Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 5
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ YÊNBÁI TRƯỜNG TIỂU HỌC ÂU LÂU - THÀNH PHỐ YÊN BÁI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 Họ và tên tác giả : Đỗ Thị Thanh Nhàn Chức vụ : Giáo viên . Tổ chuyên môn : 4 + 5 Trường : Tiểu học Âu Lâu – TP Tên Bái . Yên Bái , ngày 1 / 10 / 2012 1 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn...Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các môn khác...Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ nghĩa là xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói - viết) được thuận lợi. Chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực ( từ ngữ mà chủ thể nói năng hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể nói năng sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo phát triển từ ngữ cho học sinh. Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được các phát ngôn khi nghe - đọc. Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ ...). Những kiến thức có tính chất lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyện tập về từ ngữ cho học sinh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn này, tôi mạnh dạn nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5” 2.Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm: Từ thực tế, tôi nhận thấy để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho giờ học Luyện từ và câu trên lớp “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn”. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thu thập kinh nghiệm từ các cựu đồng 3 định hướng rõ ràng. b. Học sinh: - Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết các lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn tiếng việt nói chung. - Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác. 2.2. Khó khăn Do Luyện từ và câu là một phân môn mới và khó, cho nên giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết dạy - học Luyện từ và câu sao cho đúng yêu cầu của phân môn, đúng đặc trưng của phân môn và đạt được hiệu quả dạy - học cao. Dưới cái nhìn của giáo viên, có thể nói một số nội dung giảng dạy (được trình bày trong sách giáo khoa) còn ít nhiều xa lạ và phương pháp dạy phân môn này hầu như chưa định hình, cho nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Giáo viên có tâm lý ngại dạy Luyên từ và câu. Hiệu quả dạy - học giờ Luyện từ và câu nhìn chung còn thấp. Đại thể có mấy nguyên nhân cơ bản sau: a. Giáo viên - Vốn từ ngữ của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Đa số giáo viên còn lúng túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ. Vì vậy việc giáo viên hướng dẫn học sinh tập giải nghĩa từ, làm bài tập giải nghĩa từ cũng chưa đạt hiệu quả cao. Kiến thức về từ vựng - ngữ nghĩa học của một số giáo viên còn hạn chế, nên bộc lộ những sơ suất, sai sót về kiến thức. - Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh. - Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy Luyện từ và cầu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồ dùng dạy học khác chưa phong phú. b. Học sinh: - Học sinh ít hứng thú học phân môn này. Hầu hết các em được hỏi ý kiến đều cho rằng: Luyện từ và câu là một môn học khô và khó. Một số chủ đề còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc. Bên cạnh đó, cách miêu tả, giải thích nghĩa một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. Trong sách giáo khoa, có những loại bài tập hoặc xuất hiện quá nhiều, gây tâm lý nhàm chán (điền từ) hoặc yêu cầu được nêu ra trong bài tập không rõ ràng, không tường minh và 5 + Bảo biển: Bão ở vùng biển. + Bà ngoại: Người sinh ra mẹ. *Ví dụ: dạy bài Từ trái nghĩa (tiết 1- tuần 4). Khi dạy loại bài này, tôi dùng bài thơ sau để giúp học sinh nhận biết từ trái nghĩa. Dòng sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong Khôn nhà dại chợ long đong Việc này hẳn có tay trong tay ngoài Lươn ngắn lại chê trạch dài Vụng chèo khéo chống khen ai vững vàng Vào sinh ra tử gian nan Ăn không nói có làm càn chớ nên Xấu người đẹp nết là hơn Đầu đuôi kể rõ dưới trên ngọn ngành Trống xuôi kèn ngược sao đành Áo rách khéo vá hơn lành vụng may (TNTP số 19 tháng 3/2007) Muốn tìm được cặp từ trái nghĩa, trước các cặp từ còn đang “Nghi vấn”, học sinh cần trả lời 2 câu hỏi nhỏ sau: thứ nhất “nghĩa của 2 từ trong mỗi câu thơ có đối lập nhau không, trái ngược nhau không?”, thứ hai : “cơ sở chung của sự đối lập về nghĩa của 2 từ là gì ?”. Trả lời được 2 câu hỏi trên, học sinh đã xác định có cơ sở chắc chắn về từ trái nghĩa. Cuối tiết 2, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau: Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau *Ví dụ: Yếu trâu còn hơn bò .( khoẻ) Bé lại xé ra ............đáng buồn .(to) Lành làm gáo, . làm muôi . (vỡ) Ở . người cười, ở hẹp người chê. ( rộng) (TNTP số 39A + 39B tháng 3/2002). Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa. *Ví dụ: Đặt câu với cặp từ béo - gầy. Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm trong câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên 7 Cổ tay em trắng nõn nà xinh xinh. Mẹ may cho áo trắng tinh Nhìn da trắng bệch bệnh tình bên trong . Tấm lòng nhân hậu trắng trong Hặt gạo trắng bóng bao công chuyên cần Nước da bạn gái trắng ngần Bãi cát trắng mịn dưới chân sóng trào Đầu trọc trắng hếu người chê Tường vôi trắng toát thôn quê đẹp giàu . (TNTP số 119 tháng 10/2001) Cách tổ chức như vậy nhằm củng cố kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của các em, hình thành năng lực tư duy tốt mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển rèn luyện óc suy nghĩ tổng hợp, sự quan sát nhanh cùng với sự thích thú của lứa tuổi hiếu động, giàu cảm xúc, hồn nhiên, luôn ưa thích cái mới lạ, vui tươi, hấp dẫn. Biện pháp2: Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh. Đây là nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện từ và câu. Khi có vốn từ phong phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy. Ở lớp 5, loại bài tập mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng khá nhiều dưới các dạng khác nhau: Tìm từ ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng cho trước, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, tìm từ có cùng yếu tố cấu tạo. Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách: + Cách ghép từ: Xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra các từ mới. * Ví dụ: Bài tập 3 - Tiết 3 (Sgk 5) yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng “đồng” (theo nghĩa là cùng). Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi tìm từ điền vào bài thơ sau: ...................tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành) ...................tay nắm chặt tay (đồng chí) ...................sum họp bốn phương một nhà (đồng bào) ..................quần áo quả là đẹp thay (đồng phục) ...................hội tụ một nơi (đồng qui) ..................cộng khổ ngọt bùi sẻ chia (đồng cam) ..................cộng tác cùng nghề (đồng nghiệp) ..................thống nhất xin mời giờ tay (đồng ý) 9 Từ từ gốc “xinh” láy từ sẽ cho ra các từ: Xinh xẻo, xinh xinh, xinh xắn. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : Với những biện pháp trên, qua gần 1 năm thực hiện trên lớp 5B, tôi nhận thấy: - Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. - Chất lượng giờ học được nâng lên: tỉ lệ học sinh hiểu bài, phát biểu bài nhiều hơn, chính xác hơn. - Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học. - Học sinh ham thích khi được học Luyện từ và câu. - Học sinh được bộ lộ khả năng của mình trước lớp qua các bài tập, trò chơi, câu đố. - Vốn từ ngữ của học sinh phong phú hơn. - Trong giao tiếp học sinh nhạy bén, tự tin, nói năng dùng từ chuẩn hơn. - Đặc biệt các em nhạy bén trong việc tìm từ mới qua từ cho sẵn. Sau đây là bảng phân tích kết quả: Trước khi áp dụng phương pháp Sau khi áp dụng phương pháp Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 G K TB Y G K TB Y 11 ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG 13 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_gio_hoc_luyen_tu_v.doc