SKKN Biện pháp dạy học theo nhóm môn thể dục Lớp 5

docx 10 trang thanh 03/11/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp dạy học theo nhóm môn thể dục Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp dạy học theo nhóm môn thể dục Lớp 5

SKKN Biện pháp dạy học theo nhóm môn thể dục Lớp 5
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 ............., ngày ...........tháng ............năm 2020
 Một số biện pháp dạy học theo nhóm
 môn thể dục lớp 5
 - Họ và tên:.................
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ...
 - Cá nhân
 - Thời gian tổ chức thực hiện: Từ ngày đến ngày
 I. Lý do chọn biên pháp
 - Qua nhiều năm áp dụng biện pháp này trong giảng dạy môn thể dục, việc 
học của học sinh có chuyển biến rỏ rệt, các em ngày càng có ý thức trong việc học, 
các em hiểu biết được lợi ích của học môn thể dục. Biện pháp này được áp dụng 
thành công trong giờ học thể dục là nhờ sự góp ý xây dựng của bạn đồng nghiệp và 
hơn hết là sự giúp đở góp ý xây dựng tận tình của Ban Giám Hiệu trường. Điều ấy 
như đã tiếp thêm sức mạnh sự tự tin sáng tạo trong công tác soạn giảng của bản thân. 
Góp phần cùng nhà trường trong việc rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất giúp cho 
các em phát triển toàn diện. Vì vậy tôi chọn “Biện pháp dạy học theo nhóm môn 
thể dục lớp 5”.
 II. Nội dung biện pháp
 1.Vai trò của giáo viên.
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn thể dục chúng ta đều có quan điểm muốn 
truyền thụ được kiến thức cơ bản có hiệu quả vì vậy việc tổ chức dạy - học theo 
nhóm có vai trò rất quan trọng.
 Muốn dạy tốt chương trình đổi mới theo chuẩn kiến thức, kỷ năng ở bậc tiểu 
học nói chung và chương trình thể dục lớp 5 nói riêng, không những giáo viên phải 
nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo để vận dụng linh 
hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học học cho học sinh, do đó học sinh luôn bị lệ thuộc vào giáo viên.
 2. Vai trò của học sinh:
 Học sinh tiểu học nói chung, có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, 
chưa có khả năng phân tích tự giác; khả năng phân tích các hiện tượng trong luyện 
tập, lao động, sinh hoạt còn kém, nên dễ bị động khi được nhắc nhở, sai bảo, dẫn 
đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ. Để hình thành kĩ 
năng học tập theo nhóm cho các em là một vấn đề người giáo viên cần nên làm.
 Trong giảng dạy thể dục thể thao, do tư duy của các em vẫn còn mang tính 
chất hình ảnh cụ thể, các em sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các 
khái niệm có kèm theo minh họa (hình ảnh trực quan). Do vậy, khi giảng dạy ngoài 
việc phân tích - giảng giải kĩ thuật động tác, nhất thiết giáo viên phải chú ý đến hình 
thức tổ chức dạy học theo nhóm cho các em.
 Khả năng thể lực, kinh nghiệm cuộc sống chưa có, mọi sinh hoạt của các em 
còn chịu sự tác động ảnh hưởng trực tiếp của cha mẹ, thầy cô... Do đó các em thường 
trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn, vì vậy trong các hoạt 
động giáo dục nói chung (trong đó có giáo dục thể chất) và trong sinh hoạt, cần có 
các yêu cầu mới phù hợp với các khả năng của các em để gây dựng cho các em lòng 
say mê và sáng tạo trong các hoạt động.
 3. Thực tế của đơn vị
 a) Thuận lợi
 - Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình theo chuẩn kiến thức kỷ năng 
từ những năm học trước, phân môn thể dục là môn học được thay đổi nhiều về nội 
dung chương trình và cấu trúc sách giáo viên, vì nó được xây dựng theo hướng tích 
cực, tránh sự trùng lặp, giảm thời lượng học tập, tăng tính tích cực hoá hoạt động 
cho học sinh.
 - Ở các khối 1, đã thực hiện đổi mới nội dung chương trình và biện pháp dạy 
học. Những điểm mới về nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ năng đã có 
tác dụng rất tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh.
 - Qua các buổi chuyên đề giáo viên hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học 
theo hướng mới phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các biện pháp dạy đạt kết quả tối ưu nhất, để học sinh đạt được hiệu quả tối ưu cho một giờ học cần 
chú ý đến những vấn đề sau đây:
 4.1. Các hình thức tổ chức tập luyện trước đây.
 Nghiên cứu mục tiêu, yêu cầu và đặc điểm nội dung chương trình thể dục 
trước đây, nhất là căn cứ vào đặc điểm phân phối chương trình (do Bộ Giáo dục và 
đào tạo quy định), trong mỗi tiết học thể dục trước đây thông thường chỉ thực hiện 
giảng dạy 1 nội dung, do đó việc sử dụng các hình thức tập luyện mang đặc điểm 
sau:
 - Sử dụng hình thức tập luyện đồng loạt có tính chất phổ biến, chiếm khá 
nhiều thời gian trong 1 giờ học thể dục.
 - Tăng cường sử dụng hình thức tập luyện lần lượt (phù hợp nội dung 1 tiết 
