SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh Tiểu học giải Toán có nội dung hình học Lớp 5

doc 32 trang thanh 21/10/2023 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh Tiểu học giải Toán có nội dung hình học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh Tiểu học giải Toán có nội dung hình học Lớp 5

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh Tiểu học giải Toán có nội dung hình học Lớp 5
 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1
 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.................................................................................1
 II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ..........................................................................2
 III.BẢN CHẤT CỦA ĐỀ TÀI : ............................................................................3
 IV .ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................3
 V/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:..........................................................................3
 VI/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ...............................................................3
 VII/GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ....3
 VIII/PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: ...........................................4
PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................4
 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN ..............................................................................................4
 1. Cơ sở tâm lí học:.........................................................................................4
 2. Cơ sở toán học: ...........................................................................................5
 II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:.................................................6
 1. Về chương trình:.........................................................................................6
 2. Về việc dạy và học: .....................................................................................7
 3. Về giáo viên: .................................................................................................7
 4. Về học sinh:...................................................................................................8
 III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :........................................................................8
 1. Biện pháp 1: Giáo viên phải nắm chắc mục tiêu của từng bài, từng 
 dạng bài để từ đó có phương pháp dạy đối với từng đơn vị kiến thức cụ 
 thể. .....................................................................................................................8
 2. Biện pháp 2: Giáo viên tìm hiểu và chia các bài toán có nội dung hình 
 học thành các dạng bài: .................................................................................10
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................25
 I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :..........................................................................25
 II.KẾT LUẬN: ...................................................................................................26
 III. KIẾN NGHỊ:................................................................................................27
 1 bài toán ở dạng này, tôi đã thực hiện chuyên đề: “Một số biện pháp bồi dưỡng 
học sinh Tiểu học giải toán có nội dung hình học lớp 5”. 
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Nắm được nội dung và phương pháp dạy học về yếu tố hình học trong toán 
 5.
 - Thấy được mối quan hệ giữa kiến thức về yếu tố hình học với các mạch 
kiến thức khác ( Đại lượng và đo đại lượng, giải toán có lời văn...)
 - Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên 
 và học sinh, khắc phục được một số tồn tại trong dạy và học toán hình lớp 5
 - Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội tham gia vào các hoạt động nhận thức, 
khám phá, chiếm lĩnh các tri thức một cách tốt nhất để có điều kiện khắc sâu, nhớ 
lâu, vận dụng tốt.
III.BẢN CHẤT CỦA ĐỀ TÀI :
 - Nghiên cứu một số dạng bài có nội dung hình học.
 - Thực hiện dạy học thực nghiệm theo phương pháp đã điều chỉnh 
IV .ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 Do khuôn khổ của để tài và điều kiện thời gian hạn hẹp, để tài chỉ đi sâu 
nghiên cứu “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh Tiểu học giải toán có nội dung 
hình học lớp 5 ”.
V/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 - Phân loại thành các dạng toán cụ thể có nội dung về hình học ở lớp 5.
VI/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện chuyên đề này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
 - Phương pháp thu thập tài liệu: 
 + Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục.... có liên quan đến nội dung 
chuyên đề.
 + Đọc SGK, sách giáo viên, các loại sách tham khảo
 - Phương pháp nghiên cứu thực tế:
 + Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 + Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của 
chuyên đề .
 - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng việc dạy các yếu tố hình học ở 
lớp 5
 3 PHẦN II: NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cơ sở tâm lí học:
 Đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học nói chung và tư duy của học sinh Tiểu 
học nói riêng có những nét cơ bản sau:
 - Mọi khả năng cuả các em đang ở dạng tiềm tàng.
 - Tư duy HS Tiểu học mang tính tương đối, tư duy cụ thể phát triển.
 - Trí nhớ máy móc ảnh hưởng tới thao tác tư duy phân tích tổng hợp (khái 
quát hoá) của tư duy.
 Từ những đặc điểm trên ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp thu tri thức cũng 
như vận dụng tri thức vào thực hành. Do vậy việc lựa chọn hệ thống bài tập 
nói chung và một loại toán bất kỳ nói riêng và phương pháp dạy học phải đảm 
bảo tính vừa sức, đồng thời phải phát huy được hết năng lực tư duy, khả năng 
sáng tạo của học sinh. Khơi gợi sự hứng thú và tò mò từ đó để học sinh phát 
huy tính tự giác, tích cực trong học tập.
 Nhận thức của học sinh Tiểu học ở những năm đầu cấp là năng lực phân tích 
tổng hợp chưa phát triển, tri giác thường dựa vào hình thức bên ngoài, nhận thức 
chủ yếu dựa vào cái quan sát được, chưa biết phân tích để nhận ra cái đặc trưng, 
nên khó phân biệt được các hình khi thay đổi vị trí của chúng trong không gian hay 
thay đổi kích thước. Đến các lớp cuối cấp, trí tưởng tượng của học sinh đã phát 
triển nhưng vẫn phụ thuộc vào mô hình vật thật; suy luận của học sinh đã phát triển 
song vẫn còn là một dãy phán đoán, nhiều khi còn cảm tính. Do đó việc nhận thức 
các khái niệm toán học còn phải dựa và mô hình vật thật. Vì vậy, việc nhận thức 
các khái niệm hình học không phải dễ dàng đối với các em.
