Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật Lớp 5

doc 18 trang thanh 18/01/2024 1962
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật Lớp 5
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt Kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật lớp 5
 Phần thứ nhất : MỞ BÀI
 I. Đặt vấn đề
 Với chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học, các môn nói 
chung và môn Mĩ thuật nói riêng được xây dựng một cách hợp lý, khoa học, đáp 
ứng mục tiêu đào tạo và được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận một cách 
hào hứng, phù hợp với xu thế hội nhập. Hiện nay, giáo dục Kĩ năng hợp tác 
trong môn Mĩ thuật luôn chiếm một vị trí quan trọng, vì nó cũng là một phần 
quan trọng trong việc giáo dục Kĩ năng sống hiện nay.
 Như chúng ta đã biết ông cha ta thường nói “Một cây làm chẳng nên non 
– Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Thật vậy, hợp tác với nhau cùng làm một 
việc gì đó cho dù khó khăn đến đâu mà mọi người biết đồng sức, đồng lòng giải 
quyết thì ắt sẽ thành công. Hiện nay, dạy học mĩ thuật theo phương pháp dạy 
học Đan Mạch, thì kĩ năng hợp tác là một phần quan trọng trong giáo dục học 
của môn mĩ thuật. Học tập theo phương thức hợp tác nhóm phần nào sẽ khắc 
phục được những hạn chế như tính ích kỉ cá nhân, rút ngắn thu hẹp khoảng cách 
giữa bản thân với bạn bè, không tin tưởng bạn, chia sẽ khó khăn với bạn học, 
hoặc không tự tin vào chính bản thân mình... Ngày nay học hợp tác nhóm đang 
được áp dụng ngày càng nhiều vào nhà trường và đã trở thành một trong những 
phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất. Muốn làm được điều này học sinh cần 
phải chăm chỉ thực hành, tích lũy kiến thức hằng ngày để trang bị nhiều kĩ năng 
sống trong tương lai.
 Để giúp các em thực hiện tốt hơn sản phẩm chung của nhóm trong thời 
gian nhất định, làm việc nhóm sao cho hiệu quả thì bản thân tôi lựa chọn nghiên 
cứu kĩ năng hợp tác. Làm cách nào, làm như thế nào và làm gì để học sinh học 
tập ngày một đạt kết quả cao hơn, đáp ứng xu thế phát triển toàn diện của xã hội, 
của đất nước. Đó là điều mà ai cũng mong muốn từ tiết học Mĩ thuật. Là một 
giáo viên giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp 
để giúp phát triển kĩ năng hợp tác cho HS trong quá trình học tập nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục của môn Mĩ thuật. Nên tôi đã mạnh dạn xây dựng nội dung 
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn 
Mĩ thuật lớp 5” là một vấn đề tôi rất tâm đắc và chọn làm đề tài nghiên cứu của 
mình.
 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
 Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, 
kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò 
trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. 
 1
GV : Hồ Thị Kim Oanh Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt Kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật lớp 5
 Rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết 
của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi 
luyện những kĩ năng sống, qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an 
toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống 
để bước vào đời tự tin hơn.
 Chính vì thế, việc định hướng cho các em biết hợp tác tốt để làm việc, để 
tạo ra được một sản phẩm sâu sắc về chủ đề, đó là yếu tố cần thiết, giúp các em 
luôn xây dựng môi trường văn hóa mà ở đó mỗi người học biết cách tôn trọng 
những giá trị chung, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích 
cực”. Đó là lí do tôi chọn đề tài và chia sẻ kinh nghiệm cùng với mọi người.
