắp xếp công việc khoa học và đạt hiệu quả cao thì một công việc dù 
là việc nhỏ, người cán bộ quản lí cần phải lập được kế hoạch cụ thể, tổ chức 
thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm. Trước khi 
lập kế hoạch cụ thể về đổi mới công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy 
phân môn Luyện từ và câu lớp 5, tôi đưa ra bàn bạc trong ban giám hiệu. Sau 
khi đã thống nhất trong ban giám hiệu, vào buổi họp giáo vụ đầu tiên chuẩn bị 
năm học mới, tôi triển khai quan điểm chỉ đạo trong giáo vụ, cụ thể hơn đối với 
tổ trưởng tổ 5 về mục tiêu và cách thức thực hiện. Nhiệm vụ của tổ trưởng sẽ 
truyền đạt tới các thành viên trong tổ. Việc làm đó để thống nhất quan điểm chỉ 
đạo và phối kết hợp giữa ban giám hiệu, tổ trưởng và giáo viên trong công việc. 
Mặt khác cũng để giáo viên nhận thức được nâng cao được hiệu quả giảng dạy 
tức là giúp cho giáo viên vững vàng chuyên môn. Đó là điều đồng chí giáo viên 
nào cũng luôn hướng tới. 
2.1. Lập kế hoạch chỉ đạo việc dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5
 Để xây dựng được kế hoạch, tôi đã dựa vào chương trình, nội dung, mục 
tiêu của phân môn Luyện từ và câu kết hợp với chương trình Bồi dưỡng thường 
xuyên giáo viên tiểu học; đọc kĩ các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học. Kế 
hoạch phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu môn học, đúng nhiệm vụ năm học 
của các cấp lãnh đạo và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
 Tháng 8: 
 + Giáo viên nghiên cứu nội dung, chương trình và phương pháp dạy môn 
Tiếng Việt trong đó chú trọng phân môn Luyện từ và câu.
 + Nhà trường mở lớp Bồi dưỡng nâng cao về ứng dụng công nghệ thông 
 8/28 Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn 
 Luyện từ và câu lớp 5.
 + Đưa ra định hướng mục tiêu chuyên đề của học kì 2.
 Tháng 2,3,4:
 + Duy trì các buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng và tiếp tục theo 
định hướng trọng tâm về Luyện từ và câu.
 + Tiếp tục chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học: 
Modun TH21- Ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint trong dạy học.
 + Tiếp tục dự giờ, thăm lớp để có chỉ đạo và rút kinh nghiệm kịp thời về 
những vấn đề giáo viên còn băn khoăn và cùng nhau trao đổi để thực hiện 
nghiêm túc thông tư 30/2014 và TT 22/2106. 
 + Tháng 5: Tổng kết sau một năm triển khai qua chất lượng giảng dạy 
của giáo viên và kết quả học tập của học sinh; Rút kinh nghiệm về công tác 
quản lí cho năm học sau.
2.2. Tổ chức thực hiện
 Lập được kế hoạch phù hợp song kế hoạch đó có đạt được hiệu quả thì rất 
cần người quản lí tổ chức thực hiện phù hợp. Để kế hoạch được triển khai đồng 
bộ và thống nhất thì cần thống nhất được quan điểm, nhận thức của các lực 
lượng tham gia trong kế hoạch. Đặc biệt khi triển khai kế hoạch cần tạo điều 
kiện để mỗi đồng chí giáo viên phát huy hết được năng lực của bản thân mình. 
Do vậy, vai trò của giáo viên hết sức quan trọng. 
 Mặt khác, tổ chức thực hiện kế hoạch cần phù hợp với điều kiện, tình hình 
thực tế ở trường mình. Cụ thể:
 + Về biện pháp dạy học chủ yếu trong tiết Luyện từ và câu, các đồng chí 
giáo viên trong tổ 5 đã nắm khá vững vàng.
 + 100% các lớp đều được trang bị về phương tiện dạy học hiện đại.
 + Song qua việc dự giờ và rút kinh nghiệm ở năm học trước, tôi thấy có 
đồng chí trong tổ sử dụng khá hiệu quả đồ dùng dạy học để phát huy tính tích 
cực của học sinh song vẫn còn một vài đồng chí còn lúng túng.
 + Vậy nên ngày từ đầu năm học, tôi thống nhất với tổ trưởng xây dựng 
chuyên đề “ Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng tiết 
Luyện từ và câu” và chuyên đề “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ 
Luyện từ và câu” Sau đó, rút kinh nghiệm và triển khai dạy đại trà ở các lớp.
2.3. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
 Việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm là việc làm quan trọng, không 
thể xem nhẹ. Qua đó, giúp người quản lí tổng kết lại hiệu quả công việc và chỉ ra 
những việc chưa làm được hay chưa đạt hiệu quả cao để tìm ra biện pháp điều 
chỉnh cho phù hợp với điều kiện nhà trường và mục tiêu của kế hoạch. Hình 
 10/28

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_nh.docx