Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng việt cho học sinh dân tộc Lớp 5

docx 18 trang thanh 09/12/2023 2131
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng việt cho học sinh dân tộc Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng việt cho học sinh dân tộc Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng việt cho học sinh dân tộc Lớp 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Cùng với việc đổi mới kinh tế, xã hội đang phát triển từng ngày trên khắp đất 
nước. Đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ 
động sáng tạo dám nghĩ dám làm thích ứng được với đời sống xã hội luôn phát triển. 
Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo con người ngày càng trở nên toàn diện hơn. 
Đòi hỏi việc giáo dục nhân cách cũng như các phương pháp dạy học phải điều chỉnh 
một cách hợp lí.
 Như chúng ta đã biết theo điều 24 luật giáo dục qui định: Giáo dục tiểu học 
phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội và con 
người. Có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán.
 Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là hết sức nặng nề. 
Chúng ta phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là: “Chăm sóc chồi non”. Bồi dưỡng, 
uốn nắn kịp thời và chuyển giao cho các em tri thức đặt nền móng vững chắc chuẩn 
bị hành trang cơ bản cho các em hướng tới học những cấp học cao hơn hoặc đi vào 
cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Giảng dạy là loại hình lao động sáng tạo thường 
xuyên đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, luôn luôn bổ sung cái 
mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Đổi mới phương pháp dạy - học là vấn đề 
bức xúc hiện nay, trước yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học và thay sách giáo 
khoa. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực 
hiện cuộc vận đông "Hai không" của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 
 Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là đề tài quan trọng, đây vừa là 
mục tiêu vừa là sự đảm bảo uy tín Thương hiệu của mỗi trường học. Chất lượng dạy và 
học là sự quan tâm hàng đầu xuyên suốt không chỉ của những nhà quản lý trường học có 
tâm huyết, của mỗi cán bộ giáo viên mà còn là sự quan tâm, là niềm tin của nhân dân khi 
gửi gắm con em vào các nhà trường. Muốn vậy đòi hỏi nhà trường phải không ngừng 
nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà 
truờng nói chung và trường Tiểu học EaDáh nói riêng là vấn đề trọng tâm của hoạt 
động giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn chưa đáp ứng được lòng mong 
mỏi của quý bạn đọc quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 
Tuy nhiên, đây là những trăn trở của một người làm công tác giảng dạy, rất mong 
được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý vị cho đề tài được hoàn thiện hơn góp 
phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học hiện nay. 
 Trong những năm qua giáo viên trường tiểu học EaDáh chúng tôi đã cố gắng 
trong việc thực hiện đổi mới trong phương pháp học để phát huy tối đa khả năng tư 
duy, óc sáng tạo của học sinh.
 Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc 
nâng cao chất lượng và hiệu quả Đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện 
đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy trong các trường Tiểu học nói 
 1 chất lượng dạy học tiếng việt cho học sinh dân tộc lớp5”. Với mong muốn góp 
một phần nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.
 I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: . 
 Đối tượng nghiên cứu là Học sinh lớp 5C trường Tiểu học ............., Huyện 
............., Tỉnh ..............
 Các bài học trong chương trình sách giáo khoa.
 Nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản Tiếng Việt cho 
học sinh để kịp thời phát hiện và giúp đỡ các em học tốt hơn môn tiếng việt.
 I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Như các đồng chí đã biết, môn Tiếng việt có rất nhiều phân môn. Song do thời 
gian và khả năng có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số vấn đề nhỏ trong 
việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng việt cho học sinh để các em học môn học này 
tốt hơn. 
 I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu các phương pháp 
sau.
- Phương pháp điều tra.
 Thông qua việc trao đổi giữa giáo viên với học sinh, bàn bạc giữa giáo viên 
với phụ huynh nhằm mục đích nắm bắt thu thập những tài liệu, thông tin và tình hình 
thực tế có liên quan đến nội dung đề tài cần nghiên cứu. 
 Trao đổi với giáo viên sau một tiết dạy phân môn của tiếng việt phải đạt được 
những yêu cầu gì ? Trao đổi với phụ huynh về vấn đề học ở nhà của các em học sinh 
những tồn tại của con em họ, ý kiến của phụ huynh về phân môn này.
- Phương pháp quan sát. 
 Thông qua các tiết dự giờ, các giờ giảng trên lớp của giáo viên mà tôi quan sát 
được, khảo sát thí điểm một số lớp trong tiết học, biết được khả năng tiếp thu bài 
của các em học sinh, biết được cách đọc cách sử dụng tiếng việt của các em, bên 
cạch đó tiếp thu học hỏi được kinh nghiệm hay của giáo viên, và phát hiện ra những 
hạn chế trong quá trình giảng dạy của bản thân . 
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .
