Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật Lớp 5 theo dự án của Đan Mạch
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật Lớp 5 theo dự án của Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật Lớp 5 theo dự án của Đan Mạch
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THẠCH ====***===== Mã lĩnh vực: 13/2021 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật lớp 5 ở tiểu học (Theo dự án của Đan Mạch) Tác giả sáng kiến: Vũ Doãn Bình, Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Tiểu học Yên Thạch, huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc Yên Thạch, năm 2021 1 Tháng 4 năm 2021 môn Mĩ thuật, để các em gửi được thông điệp tốt trong các bài tập vẽ tranh lớp 5, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của môn Mĩ thuật. Vậy biện pháp để hướng các em đạt được yếu tố thẩm mỹ, đạo đức và phong cách của mình vào trong các tác phẩm là gì, đó chính là Phương pháp giảng dạy tích hợp kỹ năng sống trong môn Mĩ thuật, lớp 5 ở Tiểu học. Phương pháp này đã giúp tôi nâng cao được chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 5 mà tôi được phân công giảng dạy. 2. Tên sáng kiến: Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật lớp 5 ở tiểu học (Theo dự án của Đan Mạch). 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Vũ Doãn Bình - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0977615187 - E mail: vudoanbinh76@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Doãn Bình, giáo viên trường Tiểu học Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng: - Áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật lớp 5 ở Tiểu học. - Đối tượng để áp dụng là học sinh lớp 5 đại trà. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: - Áp dụng trong tháng 9 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Cơ sở lý luận: Là một giáo viên Tiểu học trực tiếp dạy môn Mĩ thuật, tôi cảm nhận được cái khó trong việc tự trang bị kiến thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua học mĩ thuật. Thực tế, một số học sinh chưa được trải nghiệm trong các việc làm hàng ngày, như tự phục vụ cho cá nhân cũng như giúp đỡ công việc gia đình cho cha mẹ và ông bà..., bên cạnh đó còn có nhiều phương tiện giải trí khác, nên học sinh chưa dành nhiều thời gian cho việc quan sát, học hỏi và thực hành các hoạt động thực tế trong cuộc sống, vì vậy các em 3 - Chính quyền địa phương cũng quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về mọi mặt của học sinh. - Lãnh đạo nhà trường luôn khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục học sinh trong quá trình giảng dạy. - Đại đa số học sinh yêu thích môn học, các em đều rất hào hứng khi được tham gia môn học. * Khó khăn: - Về phía nhà trường: + Không có phòng học môn Mĩ thuật riêng, đồ dùng dạy học còn nghèo nàn, tranh minh họa hỗ trợ cho bài dạy còn thiếu. - Về phía giáo viên: + Chưa được tập huấn chuyên đề về bồi dưỡng phương pháp Giáo dục kỹ năng sống trong môn học cho học sinh. - Về phía học sinh: Xu thế hiện nay, phần lớn các em thuộc gia đình ít con, được chăm sóc chu đáo, ít phải tham gia các hoạt động tập thể, công việc nhỏ trong gia đình, vì thế việc tái hiện lại những việc làm có thật trong cuộc sống hàng ngày chưa thật cụ thể, chưa sinh động, nên nội dung trong một bài vẽ còn ở mức sơ sài, cả về nội dung và hình thức, chỉ có một số học sinh tham gia học tập, chú ý về hình tượng, bố cục, màu sắc, đường nét. - Tỉ lệ học sinh con hộ nghèo, mồ côi cha mẹ còn nhiều vì vậy việc quan tâm đến học tập của con cái còn ít. - Số học sinh chưa được trang bị đầy đủ đồ dùng dụng cụ học tập còn khá cao. Từ những thực trạng trên tôi thấy cần phải có giải pháp để lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn Mĩ thuật, để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đi lên của xã hội. - Vì vậy tôi rút ra các bước thược hiện việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5 cho học sinh như sau: 7.1.3 Các bước thực hiện giải pháp của đề tài: * PHẦN CHUẨN BỊ Bước 1: Lên kế hoạch bài