2. Cơ sở toán học:
 Đối với phần hình học ở các lớp 1,2 các em mới chỉ nhận biết các yếu tố 
về hình học như điểm, đoạn thẳng, hình gấp khúc và phân biệt giữa các hình 
qua yếu tố cạnh của nó, biết hình này có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu 
hình tứ giác. Đến lớp 3 các em mới được tính chu vi hình tam giác, chu vi, 
diện hình chữ nhật, chu vi diện tích hình vuông. So sánh về diện tích của hai 
hình này, nhưng còn ít các em vẫn gặp khó khăn vẫn nhầm lẫn giữa cách tính 
chu vi và diện tích của hình. Đến lớp 4+5 không chỉ so sánh diện tích hình chữ 
nhật và hình vuông nữa mà tiến tới so sánh diện tích của hình tam giác, hình 
thang.
 5 -Hình hộp chữ nhật, hình lập phương: Nhận dạng và vẽ được hình, nắm 
được qui tắc, công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể 
tích .
 Như vậy nếu các yếu tố hình học ở các lớp 1, 2, 3, 4 được rải ra và sắp 
xếp xen kẽ với các tố số học, yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán nhằm tạo 
ra mối liên hệ hữu cơ và hỗ trợ chặt chẽ giữa các tuyến kiến thức với nhau thì ở 
lớp 5 là lớp duy nhất các yếu tố hình học được dạy tập trung trong 1 chương, số 
tiết dạy nhiều hơn, kiens thức kĩ năng đòi hỏi cao hơn so với các lớp dưới.
1.3.Vị trí, vai trò của các yếu tố hình học lớp 5:
 Dạy các yếu tố hình học trong chương trình toán 5 giữ một vị trí rất quan 
trọng.
 -Nó góp phần vào việc củng cố kiến thức, kĩ năng về các yếu tố hình mà 
các em đã được học từ các lớp dưới.
 -Mở rộng, phát triển và cắt ghép hình, vẽ hình trong khối không gian, 
phát triển trí tưởng tượng trong hình học không gian, cách lập luận suy diễn 
logic. Biết cách giải các bài toán có yếu tố hình học, đặc biệt là so sánh diện 
tích, các em sẽ tích luỹ được nhiều hiểu biết cần thiết cho sinh hoạt và học tập, 
tạo tiền để cho việc học tiếp lên bậc trung học phổ thông cơ sở.
2. Về việc dạy và học:
 -Việc dạy và học các yếu tố hình học, đặc biệt là rèn luyện kĩ năng hình 
học còn tuỳ thuộc vào quan niệm, cách nghĩ, cách làm và tiềm lực của mỗi giáo 
viên nên hiệu quả chưa cao.
 -Còn số ít giáo viên cho rằng học sinh ở Tiểu học chỉ cần nắm được các 
công thức tính chu vi, diện tích và thể tích các hình là được còn việc vẽ hình, 
biến đổi hình, cắt ghép hình là việc đơn giản không có gì khó khăn, do đó mà 
sao nhãng không chú ý rèn luyện kĩ năng thao tác hình học.
 -Tình trạng học sinh không biết ước lượng và sử dụng các dụng cụ hình 
học, không vẽ hoặc không giải thích được hình vẽ thoả mãn điều kiện đã cho 
hoặc không thể lí giải được cách làm còn khá phổ biến.
 -Đa số học sinh chỉ biết giải các bài toán hình học đơn giản chứ chưa biết 
kẻ, vẽ thêm để đưa bài toán khó về bài toán đơn giản hơn.
3. Về giáo viên:
3.1 Thuận lợi:
 -Giáo viên có lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi, nghiên cứu tài liệu 
để nâng cao chất lượng giảng dạy.
 7 + Các biểu tượng về hình, các kĩ năng nhận dạng về hình, rèn óc quan sát và 
trí tưởng tượng để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh về hình 
học.
 + Các yếu tố hình học có cấu trúc đồng tâm lôgic với nhau. Giáo viên phải có 
thuật ngữ toán học chính xác rõ ràng, phù hợp với tư duy của học sinh làm cho học 
sinh tiếp thu bài dễ hơn, vận dụng kiến thức mới vào luyện tập linh hoạt hơn.
 + Sau mỗi bài học, cho học sinh được thực hành ngay trên phiếu học tập. Nội 
dung các bài tập sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra thực 
hành ngay trên phiếu còn phát huy được năng lực của học sinh khá giỏi vì khi làm 
bài tập trên phiếu học tập học sinh khá, giỏi không phải chờ các bạn yếu cùng làm. 
