Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5
Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CƯM’GAR TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Người thực hiện : Nguyễn Thị Liên NĂM HỌC 2017 – 2018 Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 1 Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài. Giáo dục phải luôn thay đổi, cái cách để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực năng động –sáng tạo phù hợp với thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghành Giáo dục – Đào tạo đang tiến hành đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục. Để đạt được mục tiêu đó cần phải thay đổi chương trình, sách giáo khoa, nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Việc đổi mới nội dung chương trình tất yếu phải kết hợp đổi mới về phương pháp cho phù hợp với những nội dung đề ra, phù hợp với yêu cầu cần đạt được của học sinh. Để truyền tải được nội dung bài học, khơi gợi, khai thác khả năng suy luận tư duy của học sinh người giáo viên phải sử dụng kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp nhằm đạt kết quả tốt nhất. Trong các phương pháp giảng dạy thì không có phương pháp nào là tối ưu, mỗi phương pháp có những đặc thù riêng. Nhưng có những phương pháp có những thể hiện rõ nhưng ưu điểm nổi trội của nó trong các môn học. Một trong những phương pháp đó là trò chơi học tập. Sở dĩ nó phù hợp với học sinh tiểu học vì chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là một trong nhưng nhu cầu không thể thiếu. Nó là một nhu cầu tự nhiên hết sức cần thiết của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập giúp học sinh giải tỏa sự “căng thẳng” trong quá trình học. Nó giúp học sinh phục hồi khả năng làm việc, phục hồi sức khỏe, góp phần duy trì tích cực – tự giác, lòng hăng say học tập cho các em. Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy tôi đã mạnh dạn đầu tư thời gian thiết kế các trò chơi học tập trong môn toán và nó đã đem lại những hiệu quả nhất định. Vì vậy tôi tiếp tục mạnh dạn thiết kế những trò chơi học tập trong môn tiếng Việt mà cụ thể là phân môn Luyện từ và câu. Trò chơi học tập nó không chỉ giúp giáo viên Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 3 Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 4. Giới hạn của đề tài Các trò chơi học tập sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Tổ chức các trò chơi học tập với học sinh lớp E để so sánh đối chiếu kêt quả với học sinh lớp A( không áp dụng các trò chơi học tập). 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp quan sát Phương pháp đàm thoại Phương pháp phân tích Phương pháp tổng hợp Phương pháp thực nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 5 Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 chơi (có sự giám sát của giáo viên) như vậy các em trở thành người gián tiếp “ truyền thụ kiến thức” hay nói cách khác các em đang thực hành dạy lại cho người khác, như vậy kiến thức thu nhận được lớn hơn nhiều so với việc chỉ ghi nhớ kiến thức qua nghe và đọc. Trò chơi giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng cơ bản như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng trình bày trước đám đông, kĩ năng hợp tác nhóm,Đó là những kĩ năng rất quan trọng giúp học sinh ngày càng mạnh dạn tự tin vào bản thân mình hơn. Trong quá trình dạy sử dụng trò chơi học tập sẽ làm cho bầu không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, gần như tất cả các em bị cuốn hút vào hoạt động chơi đó. Một số trò chơi không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến mà còn đòi hỏi học sinh phải vận động nhanh, nhanh tay, nhanh mắtnhư vậy gián tiếp trò chơi còn giúp học sinh vận động sau một thời gian ngồi học. Trò chơi học tập không chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, gởi mở còn học sinh mới là chủ thể khám phá lĩnh hội tri thức mà nó còn giúp học sinh tăng cường mối đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, rút ngắn khoảng cách giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trong những năm học gần đây mặc dù ngành giáo dục đã và đang đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” nhưng bên cạnh những giáo viên năng nổ nhiệt tình vận dụng đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy thì vẫn còn một số giáo viên còn ngại đổi mới. Đặc biệt là vận dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Hoặc một số giáo viên có vận dụng nhưng cũng mang tính hình thức, còn rất hạn chế. Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 7 Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 không tổ chức sinh được trong học tập thú trong học tập trò chơi) khảo sát SL % SL % Chưa tổ chức (Lớp 5E) 28 7 25 21 75 Không tổ chức ( Lớp 5A) 25 8 32 17 68 Trước thực trạng đó tôi đã mạnh dạn thiết kế các trò chơi tạo được hứng thú học tập của học sinh, thu hút được phần lớn học sinh tham gia và quá trình chuẩn bị cũng rất đơn giản không mất nhiều thời gian của giáo viên. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Đưa trò chơi học tập vào phân môn Luyện từ và câu nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của lứa tuổi học sinh tiểu học, tạo ra sự cân bằng đảm bảo tính tự nhiên trong cuộc sống. Trò chơi học tập là hình thức nghỉ nghơi, giải trí tích cực của học sinh. Trò chơi học tập vừa làm thỏa mãn tâm lí vui chơi của trẻ đồng thời giúp phát triển các chức năng tâm lí và hình thành nên nhân cách. Trò chơi học tập đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 9 Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 Nêu luật chơi và cách chơi: Chỉ rõ nguyên tắc của hoạt động chơi qui định đối với người chơi, qui định thắng thua của trò chơi. Nêu cách chơi để người chơi nắm được và thực hiện tốt. Tùy vào từng đối tượng học sinh mỗi giáo viên có sự sáng tạo trong quá trình thực hiện các trò chơi. Tùy vào nội dung, thời gian của bài học mà giáo viên qui định thời gian chơi. Nhưng thông thường trò chơi học tập được tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Giới thiệu trò chơi ➢ Nêu tên trò chơi. ➢ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định chơi. + Bước 2: Chơi thử ➢ Thông qua chơi thử để nhấn mạnh luật chơi. + Bước 3: Chơi thật + Bước 4: Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức thu nhận được thông qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. + Bước 5: Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi cảm thấy thoải mái và tự giác như vậy mới kích thích ý thức học tập tự giác của học sinh. Hình thức phạt đơn giản, nhẹ nhàng nên sử dụng những hình thức hóm hỉnh tạo sự sôi nổi, tiếng cười sảng khoáng cho cả đội thắng và đội thua. Một số trò chơi học tập trong ở lớp phân môn Luyện từ và câu lớp 5. 1. Trò chơi: “Mở rộng từ ngữ” Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 11 Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 Hình ảnh học sinh chơi trò chơi “ Mở rộng từ ngữ” 2.Trò chơi “Thêm lá cho cây” * Mục tiêu : Trò chơi giúp học sinh củng cố cách viết câu theo chủ đề. Rèn cho học sinh nắm chắc các thành phần của câu, viết được câu theo chủ đề cho trước. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một mô hình cây vẽ sẵn trên bảng phụ cho các nhóm và một số chiếc lá được cắt từ giấy. * Thời gian: 3 phút * Luật chơi- Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm nhận một bảng phụ và số lá bằng nhau. Trong nhóm cử thư kí để gắn lá vào cây. Sau hiệu lệnh của giáo viên các thành viên trong nhóm viết câu theo chủ đề và chuyển cho thư kí gắn lá vào cây. Hết thời gian các nhóm đọc câu từ những chiếc lá của nhóm mình. Nhóm nào có số câu đúng chủ đề, đúng ngữ pháp nhiều hơn là nhóm thắng cuộc. Trò chơi này có ưu điểm rất lớn là có thể thu hút tất cả học sinh trong lớp cùng chơi. Tạo điều kiện cho tất cả các em viết được câu theo chủ đề. Nhưng sự chuẩn bị lại rất đơn giản. Để bớt thời gian chuẩn bị của giáo viên giáo viên có thể Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 13 Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 3.Trò chơi “Nhị nào hoa ấy” * Mục tiêu:Trò chơi giúp học sinh củng cố cách sắp xếp các từ theo nhóm thích hợp. Hiểu được nghĩa của các từ theo nhóm từ đó vận dụng từ để viết câu chính xác. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị số hình tròn theo yêu cầu của từng bài và các cánh hoa bằng giấy viết các từ cho sẵn theo bài. Màu của nhị hoa và cánh hoa khác nhau. * Thời gian: Tùy theo nội dung bài * Luật chơi- Cách chơi: GV gắn sẵn các nhị hoa trên bảng lớp. Mỗi học sinh nhận một cánh hoa bất kì có từ cho sẵn trong bài. Nghe hiệu lệnh của giáo viên học sinh nối tiếp nhau lên bảng gắn. Kết thúc trò chơi GV cùng học sinh đánh giá kết quả, khen ngợi tuyên dương các học sinh thực hiện đúng, sửa bài nếu học sinh làm chưa chính xác. Ví dụ một số bài có thể tổ chức trò chơi này: Bài số Tiết Tên bài Trang Tập PPCT Bài 2 11 MRVT: Hữu nghị - Hợp tác 56 1 Bài 2 25 MRVT: Bảo vệ môi trường 127 1 Bài 1 28 Ôn tập về từ loại 142 1 Bài 3 47 MRVT: Trật tự - An ninh 59 2 Bài 1 67 MRVT: Quyền và bổn phận 155 2 Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 15 Một số trò chơi học tâp trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 * Thời gian: 3 phút * Luật chơi- Cách chơi: GV phát vế câu đã in sẵn ra giấy cho một số học sinh, các em sẽ lần lượt hô vế câu của mình các bạn trong lớp sẽ thêm một vế câu để tạo thành một câu ghép hoàn chỉnh. Sau mỗi câu đáp GV cùng học sinh nhận xét câu về nghĩa và cấu trúc câu. Ví dụ: Bài 4 trong tiết Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 34. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả. Một hoc sinh nhận phiếu và hô: Vì bạn Dũng không thuộc bài.các bạn dưới lớp sẽ đáp (Học sinh 1) nên bạn Dũng bị cô giáo phạt. (Học sinh 2) nên bạn Dũng bị điểm kém. (Học sinh 3) lớp em bị trừ điểm thi đua. Giáo viên cho học sinh dưới lớp nêu lần lượt đến khi nào các em hết ý thì chuyển sang câu khác. Trò chơi cú tiếp tục như thế đến hết bài. Ví dụ một số bài có thể tổ chức trò chơi này: Bài số Tiết Tên bài Trang Tập PPCT Bài 3 37 Câu ghép 8 2 Bài 4 42 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 34 2 Bài 3 43 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 38 2 Bài 2 44 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 44 2 Bài 2 Ôn tập giữa kì II tiết 2 100 2 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp. Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Page 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_hoc_tap_trong_phan_mon.doc