Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy - Học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5

doc 20 trang thanh 23/01/2024 4622
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy - Học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy - Học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy - Học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LAM SƠN 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM PHÁT HUY 
 TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 
CHO HỌC SINH LỚP 5B, TRƯỜNG TIỂU HỌC LAM SƠN 3.
 Người thực hiện: Trinh Thị Tâm
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Lam sơn 3
 SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
 BỈM SƠN NĂM 2018
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ - Phương pháp nêu vấn đề 
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thực hành, vận dụng.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, đối chứng số liệu.
 2 Việc dạy ë TiÓu häc đánh giá HS theo thông tư 22 năm nay là năm thứ 
hai, giáo viên cũng đã chủ động nắm bắt được nội dung và phương pháp dạy học 
mới. Trong các hoạt động học tập của học sinh tiết dạy học trên lớp giáo viên 
cũng đã chú ý lấy học sinh làm trung tâm, tích cực. Tuy nhiên khi thiết kế bài 
dạy cũng như khi giảng dạy trên lớp nhiều khi giáo viên chưa chủ động thiết kế 
và dạy theo đối tượng học sinh của mình mà phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng 
dẫn. Hoặc nếu có chú ý thì giáo viên cũng mới chỉ tập trung vào việc hình thành 
kiến thức mới cho học sinh mà vô tình chưa quan tâm đến việc thường xuyên 
nhận xét, đánh giá khích lệ HS để dễ dàng khai thác và phát triển các bài tập 
nhằm bồi dưỡng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho các em. 
 Nhiều khi giáo viên chưa thực sự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác và vận 
dụng để có sự cải tiến, sáng tạo trong cách dạy, hướng dẫn bài tập một cách thụ 
động nên các em học sinh có khả năng học tốt môn Tiếng Việt sẽ không thể hiện 
được năng lực tư duy sáng tạo của mình.
 Trong quá trình tìm hiểu, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm của đồng nghiệp 
cũng như nghiên cứu nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức 
dạy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Lam Sơn 3, tôi nhận thấy những điều nói 
trên là sát thực. 
 * Đối với học sinh: 
 Đối với trường Tiểu học Lam Sơn 3 nói chung và lớp 5B của tôi nói riêng 
số học sinh tự giác, tích cực học tập chưa nhiều. Mặc dù chương trình mới chú 
trọng tới việc “ cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh” để bản thân mỗi học 
sinh sẽ nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, tự tìm ra cách giải quyết vấn đề. 
Song do lứa tuổi các em còn bé nên sự tư duy, sáng tạo còn hạn chế. 
 Nhiều học sinh lớp tôi chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não 
mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không 
nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được ý nổi bật trong tài liệu đó hoặc 
không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
 Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép 
hiệu quả. Đây là một kĩ năng không kém phần quan trọng bởi học sinh lớp 5 
chuẩn bị bước sang một bậc học cao hơn - Bậc THCS.
2. 2. Kết quả của thực trạng.
 Năm học 2017 – 2018, qua việc khảo sát 40 học sinh lớp 5B về kĩ năng hệ 
thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy về Từ loại phân môn Luyện từ và câu - 
môn Tiếng Việt, tôi thu được kết quả như sau:
 SL TL
 Mức độ đạt được 40 100%
 Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy đầy đủ, 2 5%
 khoa học
 Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy đơn giản 20 50%
 nhưng chưa đầy đủ, chưa khoa học.
 4 - Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ trên giấy, bìa cứng hoặc bảng phụ. 
Trước tiên tôi chọn tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí 
trung tâm, chẳng hạn: Các cặp quan hệ từ, tiếng, từ loại, cấu tạo bài văn tả cảnh, 
 để cho học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con” 
theo cách hiểu của học sinh. Tôi đã hướng dẫn học sinh tập vẽ theo các bước 
sau:
 Bước 1. Chọn từ trung tâm ( hay còn gọi là từ khoá ) là tên của một bài, 
chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác.
 Bước 2. Vẽ các nhánh cấp 1:
 Các nhánh cấp 1 chính là nội dung chính của chủ đề đó.
 Bước 3. Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3,  và hoàn thiện sơ đồ
Các nhánh con cấp 2, 3,  chính là các nhánh con của nhánh con trước nó.
 Ví dụ: Vẽ sơ đồ tư duy cho bài: Ôn tập về từ loại ( SGK TV 5 tập 1, trang 
142)
 Mục tiêu của bài: Học sinh ôn lại các từ loại đã học, biết được đặc điểm 
của từng loại từ và lấy được ví dụ.
Giáo viên đưa ra từ chủ đề là: “ Từ loại ”
 Câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ được sơ đồ:
Câu 1: Hãy kể tên những từ loại em đã được học
Câu 2: Mỗi từ loại đó có đặc điểm gì ? Nêu ví dụ.