dạy, phải thể hiện rõ ở bài này giáo dục các em kỹ năng gì? 5 xanh tốt cho sức khỏe và là nguyên liệu tạo ra các sản phẩm đẹp mà các em đã làm (thời gian cho hoạt động này là các em tự bố trí). *PHẦN THỰC HIỆN Bước 1: Dùng phương pháp gợi mở và đặt tình huống có vấn đề để kích thích các em, theo một quy tắc: Đặt câu hỏi gợi mở, tạo tình huống, miêu tả tình huống. - Dùng phương pháp gợi mở và đặt tình huống có vấn đề các em thấy được cần có kỹ năng sống tốt thì mới có thể vẽ tranh đẹp được. - Kỹ năng sống được thể hiện hàng ngày trong đời sống chúng ta, khi làm việc cũng như các hoạt động khác con người cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng có chủ đích, thì trở thành kỹ năng. Đó chính là giáo dục về đạo đức và đạo được thể hiện ngay trong tác phẩm. - Ví dụ: Trong bài “Cuộc sống quanh em” giáo viên đặt câu hỏi gợi mở; Các em có thường xuyên giúp đỡ công việc gia đình không? Em nào có thể kể lại là mình thường xuyên làm việc gì để giúp đỡ gia đình? Giúp các em nhớ lại công việc thương ngày giúp đỡ gia đình và nhớ lại các hình ảnh để vẽ thành tranh. Từ đó giáo dục các em về ý thức đạo đức yêu quý gia đình, chăm chỉ làm việc. B2: Dùng phương pháp thị phạm: - Thị phạm lại các động tác mà tình huống đã đặt ra, có thể giáo viên thị phạm, có thể học sinh thị phạm. Ví dụ: Em hãy thể hiện lại động tác mà mình hay làm khi quét nhà, nhặt rau, bế em?...Có thể yêu cầu một nhóm các em sắm vai hoặc thể hiện lại các động tác mà mình đã từng làm hay nhìn thấy trên thực tế đời sống, để cả lớp cùng quan sát và vẽ vào tranh của mình. - Giáo viên thị phạm các bước thực hiện cách vẽ lên bảng hoặc cách tạo ra sản phẩm. - Ví dụ ở bài 9: “Trang phục Yêu Thích” Giáo viên thị phạm lại các bước tạo hình trang phục, các bước tạo ra sản phẩm 3D, hướng dẫn học sinh tô màu - Hướng các em đến cái đẹp hoàn thiện về thẩm mỹ. B3: Dùng phương pháp thực hành kỹ năng sống ngay trong giờ học - Tức là giáo viên tổ chức cho các em thực hành trực tiếp theo yêu cầu của bài học ngay trong giờ học thông qua các hoạt động cụ thể: Ví dụ: Trong chủ đề 6: Bài “Trường em” 7 từng dạng bài, dạng đề tài. Nắm được trình độ, năng lực của từng nhóm đối tượng học sinh. - Thường xuyên vận dụng các bước trên vào trong quá trình giảng dạy để học sinh đi vào nề nếp, vận dụng phương pháp dạy – học một cách hợp lí, trao đổi thêm với đồng nghiệp cùng chuyên ngành để rút kinh nghiệm trong quá trình dạy - học. - Đảm bảo về cơ sở vật chất, phòng lớp rộng rãi để tổ chức lớp học theo nhóm nhỏ thuận tiện hơn. - Khi hướng dẫn phân loại các kiểu, dạng bài, giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, đặt tình huống có vấn đề, dễ hiểu và hướng dẫn cụ thể, sát thực với tâm lý của học sinh để giúp các em hiểu ngay nội dung yêu cầu của từng kỹ năng một cách chắc chắn. - Thường xuyên trao đổi, thảo luận với đồng chí, đồng nghiệp phương pháp hình thức tổ chức tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học thông qua các tiết chuyên đề, dự giờ, thao giảng. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng đề tài. 10.1. Học sinh hình thành kĩ năng thuyết trình (kĩ năng nói trước đám đông) qua phần “Trưng bày và thuyết trình sản phẩm” cuối của mỗi chủ đề. Cuối mỗi chủ đề của môn Mĩ thuật là một tiết “Trưng bày sản phẩm và thuyết trình sản phẩm” của nhóm hoặc của cá nhân. Từ đó giáo viên giáo dục các em kỹ năng thuyết trình trước tập thể lớp, yêu cầu các em thuyết trình về nội dung, hình thức và ý nghĩa của sản phẩm, và nêu được cảm nhận của mình về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. Kỹ năng thuyết trình phải tự tin, lưu loát, rõ ràng, từ đó giúp các em có phong cách tự tin, mạnh dạn và nói lên được ý tưởng của mình thông qua sản phẩm. Hình ảnh các em đang thuyết trình bài vẽ của nhóm 9 10.3. Rèn cho học sinh có thói quen luôn quan tâm tới cộng đồng: Quan sát để ý đến các hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày của các em, quan tâm đến những hoạt động đang diễn ra ở trường ở lớp và ở nhà, quan tâm đến các buổi sinh hoạt cộng đồng