 Đọc sách nghiên cứu tài liệu tìm ra những kiến thức có liên quan đến vấn đề 
cần nghiên cứu, từ đó giúp cho kết quả của đề tài được năng cao, được mở rộng và 
có tính khả thi trong các năm học tiếp theo. 
- Phương pháp thực nghiệm khoa học .
 Thông qua các tiết dạy thực nghiệm để chứng minh cho các biện pháp đề xuất 
là đúng đắn và các biện pháp đó có tính giáo dục cao khi áp dụng chất lượng được 
nâng lên rõ rệt.
 3 Cấu tạo âm tiết của tiếng việt: rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm 
 tiết tiếng việt có cấu tạo như sau:
 THANH ĐIỆU
 PHỤ ÂM ĐẦU VẦN
 ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
 Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu 
tạo của âm tiết nào.
 Cách xác định kí hiệu ghi âm chính trong chữ : muốn xác định ghi âm chính trong 
 chữ, ta đặt chữ vào trong khuôn âm tiết. 
 Chất lượng dạy và học trong nhà trường là đề tài quan trọng, đây vừa là mục tiêu 
 vừa là sự đảm bảo uy tín thương hiệu của mỗi trường học. Chất lượng dạy và học là 
 sự quan tâm hàng đầu xuyên suốt không chỉ của những nhà quản lý trường học, của 
 mỗi cán bộ giáo viên mà còn là sự quan tâm, là niềm tin của nhân dân khi gửi gắm 
 con em vào các trường học.
 .
 Với việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản Tiếng Việt 
 cho học sinh đồng thời phát hiện nhân tài cho đất nước. Hàng năm Phòng Giáo 
 dục và Đào tạo tổ chức thi “học sinh dân tộc giao lưu Tiếng Việt” nhằm thúc đẩy 
 phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các trường học đặc biệt là đối với các 
 trường có tỉ lệ học sinh dân tộc cao các em được thể hiện bản thân và tự tin hơn 
 trong giao tiếp.
 II.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: .
 a. Thuận lợi – khó khăn:
 - Thuận lợi: Trường Tiểu học ............. là một trường thuộc xã vùng III nhưng 
 được sự quan tâm hết mực của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương (xã – 
 huyện). Hệ thống giao thông đi lại thuận lợi trục đường chính về tới xã và tới điểm 
 trường lẻ đã được đổ nhựa thông tin liên lạc thuận lợi. Công tác xã hội hoá Giáo 
 dục được Đảng, chính quyền quan tâm và được đồng tình hưởng ứng. 
 + Đa số các em ngoan, biết vâng lời, có ý thức trong học tập. Một số em biết 
quan tâm giúp đỡ bạn trong học tập.
 + Điều kiện cơ sở vật chất như bảng đen, bàn ghế, ánh sáng, tranh ảnh tương 
đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu dạy học.
 + Phần lớn học sinh của lớp đã đọc thông, viết thạo.
 - Khó khăn: 
 + Trình độ, độ tuổi học sinh không đồng đều gồm các độ tuổi: (10 tuổi; 11 
 tuổi; 12 tuổi).
 +Đa số học sinh của lớp là người dân tộc thiểu số con gia đình sống bằng nghề 
nông, bố mẹ suốt ngày bận rộn với nương rẫy, tối về lo cơm nước, áo quần nên 
 5 tộc Việt Nam. Từ đó ta thấy các em có khả năng tư duy nghệ thuật là có khả năng 
tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, biết phát hiện nghệ thuật 
ngôn từ trong việc diễn đạt nội dung. .
 Với khả năng sử dụng từ: Những học sinh học tốt Tiếng Việt thường có khả năng 
sử dụng từ khá phong phú, giàu hình ảnh nhiều tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ 
tượng thanh, sử dụng những câu có nhiều thành phần phụ như định ngữ, bỗ ngữ, câu 
văn trôi chảy, rõ ý, bộc lộ được tình cảm của mình với hiện thực được nói tới. Sau 
đây ta thử đọc đoạn viết của 2 em HS xem có gì khác:
 HS1: “Trời đã về chiều. Nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trong 
những tán lá bàng, lá phượng và thổi dọc hành lang vắng vẻ. Chúng em đang 
học tiết cuối cùng của buổi học hôm nay.Bỗng một hồi trống vang lên thế là buổi 
học đã kết thúc”.
 HS2: “Tiết học thứ năm đã hết một hồi trống vang lên buổi học đã kết thúc”.
 Đoạn văn của em học sinh ở nhóm thứ nhất nó có tác động không phải chỉ vào 
lí trí mà cả tình cảm của người đọc. .
 Đối với nhóm đối tượng học sinh này giáo viên nên tập trung tham gia đội tuyển 
bồi dưỡng học sinh giỏi trường.. Trên thực tế có thể nói việc bồi dưỡng học sinh có 
khả năng học tiếng việt tốt càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng có hiệu quả bấy 
nhiêu. .