Câu hỏi 1 chính là gợi ý để học sinh ghi các nhánh con cấp 1
Câu hỏi 2 là gợi ý để học sinh ghi các nhánh con cấp 2, 3.
 Dưới đây là một sơ đồ tư duy cho bài ôn tập về từ loại:
* Lưu ý học sinh khi vẽ sơ đồ tư duy:
- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ tên chủ đề.
- Vẽ nhánh chính cấp 1 từ trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ các nhánh cấp 1 
bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. Nhánh màu nào thì nên 
viết chữ cùng màu với nhánh đó để dễ phân biệt. Nhánh cấp 1 một nét đậm nhất, 
các nhánh cấp 2, 3,  theo đó mờ dần.
 6 Nhìn vào sơ đồ tư duy học sinh sẽ hiểu được nội dung kiến thức: 
Xét về nghĩa có:
- Từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm
- Từ nhiều nghĩa bao gồm nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- Có từ đồng nghĩa hoàn toàn nhưng có từ lại đồng nghĩa không hoàn toàn.
Tôi đã tổ chức theo các bước sau:
 Bước 1. Trình bày về sơ đồ tư duy:
- Yêu cầu đại diện của các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã 
lập được.
 Bước 2. Thảo luận, bổ sung, hoàn thiện sơ đồ tư duy:
- Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thiện sơ đồ tư duy về “ Các 
lớp từ”, lúc này tôi là người cố vấn, trọng tài giúp học sinh hoàn thành sơ đồ tư 
duy.
* Hoạt động này giúp học sinh phát huy khả năng bày tỏ ý kiến của mình, học 
sinh được đàm thoại với bạn, được đàm thoại với thầy.
 Bước 3. Tổng kết:
 - Cho 1 học sinh trình bày về kiến thức “Các lớp từ” thông qua sơ đồ tư 
 duy mà các em vừa hoàn thành và chỉnh sửa
3.3. Biện pháp 3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học các dạng bài:
3.3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học dạng bài hình thành kiến thức 
mới:
 Khi dạy dạng bài hình thành kiến thức mới, để sử dụng sơ đồ tư duy có 
hiệu quả, từ nội dung bài học, tôi thiết lập một sơ đồ tư duy bằng phần mềm trên 
máy tính ( nếu dạy bằng bài giảng điện tử ) hoặc trên bảng phụ (nếu không trình 
chiếu ). Trong tiết dạy, tôi sẽ sử dụng sơ đồ đã chuẩn bị để hướng dẫn học sinh 
 8 Sơ đồ tư duy lúc này như một bức tranh hội tụ đủ sắc màu, mỗi sắc màu 
đều có sự hiện diện của vật tượng trưng. Chỉ bằng một sơ đồ nhỏ, ngắn gọn học 
sinh thấy được thế giới xung quanh ta thật muôn màu muôn vẻ. Việc trình bày 
sơ đồ đã giúp các em rèn kỹ năng nói thành ý mạch lạc, logic với nhau. Từ đó 
hình khả năng làm việc khoa học, sáng tạo.
3.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy dạng bài ôn tập:
 Sau khi học xong một bài học hay một chủ đề tôi thường tổ chức cho học 
sinh lập sơ đồ tư duy để tiểu kết lại kiến thức cơ bản, trọng tâm giúp học sinh 
củng cố phần kiến thức đó.
 Cuối tiết học, học sinh có thể sử dụng giấy, bảng phụ hay dùng phấn màu vẽ 
bảng tự tóm tắt toàn bộ kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học dưới dạng sơ đồ 
tư duy rồi trình bày lại cho cả lớp nghe cùng góp ý bổ sung ý kiến. Sau khi học 
sinh trình bày, cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung; Giáo viên kết luận 
cuối cùng.
 Ví dụ 1. Sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức chủ đề “ Câu ghép”. ( TV5 tập 
2). Sau khi học xong 8 bài về chủ đề “câu ghép”. Trong tiết luyện Tiếng Việt 
tuần 24, tôi đã cho học sinh thảo luận nhóm 4 vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến 
thức chủ đề “ Câu ghép”.
- Đại diện các nhóm sẽ trình bày về sơ đồ tư duy nhóm mình vừa thiết lập.
- Giáo viên đưa ra một sơ đồ tư duy chuẩn để chốt kiến thức.
Dưới đây là sơ đồ tư duy tôi đã sử dụng để giúp học sinh ôn tập:
 10 Nhìn vào sơ đồ tư duy học sinh hiều ngay những việc nên làm và những 
việc không nên làm nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
 Trong quá trình tổ chức cho học sinh ôn tập và hệ thống lại những kiến 
thức đã học tôi đã yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy. Lúc này các em phải tự lập 
sơ đồ thì mới khắc sâu vào trí não và ghi nhớ nhanh, ghi nhớ sâu.