học) để giáo viên có điều kiện quan sát, đánh giá và sửa chữa động tác sai cho từng 
học sinh.
 - Hình thức tập luyện theo nhóm rất ít được sử dụng do không có kế hoạch 
bồi dưỡng cán sự thể dục thể thao và giáo viên chưa tin tưởng vào năng lực tiềm 
tàng của học sinh.
 - Hình thức tập luyện cá nhân hầu như chưa được quan tâm tới.
 4. 2. Các hình thức tổ chức tập luyện theo yêu cầu đổi mới.
 Đổi mới chương trình theo chuẩn kiến thức, kỷ năng trong những năm gần 
đây đã có những bước chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ về mục tiêu, yêu cầu, nhất là 
về nội dung của chương trình và đặc biệt là những định hướng về cách thức thực 
hiện chương trình. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy thì cách thức 
sử dụng các hình thức tập luyện cũng phải thay đổi. Cụ thể là:
 X.L'' - Sử dụng hình thức tập luyện đồng loạt là điều cần thiết, nhưng trong một 
giờ học chỉ sử dụng một số lần nhất định khi cần thiết để chiếm ít thời gian trong 
một giờ học thể dục.
 - Hạn chế sử dụng hình thức tập luyện lần lượt (nhất là với từng học sinh) để 
tạo điều kiện nâng cao khối lượng vận động của học sinh trong giờ học.
 - Tăng cường sử dụng hình thức tập luyện theo nhóm nhằm nâng cao vai trò 
cán sự thể dục thể thao và tạo tình huống cho học sinh tự quản. + Thực hiện nội dung giảng dạy động tác thể dục thể thao phù hợp với học 
sinh (nhiều nội dung trong một giờ học)
 + Khắc phục tình trạng thiếu thốn về sân tập - dụng cụ.
 + Nâng cao được trình độ và khả năng tổ chức của giáo viên, đồng thời phát 
huy được tính tự giác - tích cực của học sinh.
 + Tạo điều kiện cho học sinh có thể tiến hành tổ chức tập luyện ngoài giờ
 - Khi chia nhóm - tổ tập luyện cần căn cứ vào những yếu tổ sau đây:
 + Khả năng của giáo viên (về tổ chức- quản lý)
 + Đặc điểm, tính chất giờ học (bài học
 + Đặc điểm của học sinh (số lượng, nam- nữ, trình độ sức khoẻ, trình độ 
chuyên môn...)
 ) + Sân tập- dụng cụ.
 - Việc chia nhóm - tổ tập luyện cần đảm bảo một sổ điều kiện sau đây:
 + Cân bằng về trình độ học tập
 + Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các em tổ chức tập luyện ngoại khoá (chỗ 
ở gần nhau).
 + Cân đối về tuổi, tầm vóc, giới tính..
 + Lựa chọn đội ngũ cán sự thể dục thể thao có năng lực và có uy tín
 + Giáo viên phải có chương trình, kế hoạch và nội dung cụ thể để tổ chức bồi 
dưỡng cán sự thể dục thể thao.
 Thông thường, ta có thể phân thành các nhóm - tổ tập luyện: Nhóm không 
chuyển đổi và nhóm chuyển đổi.
 * Nhóm không chuyển đổi.
 Lớp học được phân thành một số nhóm, dưới sự chỉ đạo thống nhất của giáo 
viên, các nhóm tập luyện theo yêu cầu, nội dung và trật tự đã được quy định trước.
 Ưu điểm: Giáo viên dễ theo dõi và quản lý việc tập luyện của học sinh, 
thuận tiện cho việc sắp xếp nội dung và lượng vận động.
 Nhược điểm: Yêu cầu sân tập - dụng cụ phục vụ cho tập luyện phải đầy đủ 
theo số lượng nhóm - tổ tập luyện.
 * Nhóm chuyển đổi. + Đánh giá môn thể dục trước khi áp dụng của lớp 5A
 Kết quả đánh giá giáo dục giữa kì I
Tổng số HS HT Tốt HT CHT
 SL % SL % SL %
 25 8 32 13 52 4 16
Sau thời gian áp dụng phương pháp trên chúng tôi thấy rất thuận tiện trong thực tế 
nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh rất 
ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng
lên rõ rệt hơn.
 + Đánh giá môn thể dục sau khi áp dụng của lớp 5A
 Kết quả đánh giá giáo dục giữa kì II
Tổng số HS HT Tốt HT CHT
 SL % SL % SL %
 25 12 48 13 52 0 0
 a. Phạm vi áp dụng
 Áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy tại Trường Tiểu học Tân Hồng. 
Lớp 5 năm học 2019 - 2020. Có thể nhân rộng ra các khối lớp.
 4. Kết luận nội dung trình bày
 - Trên đây là một số biện pháp dạy học nhóm môn thể dục ở lớp 5, những biện 
pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục ở trường mà tôi 
đã áp dụng nhiều khối lớp. Song ngoài ra theo tôi người thầy phải có lòng say mê 
với nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó 
học hỏi, dám nghĩ dám làm. Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể tôi đã 
áp dụng, đã rút ra được những bài học cho bản thân trong qua trình giảng dạy để 
nâng cao chất lượng môn thể dục.. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta không ngừng trao 
dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những biện pháp soạn giảng 
thích hợp, khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng TDTT ngày càng phát triển. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt môn thể dục ở trường tiểu 
học” tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong 
Ban lãnh đạo, Ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung 

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_day_hoc_theo_nhom_mon_the_duc_lop_5.docx