Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số thập phân cho học sinh Lớp 5 vùng dân tộc

doc 12 trang thanh 28/01/2024 1630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số thập phân cho học sinh Lớp 5 vùng dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số thập phân cho học sinh Lớp 5 vùng dân tộc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số thập phân cho học sinh Lớp 5 vùng dân tộc
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho 
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những 
môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về 
thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và 
bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. 
 Tâm lý nhận thức của học sinh Tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan cụ thể, 
tư duy trừu tượng mới bắt đầu hình thành và phát triển ở các lớp cuối cấp song 
còn ở mức độ đơn giản. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các dữ kiện 
của bài toán ở các em chưa cao. 
 Môn toán lớp 5 có vị trí vô cùng đặc biệt vì nội dung dạy học Toán 5 là 
dạy học và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng về số thập phân và bốn phép tính 
với số thập phân. Để học tập có hiệu quả, học sinh phải huy động những kiến 
thức về số tự nhiên, phân số, số đo đại lượng và các phép với các loại số này đã 
được học từ các lớp dưới. Ngược lại, khi học về số thập phân học sinh vừa hiểu 
sâu sắc hơn các số đã học vừa được củng cố khắc sâu hơn những kiến thức đã 
học. Như vậy, Toán 5 góp phần tạo điều kiện cho học sinh phát triển các kiến 
thức, kỹ năng cơ bản của số học ngày càng sâu và rộng. Khả năng ứng dụng 
trong thực tế của số thập phân rất lớn nên sau khi học các phép tính với số thập 
phân học sinh có thể giải được nhiều dạng bài toán thực tế gần gũi với đời sống 
mà ở các lớp dưới các em chưa giải được. 
 Trong các nội dung của môn Toán ở lớp 5 nói riêng thì nội dung về số thập 
phân là một nội dung quan trọng và khó nhất đối với học sinh. Nội dung này có 
khối lượng kiến thức lớn và khá trừu tượng. Thực tế cho thấy rằng khi học về 
nội dung này, đặc biệt khi học về các phép tính với số thập phân rất nhiều học 
sinh gặp khó khăn. 
 Trong những năm qua thực tế tại đơn vị trường mà gần 100% học sinh là 
người dân tộc thiểu số, phụ huynh học sinh rất ít quan tâm và đầu tư đến việc 
học của con em mình. Vì vậy, để duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần, giáo 
dục cho các em có những kỹ năng sống cơ bản cũng như nâng cao chất lượng 
giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn là cả một vấn đề cần giải 
quyết. Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo 
dục, ban giám hiệu nhà trường, sự nỗ lực của giáo viên và sự quan tâm của xã 
hội nên các em đi học đã đầy đủ hơn, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đã 
được nâng lên rất nhiều. 
 Trong những năm qua, giáo viên đã có những biện pháp nhằm giúp học 
sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính với số thập phân nhưng vẫn còn một số 
học sinh chưa thành thạo trong khi làm bài, đặt tính chưa chuẩn khi cộng, trừ số 
thập phân, hay nhầm lẫn trong lúc tính toán, chưa xác định dấu phẩy ở tích khi 
nhân số thập phân với số thập phân, thường hay quên nhớ khi tính, quên thực 
 1 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2017-2018:
 Kỹ năng tính toán, Kỹ năng tính toán Kỹ năng tính toán 
 vận dụng tốt tốt còn hạn chế
 Tổng số học sinh
 Số Số Số 
 Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
 lượng lượng lượng
 19 1 5,3% 8 42,1% 10 52,6%
 2. Các nội dung, biện pháp rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số 
thập phân cho học sinh vùng dân tộc 
 2.1. Giải pháp1: Giáo dục học sinh lòng yêu thích, say mê toán học
 Để thực hiện được việc này một cách có hiệu quả, trước hết giáo viên cần 
tạo ra một không khí tự nhiên, thoải mái cho lớp học để các em cảm nhận được 
“Mỗi ngày đến lớp, đến trường là một ngày vui”. Nội dung dạy học Toán đều có 
những chương, những bài gần gũi với đời sống hằng ngày, phù hợp với từng đối 
tượng tạo điều kiện để tất cả các em đều có thể tự tìm được cách giải quyết vấn 
đề. Khi hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức mới, giáo viên cần luôn tạo ra 
những tình huống có vấn đề dẫn học sinh đến những thắc mắc để rồi muốn tìm 
cách giải quyết. . . 