- Nếu học sinh đã chuẩn bị được sơ đồ ở nhà thì các tiết ôn tập có thể yêu cầu 
một số em báo cáo sơ đồ tư duy của mình đẻ cả lớp thảo luận, góp ý ( nếu cần).
- Nếu học sinh làm ngay tại lớp thì giáo viên đưa ra tên chủ đề chính hoặc hình 
ảnh trung tâm, gợi ý cho học sinh bằng cách đặt các câu hỏi để hoàn thành sơ đồ 
tư duy ôn tập kiến thức.
 Ví dụ. Sau khi học sinh được học 4 bài về sự liên kết các câu trong bài. 
Trong tiết luyện Tiếng Việt tôi tổ chức cho học sinh ôn tập về chủ đề: “Các 
cách liên kết câu trong bài”.
 Học sinh sẽ thảo luận theo cặp, thiết lập sơ đồ tư duy với từ chìa khoá là: 
“Các cách liên kết câu trong bài”. 
 Dưới đây là một sơ đồ tư duy do học sinh lớp tôi đã vẽ.
 12 - Nhận bảng nhóm ( Giáo viên đã ghi sẵn từ khoá “Các kiểu câu” )
- Học sinh thảo luận, lập sơ đồ tư duy dựa vào các câu hỏi gợi ý của giáo viên
 + Ghi tên các kiểu câu được chia theo mục đích nói; tác dụng, dấu hiệu nhận 
biết.
 - Sau khi lập sơ đồ tư duy, đại diện các nhóm trình bày trước lớp để cả lớp 
 thảo luận, góp ý. Giáo viên kết luận cuối cùng.
 Nhìn vào sơ đồ tư duy học sinh nhận thấy ngay: Nếu chia theo mục đích 
nói sẽ có các kiểu câu gồm: Câu kể, câu hỏi, câu khiến và câu cảm. Biết được 
chức năng của từng kiểu câu, các từ đặc biệt để nhận diện câu và dấu câu. Chỉ 
với một sơ đồ nhỏ cũng đã giúp học sinh ôn tập một lượng kiến thức lớn về các 
kiểu câu chia theo mục đích nói. Bên cạnh đó sơ đồ còn giúp các em tư duy 
logic, khả năng trình bày khoa học, chắt lọc.
ĐÂY LÀ SKKN ĐƯỢC TẢI TRÊN MẠNG VỀ, CÁC THẦY CÔ CHỈ 
THAM KHẢO KHÔNG NÊN DÙNG VÀO VIỆC THI GVG HAY CÔNG 
NHẬN CSTĐ VÌ BÂY GIỜ CÁC CẤP ĐỀU DÙNG PHẦN MỀM QUÉT 
TRÙNG LẶP SÁNG KIẾN. MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SKKN-
BIỆN PHÁP THI GVG THẦY CÔ LIÊN HỆ VỚI THẦY NGUYỄN VĂN 
HÙNG - PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC KIÊN THÀNH - 
LỤC NGẠN - BẮC GIANG - SĐT: 0982.882.505 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ 
HÔ TRỢ MIỄN PHÍ VỀ CÁCH VIẾT VÀ TRÌNH BÀY SÁNG KIẾN.
4. Hiệu quả của sáng kiến: 
 14 năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những 
học sinh có năng lực vượt trội về môn Tiếng Việt thì ngày càng tự tin, năng 
động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh có thói quen 
lười suy nghĩ thì trở nên tích cực hơn bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để 
hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 Kết quả khảo sát việc sử dụng sơ đồ tư duy vào học môn Tiếng Việt ở lớp 
5B, thu được cụ thể như sau:
 SL TL
 Mức độ đạt được 40 100%
HS vẽ được sơ đồ tư duy đầy đủ, khoa học 15 37,5%
HS vẽ được sơ đồ tư duy nhưng chưa đầy đủ, chưa khoa 23 57,5%
học.
HS chưa vẽ được sơ đồ tư duy 2 5%
 Từ kết quả trên cho thấy: học sinh có năng lực vượt trội, có khả năng học 
tốt môn Tiếng Việt, vẽ được sơ đồ tư duy đầy đủ, khoa học ở lớp 5B đã tăng lên 
rất nhiều so với trước khi áp dụng sáng kiến. Hầu hết học sinh đã biết vẽ được 
sơ đồ tư duy đơn giản, tuy nhiên chưa tương đồng về mạch kiến thức. Số học 
sinh chưa vẽ được sơ đồ tư duy đã giảm hẳn. 
 Sau khi vận dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy, tôi luôn cảm thấy nhẹ 
nhàng khi lên lớp vì kiến thức được các em tiếp thu tích cực, chủ động thông 
qua các hoạt động học. Học sinh đã có hứng thú nhiều hơn trong việc học tập 
môn Tiếng Việt. Hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt. 
 16

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_nham_phat_huy_tin.doc