Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh Lớp 5

doc 12 trang thanh 12/11/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh Lớp 5
 KINH NGHIỆM 
 RÈN KĨ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG 
 CHO HỌC SINH LỚP 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 Năm học 2009-2010 là năm học thứ 4 toàn ngành quyết tâm thực hiện Chỉ thị 
33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh 
thành tích trong giáo dục, là năm học thứ 3 thực hiện cuộc vận động " Học tập và 
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô 
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo và là năm học thứ 2 triển khai 
phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Năm 2010 
là năm chẵn của nhiều sự kiện trọng đại: 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt 
Nam; 65 năm thành lập nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; 1000 năm Thăng Long - 
Hà Nội; 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chuẩn bị tiến tới Đại 
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cả nước sẽ kết thúc thực hiện kế hoạch phát triển 
kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, bắt đầu giai đoạn phát triển mới 2011-2015.
 Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành, 
các đoàn thể ngành giáo dục phấn đấu thực hiện thắng lợi năm học với chủ đề 
"Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục".
 Để thực hiện được điều đó, cá nhân tôi nhận thức rất sâu sắc rằng: mình cần 
cố gắng nhiều hơn nữa, khắc phục những khó khăn của bản thân, gia đình và nhà 
trường. Không ngừng trau dồi, học hỏi để nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên 
môn, nghiệp vụ. Rèn luyện và tu dưỡng tư thế, tác phong, trau dồi phẩm chất đạo 
đức của người giáo viên. Luôn là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo để 
học sinh noi theo. Thông qua những hành động thật thiết thực, cụ thể trong từng 
ngày, từng giờ lên lớp, qua từng trang giáo án và từng bài giảng trước các em học 
sinh thân yêu...để mỗi giờ học trong nhà trường thực sự là một giờ vui, thân thiện 
và bổ ích với học sinh.
 Trong các môn học, môn Toán là một trong những môn có vị trí rất quan 
trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, 
giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế 
giới hiện thực. Một trong những nội dung toán đáp ứng được mục đích trên đó là 
đơn vị đo lường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công 
nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã 
đòi hỏi mỗi giáo viên luôn luôn phải tự điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng 
dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài 
cho quê hương, đất nước.
 II. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Học tập phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Trong 
các môn học, môn Toán là môn có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng 
 1 • Đơn vị đo độ dài: Gồm 4 tiết (kể cả ôn tập cuối cấp), trong đó học sinh 
 được củng cố bảng đơn vị đo độ dài, viết số đo độ dài dưới dạng số thập 
 phân.
 • Đơn vị đo khối lượng: Gồm 2 tiết (vì phương pháp đổi đơn vị đo khối 
 lượng giống với đơn vị đo độ dài mà học sinh đã biết cách đổi) học sinh 
 cũng được củng cố bảng đơn vị đo khối lượng và viết các đơn vị đo khối 
 lượng dưới dạng số thập phân.
 • Đơn vị đo diện tích: Gồm 6 tiết (kể cả ôn tập cuối cấp) học sinh được học 
 tiếp các đơn vị đo diện tích lớn hơn m2 và đổi đơn vị đo diện tích.
 • Đơn vị đo thể tích: Gồm 3 tiết – sau khi học về khái niệm thể tích một 
 hình, được học hiểu khái niệm m 3, dm3, cm3, quan hệ của chúng và từ đó 
 đổi các đơn vị đo đó. 
 • Đơn vị đo thời gian: Gồm 2 tiết về bảng đơn vị đo thời gian và đổi các 
 đơn vị đo đó.
 Ngoài ra trong các tiết học về thể tích các hình và các phép tính về số đo thời 
gian học sinh cũng được luyện tập thêm về đổi đơn vị đo.
 2. Phương pháp giảng dạy thường được vận dụng.
 Như chúng ta đã biết các dạng bài tập về đơn vị đo lường lớp 5 được sắp xếp 
từ đơn giản đến phức tạp, từ các bài dạng đổi đơn vị đo lường đơn giản để củng cố 
lý thuyết rồi nâng cao dần đến các bài tập đổi đơn vị đo phức tạp vì vậy muốn nâng 
cao chất lượng đổi đơn vị đo lường giáo viên phải giúp học sinh:
 - Nắm vững từng bảng đơn vị đo. Thuộc thứ tự bảng đó từ nhỏ đến lớn và 
ngược lại từ lớn sang nhỏ.
 - Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo lường liền nhau và giữa các đơn 
vị khác nhau.
 - Xác định loại bài và biết cách chuyển đổi đơn vị đo.
 Muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh 
tiểu học để lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh, tạo 
hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em phát huy trí lực, chủ động lĩnh hội kiến 
thức, năng động, linh hoạt trong việc luyện tập đổi đơn vị đo.