 * Nhóm thứ hai : các em học sinh học ở mức độ trung bình các em đọc được và 
việc sử dụng từ ngữ nhưng chưa hay trong từng ngữ cảnh, trong giao tiếp cũng 
như trong quá trình viết văn các em còn chưa thật sự tự tin và sử dụng câu từ hợp 
lí. 
 * Nhóm thứ ba: các em có vốn từ vựng rất ít đọc cũng còn yếu việc sử dụng từ 
ngữ không được hay đôi lúc còn sai trong từng ngữ cảnh, trong giao tiếp cũng như 
trong quá trình viết văn các em viết câu văn còn lộn xộn dụng câu từ hợp lí. 
* Sau khi tiến hành phân loại học sinh tôi tiến hành các biện pháp sau.
 .
b.1/ Tạo hứng thú học tâp cho học sinh: .
 Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Không có việc gì 
người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Vì vậy M.goocki có nói: “ 
Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Vì vậy bồi dưỡng hứng thú học 
tập rất quan trọng. Không có con đường nào khác là giúp các em thấy được vẻ đẹp 
và khả năng kì diệu của Tiếng Việt – Văn học, từng giờ, từng phút trong giờ Tiếng 
Việt, người giáo viên đều hướng đến để hình thành, duy trì hứng thú cho học sinh. 
.
 Ví dụ cách giới thiệu bài: Chúng ta đã được học rất nhiều bài nói về hình ảnh 
người mẹ như: 
“ Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.
 “ Hôm nay trời nắng như nung
 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày”
 7 thiếu hụt về vốn sống, vốn cảm xúc của học sinh.
 Từ đó, tôi rút ra phương pháp dạy và bồi dưỡng vốn sống cho các em trước hết 
đó là vốn sống trực tiếp: cho các em quan sát, trải nghiệm những gì các em sẽ phải 
viết.
 Ví dụ hướng dẫn các em quan sát con đường trước khi yêu cầu các em tả nó. Tất 
nhiên giáo viên cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng của 
các em. Nhưng trí tưởng tượng dù có bay bổng đến mấy vẫn phải có cơ sở bắt 
nguồn từ thực tiễn. Người giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm 
hứng khơi dậy suy nghĩ trong các em như khi quan sát một cảnh vật, một bông hoa 
đang nở, một đàn trâu đang gặm cỏ, ông mặt trời thức dậy...
 Giáo viên tạo cho học sinh sự hứng thú và thói quen đọc sách . Đọc sách, các em 
không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những 
ước mơ tốt đẹp khơi dậy trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn. 
 *Là giáo viên dạy học tại điểm trường lẻ xa trường chính không có thư viện 
tại điểm trường tôi thường xuyên mượn các loại sách báo mới khuyến khích các 
em đọc thêm vào đầu giờ sinh hoạt hoặc các giờ ra chơi nhằm giúp các em vừa có 
hứng thú đọc sách vừa nâng cao vốn từ cũng như cách sử dụng câu ngày một hay 
hơn phù hợp hơn.
b.3/ Tăng cường kiến thức kĩ năng Tiếng Việt: 
b.3.1 Tăng cường vốn kiến thức- kĩ năng từ ngữ trong dạy luyện từ và câu:
 * Tiến hành phân loại nhận diện từ theo cấu tạo:
 Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra từ đơn và từ đa âm.
 Phân loại nhóm từ đa âm phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ: 
Nếu có mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa là từ ghép. Nếu có mối quan hệ về âm là từ 
láy.
 Lưu ý ở tiểu học, những từ thuần Việt như tắc kè, bồ hóng, bồ kết... hay những 
từ vay mượn: mì chính, xà phòng, mít tinh...là những từ mà cả 2 tiếng đều không 
có quan hệ cả về nghĩa lẫn về âm, vì vậy những từ này không được dùng làm ngữ 
liệu để ra bài tập. Nếu HS chủ động đưa ra để hỏi thì giáo viên trả lời đó là một từ 
ghép đặc biệt: từ ghép ngẫu hợp
các từ 2 tiếng có sự giống nhau nào đó về âm như chôm chôm, thằn lằn, ba ba, 
ngày ngày, gật gật...đều được xem là từ láy.
 Các kiểu từ như ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn... đều được xem là từ láy và được giải 
thích nó giống nhau ở chỗ cùng vắng khuyết phụ âm đầu.
 Những từ như cong queo, cuống quýt,... cũng là từ láy có phụ âm đầu viết dưới 
dạng thức các con chữ khác nhau.
 Về phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại;
 Từ ghép tổng hợp: Giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập, mang tính tổng hợp, 
khái quát.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong.docx