Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình dạy phân môn kể chuyện Lớp 5 theo phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kể chuyện

doc 10 trang thanh 12/11/2023 1540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình dạy phân môn kể chuyện Lớp 5 theo phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình dạy phân môn kể chuyện Lớp 5 theo phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kể chuyện

Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình dạy phân môn kể chuyện Lớp 5 theo phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kể chuyện
 A- ĐẶT VẤN ĐỀ
 I - LỜI MỞ ĐẦU.
 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay " Bậc tiểu học là bậc học 
nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân". Giáo dục tiểu học là nhằm hình thành 
cho học sinh những cơ sở bàn đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình 
cảm trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tập tiếp lên cấp trên và áp dụng 
cho cuộc sống lao động sau này. Chính vì điều này nên ngay từ bậc học tiểu học 
Bộ giáo dục đã đưa ra nội dung chương trình học và quy định nội dung chương 
trình cho tất cả các trường học là phải dạy đúng, dạy đủ và dạy tốt các môn bắt 
buộc.Các môn học đó có quanhệ mật thiết bổ sung cho nhau giúp cho sự phát triển 
nhân cách học sinh ngày một hoàn thiện. Trong đó môn tiếng việt là môn học rất 
quan trong nó được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Tiếng 
việt gồm nhiều phân môn trong dó có phân môn kể chuyện, các phân môn Tiếng 
việt có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau học tốt phân môn 
này sẽ góp phần học tốt các phân môn khác. 
 Với kể chuyện, nói đến vị trí vai trò của nó trước hết ta phải nói đến nó là 
một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống con người mà đặc biệt 
là đối với trẻ em. Các em rất thích nghe chuyện, ngay từ tuổi ấu thơ những lời kể 
của ông bà, cha mẹ đã đi sâu vào tiềm thức của các em. Niềm say mê chuyện ngày 
càng lớn dần theo độ tuổi. Mỗi câu chuyện lạ, mỗi tình huống hấp dẫn đều có sự 
thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các em. Do đó phân môn Kể chuyện có trong 
chương trình tiểu học trước tiên là để thoả mãn nhu cầu muốn nghe kể chuyện của 
các em. Nhưng bên cạnh đó, kể chuyện còn là phương tiện giáo dục rất quan trọng 
và rất có hiệu quả. Qua mỗi bài kể chuyện tất cả những hiểu biết của các em về 
vốn từ ngữ - ngữ pháp, khả năng nghe - nói - đọc - viết , vốn hiểu biết về cuộc 
sống đều được vận dụng một cách hợp lý sáng tạo. Đặc biệt là qua kể chuyện 
mà kỹ năng nghe và nói được rèn luyện nhiều hơn. Kể chuyện giúp cho các em 
biết diễn dạt vấn đề một cách trôi chảy , lưu loát, biết biến câu chuyện được nghe 
( hoặc đọc) thành sản phẩm của mình để kể lạ. Mặt khác qua kể chuyện mà giáo 
 1 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1 - Đặc trưng cơ bản của truyện:
 Truyện kể trong chương trình tiểu học chính là tác phẩm văn học. Do đó 
 truyện kể mang đầy đủ đặc trưng cơ bản của một tác phẩm truyện. Truyện được 
 sáng tác chủ yếu bằng văn xuôi để miêu tả cuộc sông một cách sinh động trên cơ 
 sở các tình tiết của cốt truyện.
 Trong truyện có nhân vật và người kể. Trong truyện thường có xuất hiện các 
 nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực. Truyện phải có 
 lời kể. Lời kể phải đi đôi với việc lựa chọn ngôn ngữ, điệu bộ cho phù hơp với nội 
 dung của truyện làm cho truyện thêm hấp dẫn. Nói đến truyện là nói đến hư cấu. 
 Chính đặc điểm này mới làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
 2 - Chức năng văn học của truyện:
 - Chức năng nhận thức và sự bào. Giúp người đọc hiểu sâu hơn về cuộc sống. 
Qua truyện người đọc có thể nhận ra những biến động của lịch sử, xã hội.