 Các phương pháp thường vận dụng để dạy các bài toán về đo lường là: trực 
quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi,...
 * Phương pháp trực quan:
 Thường vận dụng khi giảng bài mới và hướng dẫn bài tập mẫu về các dạng 
đổi đơn vị cho học sinh, nhằm giúp học sinh nắm được cái cụ thể, trực tiếp, đó là 
bản chất của phép đổi đơn vị đo. Với phương pháp trực quan này đã giúp học sinh 
hiểu sâu, nhớ lâu phương pháp đổi đơn vị đo. Để phục vụ cho việc giảng dạy nội 
dung này, tôi đã nghiên cứu làm 1 đồ dùng trực quan biểu thị các đơn vị đo độ dài, 
diện tích, thể tích, khối lượng bằng 2 thanh nhôm (sử dụng 2 mặt) được gài vào 
bảng sắt, sử dụng tiện lợi và luyện tập được tổng hợp.
 *Phương pháp đàm thoại:
 Đây là phương pháp được sử dụng kết hợp với các phương pháp trực quan, 
luyện tập, nêu vấn đề... Giáo viên phải lựa chọn hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn 
đề để học sinh suy nghĩ tìm tòi vận dụng kiến thức đã học vào việc xác định dạng 
bài tập đổi đơn vị đo như thế nào?
 3 5. Biện pháp thực hiện
 5.1. Đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng
 Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
 a. Danh số đơn
 Ví dụ 1: 6,2 kg = ....g 4,1658 m = .......cm.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu bản chất của phép đổi là 1 kg = 1000 g 
nên 6,2 hg = 6,2 x 1000 (g) = 6200g. Như vậy là ta chỉ việc dịch chuyển sang phải 
3 chữ số tương ứng với 3 đơn vị đo khối lượng liên tiếp là hg, dag, g. Hoặc lm = 
100 cm nên 4,1658m = 4,1658 x100 (cm) = 416,58 cm.
 Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy 
sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 ứng với 
một đơn vị đo (vừa viết vừa nhẩm tên đơn vị đo). Giáo viên biểu thị cho học sinh 
bằng lược đồ phân tích sau để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
 6,2 kg= 6 2 0 0 g 4,1658 m = 4 1 6 ,58 cm
 kg m
 hg dm
 dag cm
 g
 b. Danh số phức
 Ví dụ 2: (Viết dưới dạng số thập phân)
 8m 5dm = ....cm; 4kg 5g = ....g =.....kg; 7,086 m=...dm...mm
 *Đổi 8m 5dm = ...cm giáo viên hướng dẫn theo 2 cách.
 Cách 1: Đổi 8m = 800cm và 5dm = 50cm sau đó cộng 800 + 50 = 850cm
 Hoặc học sinh ghi 8 đọc là 8m ghi tiếp 5 rồi đọc 5dm và ghi chữ số 0 đọc là 0 
cm đến đơn vị cần đổi thì dừng lại và ghi tên đơn vị.
 * Đổi 7,086 m= ...dm...mm
 Học sinh nhẩm 7 (m) 0 (dm) = 70 dm; 8 (cm) 6 (mm) là 86 mm.
 Ta có 7,086 m = 70 dm 86 mm
 Cách 2: Lập bảng đổi
 Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi
 8m 5dm 8 5 0 0 850cm (8500mm)
 13m 45mm 13 0 4, 5 1304,5 cm
 7,086 7 0 8 6 70m 86mm
 * Đổi kg 5g =...g = ... kg giáo viên hướng dẫn học sinh theo 2 cách.
 - Cách 1: 4 kg = 4000 g; 4000g + 5g = 4005 g như vậy 4 kg 5g = 4005g.
 Hỏi 5g = 5 kg Vì 5g = 5 kg = 0, 005 kg → 4kg 5g = 4,005 kg.
 ? 1000
 Sau khi học sinh đã hiểu được bản chất của phép đổi và thuộc thứ tự bảng 
đơn vị đo từ lớn đến bé thì có thể suy luận ra phương pháp nhẩm. Học sinh vừa viết 
vừa nhẩm: 4 (kg) 0 (hg) 0 (dag) 5 (g) để được: 4kg 5g = 4005g.
 5 gắn với 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến 
đơn vị cần đổi.
 - Điền dấu phẩy vào sau đơn đổi rồi ghi kết quả vào bài làm.
 b. Danh số phức.
 Ví dụ: 
 a. 63dm = 6,3m; 5mm = 0, 005m → 63dm 5mm = 6,3 + 0,005 = 6, 305m
 *Nhẩm bảng đơn vị từ bé đến lớn
 a. 63 dm 5mm: Học sinh vừa nhẩm vừa viết từ phải sang trái.