Chính vì vậy việc tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học là nhu cầu cần thiết 
đối với giáo viên, giáo viên phải nắm bắt đúng kiến thức trọng tâm của tiết dạy, 
hiểu ý đồ sách giáo khoa để từ đó lựa chọn phương pháp dạy một cách linh hoạt có 
hiệu quả với nội dung thực tiễn của từng bài. Sau đây là một số phương pháp để 
giảng dạy các bài toán có nội dung hình học ở lớp 5.
1.1. Phương pháp trực quan:
 Ở Tiểu học các học sinh chỉ tiếp thu kiến thức hình học dựa trên những hình 
ảnh quan sát trực tiếp, dựa trên các hoạt động thực hành như: đo đạc, tô, vẽ, cắt 
ghép, gấp, xếp hình.
 Chẳng hạn để đi đến quy tắc tính diện tích hình thang ở lớp 5( tiết 90 ) giáo 
viên chỉ cần dạy như sau:
 Giáo viên có hình thang ABCD- Học sinh quan sát.
 D
 M
 B C E
Bằng cách cắt ghép hình để hướng dẫn học sinh tìm ra quy tắc chung.
+ Lấy điểm chính giữa M của cạnh CD hình thang ABCD. Nối AM được tam giác 
AMD.
+ Ghép tam giác AMD vào vị trí ECM ta được tam giác ABE.
 Diện tích ABCD = Diện tích của tam giác ABE và bằng (BC + AD) x h
 2
 9 2. Biện pháp 2: Giáo viên tìm hiểu và chia các bài toán có nội dung hình học 
thành các dạng bài:
 Sau khi tổ chức khảo sát chất lượng môn Toán ở trường, tôi còn soạn thêm 
một số loại bài về nhiều dạng khác nhau để tìm hiểu học sinh lớp mình còn hạn chế 
những mặt nào để tìm biện pháp khắc phục một cách hợp lý. Đối với yếu tố hình 
học tôi quan tâm đến việc: Tìm hiểu kĩ nắm chắc được khái niệm về chu vi, diện 
tích một hình, cách vẽ hình, tìm chu vi hay diện tích; đưa vào bài toán điển hình có 
liên quan đến yếu tố hình học; tìm thành phần chưa biết khi biết chu vi hay diện 
tích cùng các thành phần khác, cách sử dụng các đơn vị đo..
 Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 5 cho thấy, học sinh chỉ biết vận dụng những 
điều đã học về yếu tố hình học một cách máy móc. Chỉ biết lấy những dữ kiện có 
sẵn rồi đưa vào công thức để tìm ra kết quả. Ở đây tôi đang nói đến những em khá, 
giỏi ở lớp, chứ thật ra đa số các em còn rất yếu về giải toán hình học và sử dụng 
đơn vị đo một cách tùy tiện.
 Đi vào từng phần trong chương trình lớp 5, ngoài những bài dạy ở sách giáo 
khoa bản thân còn phải soạn bổ sung thêm cho các em một số bài tập về thực hành 
để làm sáng tỏ vấn đề và giúp các em hiểu rõ hơn, làm nền tảng cho việc nâng cao 
kiến thức về sau cho các em. Từng dạng bài tôi xin trình bày cách thực hiện như 
sau :
 2.1. Đơn vị đo độ dài:
 Về đơn vị đo độ dài tôi thấy cần thiết phải tạo điều kiện cho các em thực 
hành thực tế và kết hợp cùng lúc với những đơn vị đo tương ứng mà ở địa phương 
các em thường nghe, thường sử dụng.
 Ban đầu tôi cố gắng chịu khó tổ chức cho các em thêm một số thời gian còn 
nhàn rỗi ở lớp xây dựng cho các em một bảng đơn vị đo mà các em đã học và đã 
thường nghe ở địa phương qua những câu hỏi gợi ý, để hình thành một bảng như 
sau :
 Km Hm dam m dm cm mm
 Cây số 100 thước 10 thước Thước Tấc Phân Li
 Vì thường ngày ở gia đình các em rất thường nghe và sử dụng trong thực tế 
qua những ví dụ như : miếng kính dày 3 li, 5 li mua đinh 3 phân hay cưa ván 2 
phân; mặt miếng ván 2 tấc hay viên gạch tàu vuông vức 3 tấc, cắt một sợi dây dài 
khoảng 3 thước hay mua 5 thước vải . Còn xa hơn như : từ đây đến đó khoảng 2 
cây số 
 Qua thực tế và qua bảng đối chiếu trên các em sẽ hiểu rõ thêm hơn về những 
đơn vị đo mà các em đã học ở trường, ở lớp. Ngoài ra tôi còn cho các em đo những 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_tieu_hoc_giai_toan.doc