 - Chức năng thẩm mỹ và giải trí: khi phản ánh cuộc sống truyện kể có chức 
 năng làm thỏa mãn cho con người , cái đẹp trong truyện là cái có chọn lọc, có tính 
 chất điển hình, có chất lượng cao va mới mẻ hơn đời thường, nó có khả năng nuôi 
 dưỡng những cảm xúc thẩm mỹ cho con người giúp con người có khả năng hành 
 động, sáng tạo hướng tới cái đẹp. Ngoài ra truyện còn đem đến cho con người 
 khoái cảm thưởng thức tiếp nhận. Đó chính là chức năng giải trí của truyện.
 - Chức năng giao tiếp và giáo dục: Văn học giáo dục con người bằng tư 
 tưởng tình cảm ,tính cách nhân vật. Mỗi câu chuyện có một sự tác động theo một 
 xu hướng đạo đức khác nhau, song đều nhằm hoàn thiện con người. Đối với trẻ 
 em mỗi bài học đạo đức rút ra từ câu chuyện đều có tính giáo dục rất lớn. Truyện 
 giúp các em biết cách tránh cái xấu, hướng tới cái đẹp. Qua việc đọc truyện, kể 
 truyện chức năng giao tiếp của các em được hình thành.
 3 - Cơ sở tâm lý:
 Đối với các em đến với truyện như đối với sự ly kỳ, hấp dẫn. Nghe kể 
 chuyện là nhu cầu không thể thiếu được đối với các em. Bởi vì những câu chuyện 
 3 thoại với bạn, với thầy và có thể hợp tác với bạn để học. Thầy hướng dẫn học sinh 
cách làm, cách học, cách giải quyết vấn đề, học sinh tự tìm ra kiến thức tự đánh 
gía, tự điều chỉnh.
 3 - Phương pháp dạy học tích cực với việc dạy phân môn kể chuyện
 Đặc thù chính của môn kể chuyện là việc kể câu chuyện (GV kể - HS kể). 
Dạy học theo phương pháp tích cực, yêu cầu GV phải kể chuyện một cách hấp 
dẫn bằng ngữ điệu thích hợp với từng câu chuyện, từng nhân vật trong truyện. .. 
để thu hút sự chú ý của các em để từ đó các em học tập một cách bổ ích chứ 
không phảo đọc lại chuyện cho học sinh nghe. Học sinh sau khi nghe kể chuyện 
phảo biết kẻ lại câu chuyện sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ riêng cua mình. Có 
thể kể dưới nhiều hình thức: kể lại theo lời tác giả, kể theo lời nhân vật, kể phân 
vai..
 Việc tổ chức lớp học không nhất thiết ở trong lớp mà cáo thể ở chỗ nào đó 
thích hợp cso tác dụng tạo tâm thế thoải mái cho học sinh. Khi kể chuyện giáo 
viên không yêu cầu học sinh kể một cách trung thành với nội dung của sách mà có 
thể thay lời, đảo ý nhưng phải toát lên được nội dung côt truyện đã nghe. Với 
phương pháp dạy học này, yêu cầu giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kỹ trước 
nội dung của câu chuyện, hiểu được chuyện để từ đó mà tìm ra cách kể cho phù 
hợp.
 1 - Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh:
 Trong đợt thực tập sư phạm tôi đã điều tra 70 học sinh của 2 lớp 5A và 5B 
trường tiểu học Quảng Thọ theo mẫu điều tra của tôi gồm 6 câu hỏi và thu được 
kết quả như sau:
 Câu hỏi 1: Em có thích đọc truyện không?
 - Thích đọc: 70 em chiếm 100%
 - Không thích đọc: 0 em chiếm 0%
 Câu hỏi 2: Em thích nhất loại truyện nào?
STT Loại truyện Số HS % STT Loại truyện Số HS %
1 Cổ tích 50 71,5 4 Thiếu nhi 5 7,1
2 Truyền thuyết 4 5,7 5 Truyện cười 5 7,1
 5 Mặc dù vậy, bên cạnh đó vẫn có nhiều em kể lại chuyện một cách trôi chảy, 
hấp dẫn, biết nhập vai của nhân vạt trong chuyện để kể lại. Như vậy ta thấy rằng 
trong các em vẫn còn chứa một khả năng tiềm tàng về kể chuyện mà ta chưa giúp 
các em khai thác hết. Nếu như có đầu tư nhiều hơn thì chắc chắn các em sẽ rèn 
luyện được kỹ năng kể chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn.