 Bên cạnh đó giáo viên dành thời gian tiết hoạt động tập thể cuối tuần kể 
cho các em nghe một số câu chuyện về các danh nhân, người nổi tiếng trong lĩnh 
vực toán học, kể các câu chuyện về các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vẫn cố 
gắng học tập, . . . nhằm bồi dưỡng cho học sinh sự cố gắng vươn lên trong học 
tập từ đó sẽ có lòng say mê học toán. 
 Ngay trong tuần ôn tập nói về vai trò và tác dụng của toán học đối với cuộc 
sống và con người: giúp con người rèn luyện cách suy nghĩ tư duy độc lập cho 
mỗi công việc khác nhau rất có ích cho mỗi con người. Nhờ các công thức toán 
học mà chúng ta có thể có được cuộc sống hiện đại với các tiện nghi máy móc 
phục vụ cho mọi nhu cầu của con người. Trong toán 5 có nhiều vấn đề liên quan 
đến thực tế mà các em có thể giúp cha mẹ ngay từ bây giờ: giúp cha mẹ tính 
toán diện tích ruộng nương, tính số lương thực thu được xem có cao hơn vụ mùa 
trước hay không? vì sao cao hơn? . . . Hỗ trợ cha mẹ trong việc nâng cao chất 
lượng cuộc sống. 
 Bên cạnh đó, giáo viên cũng giúp học sinh hiểu rằng toán học là một trong 
những nhân tố rất quan trọng đối với mỗi người. Ngoài việc cung cấp cho ta 
những ý niệm, kỹ năng, thói quen cần thiết cũng góp phần hoàn thiện nhân cách 
con người, thì toán học có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tư duy của 
mổi người (tư duy logic và ngôn ngử chính xác, suy đoán và tưởng tượng, tư 
duy thuật giải, tư duy hình tượng) theo hướng tích cực và góp phần giải quyết 
nhu cầu thực tế. Những kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân và các 
 3 Có thể tìm thêm các bài tập đồng dạng trong quyển Bài tập Toán 5 làm thêm để 
rèn kỹ năng tính toán cho bản thân. 
 2.3. Giải pháp 3: Rèn kĩ năng tính cho học sinh
 Rèn kỹ năng tính cho học sinh trong suốt quá trình học tập nhằm giúp học 
sinh tính nhanh, tính đúng các phép tính vận dụng vào giải toán có lời văn, tính 
giá trị biểu thức, giải toán hình, 
 Khi tổ chức dạy học các bài phần lý thuyết tôi luôn đề nghị giáo viên chủ 
nhiệm lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung 
từng bài học, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nội dung dạy học đảm bảo 
tính hệ thống theo mức độ tăng dần (từ dễ đến khó). Sau mỗi bài học, tôi luôn đề 
nghị giáo viên chủ nhiệm khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài, lựa chọn xem 
cần củng cố khắc sâu phần nào để tránh sai lầm không đáng có khi các em vận 
dụng thực hành. 
 Thường xuyên kiểm tra nhận xét việc nắm kiến thức và rèn kỹ năng của học 
sinh để có sự điều chỉnh, giúp đỡ phù hợp. 
 Thường xuyên quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đồng thời phải động 
viên, khuyến khích học sinh kịp thời khi thấy học sinh có sự tiến bộ. Tạo điều 
kiện để học sinh được thực hành luyện tập thường xuyên. 
 Buổi chiều, củng cố kiến thức kĩ năng cho học sinh tôi luôn đề nghị giáo 
viên chủ nhiệm lựa chọn những dạng toán cơ bản, dạng toán học sinh thường 
mắc sai lầm để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng. Khi lựa chọn nội dung ôn 
tập, giáo viên cần đưa ra những nội dung thật gần gũi đối với đời sống hằng 
ngày của các em để từ đó các em nhận thấy sự cần thiết phải trau dồi kiến thức 
của môn học, thấy được vai trò của môn học trong việc học tập các môn học khác 
và trong đời sống thực tiễn. 
 Để giải được bất kì dạng toán nào đạt kết quả thì các em phải có kĩ năng 
thực hiện bốn phép tính cơ bản. Tôi luôn đề nghị giáo viên chủ nhiệm dành 
nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, 
nhân, chia) từ thực tế giảng dạy tôi luôn đề nghị giáo viên chủ nhiệm thấy học 
sinh thường mắc phải các sai lầm sau: 
 a) Với phép tính cộng, trừ
 - Đặt phép cộng, trừ chưa thẳng cột. 