và phong tục tập quán của quê hương đất nước, con người Việt Nam chúng tavà đặc biệt là các em biết quan tâm đến bạn bè, người thân, gúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện. Hình ảnh một em học sinh đang hướng dẫn một bạn bị bệnh đao xem tranh. - Các em biết quan sát các buổi sinh hoạt cộng đồng, như lao động vệ sinh nơi cư trú, các chương trình lễ hội, các phong tục tập quán của từng làng quê, vùng miền, quan sát trang phục của các dân tộc thiểu số tất cả các hoạt động quan sát đó giúp cho các em có vốn hiểu biết về cuộc sống và cũng là tư liệu quý báu để các em tưởng tượng lại và tái tạo vẽ thành tranh. Bức tranh “Lễ giao quân lên đường nhập ngũ” của học sinh 11 10.5. Hình thành cho học sinh kỹ năng đảm nhận trách nhiệm khi được phân công. Được làm việc theo nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm cụ thể cho nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm, các em làm việc thông qua phiếu câu hỏi cụ thể, hoặc các em cùng làm ra một sản phẩm như cùng nhau vẽ tranh tập thể, cùng nhau làm ra một sản phẩm tập thể. Trong môn Mĩ thuật hoạt động này là vô cùng cần thiết bởi nó không những giúp các em làm ra một sản phẩm đẹp, có diện tích và hình dáng cỡ lớn, mà hơn nữa là giúp cho người dạy phát hiện ra ai là người điều hành, quản lí nhóm của mình tốt và giáo dục các em biết làm việc có trách nhiệm khi cùng nhau làm ra một sản phẩm. Hoạt động này giúp các em có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh. Một số hình ảnh làm việc nhóm của học sinh. 13 10.7. Rèn thói quen giữ gìn, bảo quản vật dụng cá nhân và vệ sinh môi trường Ý thức bảo quản vật dụng cá nhân không chỉ có ích cho bản thân mà còn có ích lợi cho gia đình. Học sinh biết bảo quản vật dụng cá nhân là điều cần thiết cho cuộc sống. Giáo dục cho học sinh kỹ năng biết trang trí các đồ dùng vật dụng trong gia đình hay của cá nhân mình và ý thức bảo vệ giữ gìn chúng. Ngoài ra thông qua các giờ học Mĩ thuật có tính chất ứng dụng tạo hình thì giáo dục các em phải biết bảo vệ môi trường sống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học. Ví dụ: Trong bài: “Trang phục yêu thích” giáo dục học sinh kỹ năng quan sát tìm hiểu trang phục của các vùng miền, trang phục của từng mùa hay trang phục biểu diễn khác với trang phục mặc hàng ngày, từ đó giáo dục các em phải biết giữ gìn quần áo trang phục của mình luôn sạch sẽ, gọn gàng ngoài ra còn biết trang trí cho phù hợp đẹp mắt. Hình ảnh học sinh gấp quần áo. 15 Nhiệm vụ và mục tiêu của môn Mĩ thuật là giúp các em hiểu, nhận biết về cái đẹp, từ đó tạo ra cái đẹp và giữ gìn cái đẹp, hướng các em phát triển toàn diện về nhân cách... Phương pháp giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp các em hình thành một số kĩ năng sống qua các bài học của môn Mĩ thuật, xây dựng những thói quen và những hành vi lành mạnh, tích cực, từ đó các em thể hiện nội dung thẩm mỹ, đạo đức và phong cách, qua hoạt động vẽ tranh rất thành công, góp phần nâng cao được chất lượng giảng dạy bộ môn mỹ thuật lớp 5 ở tiểu học. Trên đây là sáng kiến về một số phương pháp dạy – học trong môn Mĩ thuật lớp 5 (Theo dự án của Đan Mạch) mà tôi đã áp dụng có hiệu quả, rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài này được đầy đủ và hoàn thiện hơn, giúp tôi thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong việc giảng dạy cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em. 11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng hoặc dự kiến có thể được áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ chức/ Địa chỉ Phạm vi / lĩnh vực áp dụng giải TT cá nhân pháp 1 Lớp 5A Trường TH Yên Thạch Giảng dạy môn Mĩ Thuật lớp 5 2 Lớp 5B Trường TH Yên Thạch Giảng dạy môn Mĩ Thuật lớp 5 3 Lớp 5C Trường TH Yên Thạch Giảng dạy môn Mĩ Thuật lớp 5 Yên Thạch, ngày....tháng.......năm..... Yên Thạch, ngày.....tháng......năm...... HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên) Trương Viết Bào Vũ Doãn Bình 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nang_cao_chat_luong.docx