Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5

doc 21 trang thanh 26/01/2024 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5
 SKKN: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỤC NAM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC CƯƠNG SƠN
Sáng kiến Kinh nghiệm:
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN 
 CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
 Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Văn Tiến 
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Cương Sơn.
 Chuyên môn : Giảng dạy khối 4-5 
 Cương Sơn, tháng 6/ 2011
GVTH: Nguyễn Văn Tiến - Trường Tiểu học Cương Sơn
 1 SKKN: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
-Giúp học sinh luyện tập củng cố vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã 
học, rèn luyện kĩ năng tính toán bước tập dượt vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ 
năng thực hành vào thực tiễn.
-Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy rèn luyện phương pháp và kĩ 
năng suy luận khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
-Rèn luyện cho học sinh những đặc tính và phong cách làm việc của người lao 
động như: Cẩn thận, chu đáo, cụ thể...
 Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn là mới lạ, khả 
năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư 
duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đa dạng và đang ở giai đoạn phát triển 
vốn sống vốn hiểu biết thực tế bước đầu đã có những hiểu biết nhất định. Tuy 
nhiên trình độ nhận thức của các em không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải toán 
có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều bài làm phải 
trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường 
vướng mắc về vấn đề trình bày bày bài giải: Sai sót do viết không đúng chính tả 
hoặc viết thiếu, viết từ thừa. Một sai xót đáng kể khác là học sinh thường không 
chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn sai phép tính.
 Với các lí do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói 
riêng, việc học toán và giải toán có lời văn rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực 
hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên càn phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích 
hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng. Hiểu sâu được bản chất của 
vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgíc thông 
qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó 
giúp các em húng thú, say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài: 
“Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu với 
mục đích là:
 -Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp đúng để giảng dạy 
toán có lời văn.
 -Tìm hiểu những kĩ năngcơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời 
văn cho học sinh lớp 5.
 GVTH: Nguyễn Văn Tiến - Trường Tiểu học Cương Sơn
 3 SKKN: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các 
nước bè bạn, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần 
giáo dục các em bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch...Việc giải toán 
có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Ví dụ: các số, các phép 
tính, các đại lượng... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn 
hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, 
giữa cái đã cho và cái phải tìm...
 d) Việc giải toán góp phần quan trọng vào rèn luyện cho học sinh năng lực tư 
duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư 
duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì 
dã cho và cái gì cần tìm, thiết lập mối quan hệ giữa các giữ kiện của bài toán giữa 
cái đã cho và cái phải tìm. Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết 
luận thực hiện phép tính cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra...Hoạt động trí tuệ 
có trong trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, 
đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có hiệu quả, có kế hoạch, thói quen xem xét 
có căn cứ, có thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, có óc độc lập, suy 
nghĩ sáng tạo, tự tìm ra những lời giải mới hay và ngắn gọn...
 *Nội dung chương trình toán lớp 5:
 1. Ôn tập về số tự nhiên.
 2. Ôn tập về các phép tính số tự nhiên.
 3. ÔN tập dấu hiệu chia hết cho 2.3.5.9.
 4. Phân số ôn tập, bổ sung.
 5. Ôn tập các phép tính về phân số.
 6. Số thập phân.
 7. Các phếp tính về số thập phân.
 8. Hình học-chu vi, diện tích, thể tích của một hình.
 9. Số đo thời gian-Toán chuyển động đều.
 2/ Cơ sở thực tiễn:
 Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được 
thông qua nhữmg câu nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên 
quan đến cuộc sống thường sảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là 
 GVTH: Nguyễn Văn Tiến - Trường Tiểu học Cương Sơn
 5 SKKN: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán trên bằng cách dùng 
phương pháp vấn đáp, kết hợp với minh hoạ bằng tóm tắt đề toán.
 +Phân tích nội dung đề toán: Giáo viên dùng hai câu hỏi: Bài toán cho biết 
gì? Bài toán hỏi gì? Để học sinh hiểu nội dung bài:
 - Thùng to có 26 lít dầu.
 - Thùng bé có 18 lít dầu.
 - Mỗi chai chứa 0,8 lít dầu.
 - Hỏi có tất cả có bao nhiêu chai dầu?
 +Tóm tắt bài toán : Theo những câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng 
dẫn học sinh tóm tắt như sau:
 Thùng to: 26 l
 Thùng bé:18 l
 Có :...... chai dầu?
 Tóm tắt trên chính là chỗ dựa cho học sinh tự tìm ra lời và phép tính tương 
ứng.
 +Thiết lập trình tự giải: Giáo viên đạt câu hỏi “Muốn biết có bao nhiêu 
chai dầu, ta phải làm thế nào? ” Học sinh trả lời: “Trước hết ta phải tìm tổng số lít 
dầu có ở hai thùng, sau đó mới tìm tổng số chai đựng dầu”.
 Bài giải
 Tổng số lít dầu ở hai thùng là:
 26 + 18 =44 (l)
 Số chai đựng dầu là:
 44 : 0,8 = 55 (chai )
 Đáp số: 55 chai
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
 1/ Phương pháp trực quan:
 Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình 
ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức của môn toán lại có tính trừu 
tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho 
hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng và vốn hiểu 
biết. Đối với học sinh lớp 5, việc sử dụng đồ dùng trực quan ít hơn các lớp trước và 
 GVTH: Nguyễn Văn Tiến - Trường Tiểu học Cương Sơn
 7 SKKN: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
phải tìm. Trong bước đầu giải toán việc nhận thức và việc lựa chọn phép tinh với 
các em là một việc khó. Để giúp các em khắc phục khó khăn này, cần dựa vào hoạt 
động cụ thể của các em với vật thật, với mô hình, dựa vào hình vẽ, các sơ đồ toán 
học...Nhằm làm cho các em hiểu khái niệm “gấp” với phép nhân, khái niệm “một 
phần...” với phép chia trong tương quan giũa các mối quan hệ với bài toán.
