Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện

doc 22 trang thanh 08/01/2024 2330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề gì
 Điều 4 chương I – Luật phổ cập Giáo dục Tiểu học quy định: “Giáo dục 
tiểu học được thực hiện bằng Tiếng Việt”. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ phổ 
thông sử dụng trong giao tiếp. Môn Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng 
đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. 
Chính vì vậy, mọi trẻ em bước vào bậc tiểu học cần phải có được một vốn kiến 
thức cơ bản, cần thiết với những kĩ năng quan trọng như nghe – nói – đọc – viết 
tiếng Việt để tham gia hiệu quả vào quá trình học tập và các hoạt động ngoài giờ 
lên lớp. Việc nghe – nói – đọc – viết đúng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu 
số là vấn đề mỗi giáo viên cần phải quan tâm, điều đó không chỉ khẳng định chất 
lượng dạy học của nhà trường, năng lực của giáo viên mà còn khẳng định khả 
năng nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số khi học ngôn ngữ không phải là 
tiếng mẹ đẻ.
 Văn chương hướng con người tới chân, thiện, mỹ, giúp con người hoàn 
thiện nhân cách để trở nên hữu ích cho xã hội. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, 
sự tác động của văn hóa đọc với sự hình thành cá tính và nhân cách ở lứa tuổi 
thiếu nhi (từ 5 - 14 tuổi) đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học (7 - 11 tuổi) là rất 
mạnh mẽ. Do ở lứa tuổi đó, các em còn chưa tự định hướng trong tiếp nhận 
thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thành công cụ và phương 
tiện để giáo dục là việc làm hữu ích và đem lại hiệu quả to lớn. Chúng ta cần 
thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi tiểu học là tạo ra môi 
trường đọc sách hiện đại, thân thiện, biến những cuốn sách và thư viện trở thành 
thú vị, dần dần xây dựng xã hội đọc sách và cao hơn là xã hội học tập.
 Để đáp ứng nhu cầu đọc sách của học sinh, thư viện thân thiện đã ra đời. 
Đây là một mô hình thư viện của nước ngoài được đưa vào các trường học, được 
cụ thể hóa trong một tiết học “Tiết đọc thư viện”. Trong Tiết đọc thư viện có các 
hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những 
hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng đọc mà mục đích chính của tiết 
đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Tuy 
nhiên, khi các em đã có thói quen đọc sách thì kỹ năng đọc sách sẽ phát triển và 
đồng thời sẽ phát triển về tư duy ngôn ngữ cũng như học tập được nhiều điều bổ 
ích.
 Trên địa bàn xã Ea Bông, dân tộc Ê – đê chiếm phần lớn dân số của xã. 
Đặc biệt trường Tiểu học Ea Bông là trường đặc thù có học sinh dân tộc Ê – đê 
chiếm 71% số học sinh toàn trường và đều là con em của hai buôn vùng đặc biệt 
khó khăn: Buôn Knul và Buôn Riăng. Một số em nói, đọc chưa đúng một số 
hoặc nhiều tiếng, từ ngữ tiếng Việt và đặc biệt là sai hoặc thiếu dấu thanh. Kĩ 
năng giao tiếp, diễn đạt bằng tiếng Việt còn rất hạn chế, các em giao tiếp với 
nhau chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ và chỉ dùng tiếng Việt trong các tiết học hoặc 
khi giao tiếp với thầy cô giáo.
 1 rèn luyện kĩ năng đọc sách có hiệu quả, mỗi giờ đến tiết đọc thư viện là một 
niềm vui, đúng như câu khẩu hiệu : “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 1. Các định nghĩa, khái niệm
 1.1. Tăng cường Tiếng Việt là gì?
 Tăng cường Tiếng Việt là các biện pháp giúp học sinh học Tiếng Việt có 
hiệu quả.
 1.2. Khái niệm về Thư viện
 - Theo ý nghĩa truyền thống, thư viện là kho sưu tập sách, báo và tạp chí.