 2 - Việc dạy môn kể chuyện ở trường tiểu học hiện nay:
 Qua tìm hiểu tôi được biết Hầu hết giao viên đều xác định đúgn vại trò, trách 
nhiệm của mình đối với học sinh. Song với phân môn kể chuyện thì chưa có sự 
quan tâm đúng mức vì họ cho rằng kể chuyện chỉ để giải trí cho các em, còn nhiều 
môn khác quan trọng hơn cần đầu tư nhiều hơn. Do đó sự chuẩn bị của giáo viên 
và học sinh không chu đáo dẫn đến tiết dạy học kể chuyện không đạt được kết quả 
như mong muốn.
 Đối với những GV có tâm huyết với nghề và dày dạn kinh nghiệm thì họ cho 
rằng kể truyện là môn học hâp dẫn, thú vị nhưng làm sao để khai thác và chuyển 
tải hết nội dung, ý nghĩa câu chuyện đén với học sinh là cả một vấn đề khó. Đó 
chính là vấn đề nan giải mà chúng ta cần phải tháo gỡ.
 3 - Quy trình dạy học phân môn kể chuyện hiện nay:
 Quy trình được tiến hành theo 4 bước:
 Bước 1: - ổn định tổ chức
 - Kiểm tra bài cũ
 - Cho học sinh hát một bài
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ
 Căn cứ vào tnhf hình của lớp GV gọi khoảng vài em nhắc lại khiến thức cũ 
bằng cách:
 - Nhắc lại tên truyện
 - Kể một đoạn truyện và tìm các nhân vật
 - Nêu bài học đạo đức rút ra từ truyện
 Bước 3 : Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Giáo viên kể 
 7 - Dự kiến cách thực hiện bài dạy, địa điểm, cách tổ chức.
 Bước 2: Hoạt động chuẩn bị tâm thê:
 - Thông báo cách thức tổ chức, tiến hành bài học, địa điểm
 - ổn định tư thế, tâm lý, học sinh tự kiểm tra sự chuẩn bị 
 - Giới thiệu bài
 - Thu thập thông tin xung quanh bài kể truyện
 - Phát hiện nhu cầu, hứng thú của học sinh.
 Bước 3: Hoạt động nhận thức sáng tạo
 - Thầy kể mẫu lần1. Trò lắng nghe, ghi nhớ
 - Thầy trò hợp tác xử lý tình huống ngôn ngữ
 - Trò tự giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của thầy
 + Tìm hiểu nội dung, chi tiết, sự việc, tình huống
 + Tìm hiểu nghẹ thuật, kết cấu, ngôn ngữ, lời kể..
 + Khái quát chủ đề ( từng đoạn hoặc cả đoạn)
 + Nhận xét sự kiện, cảm thụ tác phẩm
 - Rút ra ý nghĩa câu chuyện, bài học đạo đức
 Bước 4: Rèn luyện kỹ năng kể:
 - Hướng dẫn học sinh xử lý các tình huống diễn cảm
 - Học sinh rèn luyện kỹ năng kể bằng các hình thức :
 + Kể từng đoạn theo nội dung yêu cầu của GV
 + Kể cả truyện hoặc kể tóm tắt truyện
 + kể theo lời nhân vật
 Bước 5: Hoạt động kiểm tra đánh giá:
 - Học sinh nhận xét cách kể của thầy, của bạn, của mình.
 - Rút kinh nghiệm, tự điểu chỉnh cách kể
 - Giao bài tập kể truyện, dặn dò chao bài sau
 - Ghi chép ( ghi đầu bài và ý chủ đề)
 * Lưu ý: 
 - ở bước 3 nếu học sinh có khả năng kể hay, giáo viên có thể chọn các em kê 
mẫu 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quy_trinh_day_phan_mon_ke_chuyen_lop_5.doc