 5 (mm) 0 (cm) 3 (dm) 6 (m) rồi đánh dấu phẩy sau chữ số chỉ đơn vị m ta 
được kết quả: 63dm 5mm = 6, 305m.
 b. 2035 kg = ...tấn... kg: học sinh nhẩm 5 (kg) 3 (yến) 0(tạ) 2 (tấn). Điền 2 
vào danh số tấn, tất cả các chữ số còn lại viết đúng theo thứ tự vào kg, yến, tạ được: 
2035 kg = 2 tấn 035 kg = 2 tấn 35 kg. Đây là bài tập ngược của bài a, muốn làm tốt 
bài tập này đòi hỏi học sinh phải thuộc kĩ bảng đơn vị đo cần đổi và xác định đúng 
giá trị tương ứng của từng đơn vị đo.
 Cách 2: Lập bảng.
 Thực ra bản chất, ý nghĩa của bài toán là như nhau song cách thể hiện khác 
nhau, cách này học sinh ít nhầm lẫn hơn bởi các em đã viết các đơn vị đo theo thức 
tự, chỉ cần một lần viết đã áp dụng cho nhiều bài đổi và nó hiển thị rõ ràng không 
như phương pháp nhẩm ở trên.
 Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi
 63 dm 5mm 6 3 0 5 6,305m
 Đầu bài tấn tạ yến kg Kết quả đổi
 2035 kg 2 0 3 5 2 tấn 35kg (20 tạ 35kg)
 Khi đổi danh số đơn sang danh số phức như trên ta phân tích các chữ số vào 
các đơn vị tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ 
vào yêu cầu của đề bài mà lựa chọn các giá trị tương ứng với các đơn vị cần đổi.
 Để học sinh hiểu thêm về ký hiệu và nhớ lâu bảng đơn vị đo độ dài và giá trị 
của các đơn vị giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh hiểu ý nghĩa về tên gọi 
của chúng.
 - Đơn vị chính là mét
 - đêca: nghĩa là 10 (mười)
 - hectô: nghĩa là 100 (một trăm)
 - kilô: nghĩa là 1000 (một nghìn)
 - đêxi: nghĩa là 1 (một phần mười)
 10
 - xenti: nghĩa là 1 (một phần trăm)
 100
 - mili: nghĩa là 1 (một phần nghìn)
 1000
 7 (chữ số) lưu ý: 2 chữ số hàng chục và hàng đơn vị của dữ liệu đề bài phải luôn gắn 
với tên đơn vị của nó; không cần xét đến phần thập phân.
 Khi thực hành học sinh có thể nhẩm như sau:
 Ví dụ: 199,5 m2 = ..........km2.
 0 00 01 99 ,5m2 = 0,0001995 km2
 km2
 hm2
 dam2
 m2
 Tương tự như lược đồ phân tích trên ta có thể lập bảng như đổi đơn vị ở trên.
 b. Danh số phức
 Ví dụ:
 a. 42705 cm2 = ... m2 ... dm2 ... cm2
 b. 5 cm2 7mm2 = ... dm2
 Cách làm bài tập này tương tự như bài tập ở phần a nhưng để thuận lợi cho 
viêc đổi nhiều bài tập ta nên lập bảng.
 Đề bài m2 dm2 cm2 mm2 Kết quả đổi 
 42705cm2 4 27 05 4m2 25dm2 05cm2
5cm27mm2 0 05 07 0.0507dm2
Ở ví dụ 2b nếu nhẩm học sinh vẫn nhẩm là thêm 2 chữ số 0 vào trước 57 vì thế giáo 
viên phải phân tích cho học sinh thấy 5cm 2 = 0,05dm2 và 7mm2 = 0,0007dm2 
5cm27mm2= 0,05 + 0,0007 = 0,0507dm2.
 5.3. Đơn vị đo thể tích
 Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
 Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện 
tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 
đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị 
lớn sang đơn vị nhỏ.
 Ví dụ: Danh số đơn
 0,8m3 = ... dm3
 Vì 1m3 = 1000dm3 nên 0,8m3 = 0,8 x 1000 = 800dm3
 Như vậy khi chuyển từ đơn vị thể tích lớn sang đơn vị nhỏ ta chỉ việc chuyển 
dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 3 chữ số hoặc nếu là số tự nhiên thì ta chỉ việc viết 
thêm mỗi đơn vị liền sau nó 3 chữ số 0.
 Ví dụ 2: Danh số phức
 a. 8m375dm3 = ... dm3
 b. 6,9784m3 = ... m3 ... dm3 ... cm3
 Cách 1:
 a. 8 m375 dm3 = ... dm3 = 8000dm3 + 75 dm3 = 8075dm3
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doi_don_vi_do_luong_cho_ho.doc