 - Định nghĩa mới nhất của UNESCO: Thư viện không phụ thuộc vào tên 
gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách, báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định 
kì... Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để 
tra cứu thông tin, giáo dục và giải trí.
 1.3. Thư viện thân thiện là gì?
 Thư viện thân thiện là nơi học sinh được khuyến khích và hỗ trợ cho việc 
đọc một cách tích cực trong một môi trường thân thiện và an toàn.
 1.4. Khái niệm Tiết đọc thư viện
 - Tiết đọc thư viện được đưa vào thời khóa biểu của trường, thời gian 
dành cho một tiết đọc thư viện tương đương với thời gian dành cho một tiết của 
các môn học khác. 
 - Tiết đọc thư viện được giáo viên đã tham gia tập huấn thực hiện.
 - Tiết đọc thư viện nên tổ chức ở thư viện. Nếu trường có số lớp đông và 
không thể tổ chức toàn bộ tiết đọc trong thư viện thì Tiết đọc thư viện có thể 
diễn ra ở lớp học.
 - Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói 
quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ 
năng đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển 
thói quen đọc sách.
 2. Các quan điểm khoa học 
 Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc 
tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc 
học Tiếng Việt sẽ giúp các học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. 
Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư 
tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm.
 3 ương về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục đào tạo và Quyết định 329/QĐ-
TTg ngày 15/03/2017 của Chính phủ về phát triển văn hóa đọc đến năm 2020 và 
định hướng đến năm 2030, cũng như biên bản ghi nhớ thực hiện Chương trình 
“Thư viện thân thiện trường Tiểu học” giai đoạn 2016 – 2020, ký giữa Bộ Giáo 
dục Đào tạo và tổ chức Room to Read. 
 Theo công văn 1108/SGDĐT-GDTH, ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Sở 
Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk về việc triển khai Chương trình “Thư viện thân 
thiện trường Tiểu học” năm học 2018 – 2019 và bắt đầu thực hiện từ ngày 
10/9/2018. Tiết đọc thư viện được bố trí trong chương trình, kế hoạch dạy học 
của nhà trường. Tiết đọc thư viện được đưa vào thời khóa biểu của mỗi khối lớp, 
mỗi tuần có một tiết đọc thư viện. 
 Đến với Tiết đọc thư viện, các em sẽ có 2 tiết để làm quen với nội quy thư 
viện, bảng mã màu, cách chọn sách, mượn trả và bảo quản sách. Các em sẽ được 
hướng dẫn sử dụng quy tắc 5 ngón tay để chọn sách: Em tự chọn một cuốn sách 
bất kỳ và đọc 5 câu liên tục. Nếu không mắc lỗi hoặc chỉ 1 lỗi thì em nên chọn 1 
cuốn sách ở mã màu cao hơn; nếu em mắc 2 - 4 lỗi trong 5 câu đó thì quyển sách 
em chọn đã phù hợp với trình độ đọc của mình; còn nếu nhiều lỗi hơn, em cần 
chọn mã màu thấp hơn.
 Các tiết tiếp theo, các em sẽ được tiếp cận với các kiểu hoạt động: Đọc to 
nghe chung; Cùng đọc; Đọc cặp đôi; Đọc cá nhân. Tùy thuộc vào trình độ đọc 
của từng khối lớp mà giáo viên lựa chọn tỷ lệ các kiểu hoạt động phù hợp. 
Chẳng hạn, đối với khối lớp 1, 2 có thể lựa chọn các hoạt động học như sau: 
Đọc to nghe chung 40% số tiết; cùng đọc 30% số tiết; đọc cặp đôi 20% số tiết và 
đọc cá nhân 10% số tiết/năm học. Đối với khối 4, 5 thì lại có lựa chọn khác: Đọc 
to nghe chung 10% số tiết; Cùng đọc 20% số tiết; Đọc cặp đôi 30 % số tiết và 
đọc cá nhân chiếm 40% số tiết/năm học.