 Trong một bài toán, câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa chọn 
phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện mà còn bởi các câu 
hỏi. Với cùng các dữ kiện như nhau có thể dặt các câu hỏi khác nhau, do đó việc 
lựa chọn phép tính cũng khác nhau. Việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều 
kiện căn bản để giải đúng các bài toán đó. Những trẻ em trong giai đoạn đầu khi 
mới giải toán chưa nhận thức được đầy đủ chức năng của câu hỏi trong bài toán. 
Để rèn luyện cho các em suy luận đúng, cần giúp các em nhận thức được chức 
năng quan trọng của câu hỏi trong bài toán. Câu hỏi của bài toán, đôi khi nêu cho 
các em bài toán vui không giải được. Chẳng hạn: “Trên cành cây có 10 con chim. 
Người thợ săn bắn rơi 2 con chim. Hỏi trong lồng còn mấy con chim?”. Có em sẽ 
nhầm và trả lời là 8 con chim. Lúc đó giáo viên sẽ giải thích để học sinh nhận ra 
cái sai trong câu hỏi của bài toán.
 Đối với bài toán có lời văn ở lớp 5, chủ yếu là các bài toán hợp.Giải các bài 
toán hợp cũng có nghĩa là giải quyết các bài toán đơn. Mặt khác các dạng toán đều 
đã được học ở các lớp trước bao gồm hai nhóm chính như sau:
 a) Nhóm 1: Các bài toán hợp mà quá trình giải không theo một phương 
pháp thống nhất cho các bài toán đó.
 b) Nhóm 2: Các bài toán điển hình là các bài toán mà trong quá trình giải có 
phương pháp riêng cho từng dạng bài toán. Trong chương trình toán lớp 5 có 
những dạng toán điển hình sau:
 -Tìm số trung bình cộng.
 -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đo.
 -Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
 -Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
 -Bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
 Người giáo viên phải nắm vững các dạng toán để có cách giải phù hợp.
 GVTH: Nguyễn Văn Tiến - Trường Tiểu học Cương Sơn
 9 SKKN: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
 Thời gian ô tô đi hết quãng đường là:
 11,52 : 4,5 = 2,5 (giờ)
 = 2 giờ 30 phút.
 Đáp số: 2 giờ 30 phút.
Ví dụ 3: Bài toán về tỉ lệ nghịch.
 Một đơn vị bộ đội có 45 người đã chuẩn gạo đủ ăn trong 15 ngày. Nhưng 
sau 5 ngày đơn vị đó nhận tiếp thêm 5 người nữa. Hãy tính xem số gạo còn lại đủ 
cho đơn vị ăn bao nhiêu ngày nữa, biết rằng các xuất ăn đều như nhau.
 Bài giải
 Số gạo còn lại đủ cho 45 người ăn trong số ngày là:
 15 – 5 = 10 (ngày)
 Số người của đơn vị sau khi tăng là:
 45 + 5 = 50 (người)
Vì số gạo còn lại đủ cho 45 người ăn trong 10 ngày, nên nếu 1 người ăn số gạo đó 
thì sẽ đủ ăn trong số ngày là:
 10 x 45 = 450 (ngày)
 Vậy 50 người ăn số gạo còn lại trong số ngày là:
 450 : 50 = 9 (ngày)
 Đáp số: 9 ngày
Ví dụ 4: Bài toán về nhân số thập phân với số thập phân.
 Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 27,18 m, chiều rộng 9,4 m. Tính 
chu vi và diện tích khu vườn đó?
 Tóm tắt:
 Chiều dài: 27,18 m
 Chiều rộng: 9,4 m
 Chu vi: ? m; diện tích: ? m2 
 Bài giải
 Chu vi của khu vườn là:
 (27,18 + 9,4) x 2 = 72,96 (m)
 Diện tích khu vườn là:
 GVTH: Nguyễn Văn Tiến - Trường Tiểu học Cương Sơn
 11 SKKN: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
nốt phần việc còn lại trong 9 ngày nữa . Hãy tính xem nếu mỗi người làm riêng thì 
sau bao nhiêu ngày sẽ hoàn thành công việc đó?
 Bài giải
Cách 1:
 Kiên và Hiền cùng làm trong 1 ngày được 1 công việc.
 10
 Kiên và Hiền cùng làm sau 7 ngày được:
 1 7
 x7 (công việc)
 10 10
 Phần việc còn lại do Hiền làm là:
 7 3
 1 (công việc)
 10 10
 Mỗi ngày Hiền làm được là:
 3 1
 : 9 (công việc)
 10 30
 Số ngày Hiền làm một mình để xong công việc là:
 1
 1: 30 (ngày)
 30
 Mỗi ngày Kiên làm được là:
 1 1 1
 (công việc)
 10 30 15
 Số ngày Kiên làm một mình hết công việc là:
 1
 1: 15 (ngày)
 15
 Đáp số: Hiền: 30 ngày
 Kiên: 15 ngày
Cách 2:
 GVTH: Nguyễn Văn Tiến - Trường Tiểu học Cương Sơn
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giai_toan_co_loi_v.doc