 Ví dụ: 
 Đặt tính đúng: Đặt tính sai: 
 1,92 1,92
 + +
 274 274
 5 khi hình thành cách nhân tôi luôn đề nghị giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi 
nhớ cách nhân ngay tại lớp và cho thêm một số ví dụ vận dụng nhấn mạnh cách 
đặt dấu phẩy để học sinh ghi nhớ cách đặt dấu phẩy. Học xong bài nhân số thập 
phân với số thập phân tôi luôn đề nghị giáo viên chủ nhiệm cho học sinh so sánh 
hai dạng nhân và nhấn mạnh cách xác định dấu phẩy để học sinh thực hiện thành 
thạo. 
 Ví dụ: 
Tính đúng: 4,12 Tính sai: 4,12
 x 3,5 x 3,5
 2060 2060 
 1236 1236
 14,420 144,20
 + Sai lầm khi nhân viết tích riêng không đúng hàng: do khi thực hiện 
phép nhân với thừa số có chữ số 0 ở giữa các em quên không viết thêm chữ số 0 
ở hàng chục. 
 Ví dụ: 
Tính đúng: 91,3 Tính sai: 91,3
 x x
 4,05 4,05
 4565 4565
 36520 3652
 369,765 41,085
 Để khắc phục những sai lầm trên tôi luôn đề nghị giáo viên chủ nhiệm cho 
các em làm rất nhiều phép tính dạng trên. Mỗi lần thực hiện tôi luôn đề nghị 
giáo viên chủ nhiệm đều cho các em nhắc lại quy tắc thực hiện phép nhân: thực 
hiện từ phải qua trái, nhân lần lượt từ hàng đơn vị, đến hàng chục, rồi đến hàng 
trăm. Các tích riêng phải đặt đúng hàng. Chú ý cách viết tiếp theo sau khi nhân 
với 0.
 c. Đối với phép chia: 
 - Đây là phép tính mà học sinh thường hay nhầm lẫn nhất khi làm bài. Các 
em thường phạm sai lầm trong việc bỏ bớt số 0. 
 Ví dụ: 
 7 Khi chia số thập phân cho số thập phân một số học sinh thường nhầm lẫn 
khi chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải không đúng theo số chữ số ở 
phần thập phân của số chia. 
Ví dụ: 17,55 : 0,39
 - Tính đúng : 17,55 0,39
 195 45
 00
 - Tính sai : 
Trường hợp 1: 1,7,55 0,39 Trường hợp 2: 17,5,5 0,39
 175 0,045 175 0,45
 195 195 
 00 00 
 Với tất cả các dạng bài trên để khắc sâu kiến thức tôi luôn đề nghị giáo viên 
chủ nhiệm cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình 
giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên quan đến kiến thức cũ hoặc quy tắc cũ 
tôi luôn đề nghị giáo viên chủ nhiệm đề nghị giáo viên chủ nhiệm đều hỏi ngay 
học sinh nhanh nhẹn hơn để củng cố giúp cả lớp nhớ lại vận dụng và thực hiện 
được tốt hơn. Trong quá trình giảng bài và hình thành kiến thức cho học sinh tôi 
luôn đề nghị giáo viên chủ nhiệm lựa chọn các câu hỏi phù hợp với trình độ 
nhận thức của học sinh lớp mình có thể gắn liền với thực tế làm sao cho tất cả 
các em đều hiểu được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết học, tôi luôn 
đề nghị giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhận xét bài làm của từng em để nắm bắt 
khả năng hiểu bài và phát hiện những sai lầm của các em uốn nắn sửa chữa kịp 
thời. 
 Để khắc phục tất cả các sai sót trên tôi luôn đề nghị giáo viên chủ nhiệm 
yêu cầu tất cả học sinh phải nhớ cách tính từng dạng bài, đưa ra các ví dụ cụ thể 
từ đơn giản đến phức tạp cho học sinh làm nhiều lần trong giờ học củng cố kiến 
thức kỹ năng buổi chiều. 
 3. Hiệu quả do sáng kiến kinh nghiệm đem lại 
 Qua quá trình nghiên cứu áp dụng thực hiện sáng kiến “Một số kinh 
nghiệm rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số thập phân cho học sinh 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_thuc_hi.doc