 Trong mỗi tiết, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các trò chơi 
nhẹ nhàng; viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện; trao đổi cho 
nhau nghe về suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện đó. 
Giáo viên có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên quan 
đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện, nhằm hướng tới nhu cầu đọc sách 
tích cực cho học sinh. Tất nhiên, không biến các câu hỏi thành khai thác sâu nội 
dung câu chuyện.
 Như vậy, trong Tiết đọc thư viện nếu kết hợp được Tăng cường tiếng Việt 
vào thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh. 
 II. Thực trạng vấn đề 
 1. Đặc điểm tình hình 
 - Tổng số học sinh toàn trường là 282 em. Trong đó học sinh dân tộc Ê – 
đê là 204 em, nữ dân tộc là 108 em. Số dân tộc thiểu số chiếm 71% số học sinh 
toàn trường.
 5 Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định 
hướng 2025” trên địa bàn Đăk Lăk, nhà trường đã tổ chức các buổi chuyên đề 
Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Giáo viên đã vận dụng 
soạn – giảng Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh bằng nhiều phương pháp, 
cách thức tổ chức linh hoạt, khéo léo, phù hợp để lồng ghép, tích hợp ở tất cả bài 
học của các môn học, tăng cường mọi lúc, mọi nơi để nâng cao chất lượng giáo 
dục nói chung và bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt, hình thành thói quen sử dụng 
tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số nói riêng.
 Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, hầu hết các giáo 
viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã áp dụng một số biện pháp sau:
 - Chú trọng sửa lỗi phát âm sai về tiếng, từ, câu, dấu thanh.
 - Tăng cường cho các em luyện đọc trên lớp.
 - Nhắc nhở các em về nhà thường xuyên đọc lại bài.
 - Tổ chức hoạt động nhóm để các em tham gia, trao đổi.
 - Áp dụng Thông tư 22/2016 khuyến khích học sinh nhận xét bạn, để học 
sinh có cơ hội được nói nhiều hơn.
 - Tại lớp học tôi đang trực tiếp giảng dạy, phần tăng cường Tiếng Việt 
được lồng ghép vào tất cả các môn học ở các nội dung phù hợp với các mức độ 
khác nhau. Đặc biệt từ khi Tiết đọc thư viện được đưa vào thực hiện trong 
trường tăng cường tiếng Việt được tôi thực hiện thường xuyên ở tiết học này. 
 2.2. Những tồn tại – hạn chế trong việc sử dụng tiếng Việt của học 
sinh dân tộc thiểu số tại trường và tại lớp 5C
 - Vẫn còn một số học sinh đọc, nói chưa đúng tiếng Việt. Phần lớn do các 
em chưa chú tâm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt của mình. Các em chưa 
hiểu vai trò và tầm quan trọng của tiếng Việt trong học tập, giao tiếp hiện tại và 
tương lai sau này.
 Ví dụ: Y Tô Ni (sinh năm 2007), đọc sai nhiều về tiếng từ và cả dấu 
thanh. Em ngại khi đọc bài, còn đọc rất nhỏ, em hay xấu hổ không dám đọc 
trước lớp vì bị các bạn chế diễu, cười cợt với kiểu đọc sai đó. Vì đọc yếu các em 
không hiểu được yêu cầu và nội dung bài, không thể tham gia thảo luận xây 
dựng bài cùng các bạn được. Tất cả điều đó làm các em chán nản khi đến lớp, 
dần dần không thích đến lớp. Nghỉ học nhiều, các em sẽ không có cơ hội, thời 
gian để giáo viên rèn luyện, sửa lỗi. Các em tự đánh mất đi quyền lợi của mình.
 - Sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán: phần lớn các em chỉ chơi 
với bạn bè cùng là dân tộc mình, địa bàn các em sinh sống không có người Kinh, 
chỉ có vài người đi buôn bán dạo hằng ngày; Tại phân hiệu 1 (Buôn Knul) của 
trường Tiểu học Ea Bông từ lớp 1 đến lớp 5 đều là học sinh dân tộc Ê – đê; nên 
giờ ra chơi cũng như lúc ở nhà các em vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với 
nhau nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức bằng tiếng Việt. 
 7 - Về phía nhà trường: Nhà trường chưa có đủ cơ sở vật chất trang thiết bị, 
đầu sách phục vụ cho việc dạy và học Tiết đọc thư viện tại thư viện.
 - Về giáo viên: Còn bỡ gỡ khi thực hiện Tiết đọc thư viện, chưa am hiểu 
nhiều về công tác thư viện, chưa qua đào tạo công tác thư viện.
 - Về học sinh: Vốn từ ngữ, vốn kiến thức về tiếng Việt của các em còn 
hạn chế, chưa cảm thụ hết được giá trị kiến thức các em đã đọc.
 - Về phụ huynh: Vốn tiếng Việt còn hạn chế, không có điều kiện để đọc 
cùng con, chưa mạnh dạn cùng con trao đổi về nội dung sách.
 Để đạt được mục tiêu của Tiết đọc thư viện, khắc phục các khó khăn trên 
tôi đưa ra một số giải pháp như: Vận động, tuyên truyền phụ huynh học sinh, 
nhà trường tạo môi trường giao tiếp thuận lợi. Tạo điều kiện để các em được 
hoạt động nhiều hơn. Lập kế hoạch dạy học cho từng tiết học thư viện.
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Từ thực trạng và những vấn đề nêu trên, cùng với thực tiễn giảng dạy, bản 
thân xin trình bày một số giải pháp để thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
 Việc sử dụng song song nhiều biện pháp tăng cường Tiếng Việt. Đặc biệt 
khi tiết đọc thư viện được đưa vào giảng dạy việc vận dụng những ưu điểm của 
phương pháp, hình thức dạy học đã sử dụng để hỗ trợ các biện pháp mới, sẽ 
mang lại hiệu quả tích cực trong việc rèn cho học sinh dân tộc thiểu số nghe, 
nói, đọc, viết tốt tiếng Việt.
 1. Vận động, tuyên truyền phụ huynh học sinh, nhà trường tạo môi 
trường giao tiếp thuận lợi
 - Phối hợp với gia đình, nhắc nhở cha mẹ các em, quan tâm, đôn đốc việc 
học tập của con em mình khi ở nhà. Khuyến khích các em đọc truyện cho cả nhà 
nghe với những quyển truyện mà các em đã mượn từ thư viện và cha mẹ có thể 
mua tặng các cháu để động viên khích lệ, hình thành thói quen đọc sách mỗi 
ngày. Cha mẹ thường xuyên dùng tiếng Việt để trò chuyện, trao đổi, để các em 
có thể sử dụng tiếng Việt mọi nơi, mọi lúc.
 Ví dụ: vào đầu năm học, trong cuộc họp Cha mẹ học sinh, giáo viên trao 
đổi chân tình những khó khăn của lớp. Nêu ra các biện pháp rèn luyện cho học 
sinh ở lớp cũng như ở nhà. Vận động cha mẹ học sinh phối kết hợp với giáo viên 
chủ nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc rèn luyện ở nhà của các em, khuyến khích cha 
mẹ học – đọc cùng con. Với thời buổi thông tin liên lạc phát triển, giáo viên dễ 
dàng trao đổi với cha mẹ qua điện thoại, vừa có thể tiết kiệm được thời gian của 
cha mẹ và của giáo viên đồng thời cha mẹ cũng nắm được tình hình học tập của 
con thường xuyên hơn mà giáo viên cũng biết được tình hình học tập của học 
sinh ở nhà.
 - Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Tiếng 
Việt nói riêng yếu tố đầu tiên đó là chất lượng của đội ngũ giáo viên có phẩm 
chất, năng lực có uy tín và tín nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, gần 
gũi, thân thiện với học sinh. Mỗi giáo viên phải là người tuyên truyền viên tích 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_tieng_viet_cho_hoc_sinh_lop.doc