 II. Thực trạng vấn đề
 a) Về phía học sinh
 Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh rất thích được làm việc cùng 
nhau, chia sẻ công việc, được thể hiện các sản phẩm chung của nhóm, cùng giúp 
nhau tiến bộ trong học tập. Nhưng xu thế hiện nay, phần lớn các em thuộc gia 
đình ít con, được chăm sóc chu đáo, ít phải tham gia các hoạt động tập thể, công 
việc nhỏ trong gia đình. Thực tế cho thấy, một số học sinh chưa được trải 
nghiệm trong các việc làm hàng ngày, không hoặc chưa tự phục vụ cho cá nhân 
cũng như giúp đỡ cha mẹ và ông bà, chưa cộng tác với ai làm việc cụ thể nào đó 
hay nói cách khác là làm việc với đồng đội như thế nào..., bên cạnh đó nhiều em 
chưa va chạm với bên ngoài xã hội, một số gia đình ít con, được sự ưu ái của gia 
đình nên ít hoặc chưa chia sẻ công việc với ai, dẫn đến các em còn e ngại, rụt rè 
trong hợp tác. Nhiều em chưa ý thức được việc cá nhân trong một nhóm phải 
làm những gì, học những gì, hợp tác với bạn ra sao; trong quá trình làm nhóm 
thì phải bắt đầu từ đâu, làm việc gì cần thiết trước, sau ra sao. Số ít còn ỉ lại cho 
bạn hoặc đùn đẩy công việc, đùn đẩy trách nhiệm về kết quả học tập, cụ thể là 
sản phẩm mĩ thuật do nhóm làm ra. (Có bảng thống kê sự hợp tác giữa các thành 
viên khi tham gia hoạt động nhóm cùng kì các năm kèm theo ở mục a trang 13). 
 Nhưng bên cạnh đó đa số học sinh là con em đóng trên địa bàn thị trấn, 
được sự quan tâm của gia đình, đã định hướng, giáo dục, động viên giúp các em 
bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về 
mọi mặt của học sinh. Đối tượng học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, đa số các em 
nhanh nhẹn, ý thức học tập và làm bài tốt. Tự giác vươn lên trong học tập, phát 
huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho sản phẩm của mình 
tạo ra.
 b) Về phía giáo viên
 3
 Gv : Hồ Thị Kim Oanh Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt Kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật lớp 5
thành sản phẩm của nhóm như thế nào. (Nếu chủ đề có 3 tiết thì ta thực hiện 
tương tự.) 
 - Tiết 1 : Thảo luận, tìm nội dung thể hiện của tác phẩm, tiến hành vẽ, 
nặn, xé hình,... cá nhân về hình ảnh nhân vật gắn liền với hoạt động cụ thể của 
chủ đề.
 - Tiết 2 : Tiến hành làm theo nhóm để hoàn thành sản phẩm nhóm (tìm 
cách sắp đặt hình sao cho phù hợp, tìm mảng hình, màu sắc,..) 
 - Tiết 3 : Tiếp tục hoàn thành sản phẩm và tập viết nội dung của sản 
phẩm, luyện tập để trưng bày (mỗi cá nhân tự viết lời thoại của nhân vật mình 
vẽ, nặn,... cùng đưa ra trong nhóm để thống nhất viết thành truyện hay kịch 
bản,..).
 - Tiết 4 : Tiến hành trưng bày sản phẩm (đánh giá mức độ hợp tác, kĩ năng 
làm việc của các thành viên thông qua sản phẩm). 
 2. Hình thành nhóm
 Nhằm giúp các em tập trung tháo gỡ những vấn đề khó khăn, mà cá nhân 
không thể giải quyết hết số lượng công việc trong một thời gian nhất định. Giúp 
nhóm làm việc nhanh nhẹn, tìm được ý tưởng chủ đề và thống nhất cao trong 
việc lựa chọn nội dung thực hiện bài, vừa đảm bảo theo yêu cầu lại vừa đảm bảo 
hoàn thành sản phẩm trước thời gian quy định. Hoạt động nhóm nhiều hình thức 
khác nhau để học sinh được hợp tác với nhiều bạn khác nhau, được giao lưu học 
hỏi bạn bè mình. Càng nhiều hình thức chia nhóm thì giúp các em dần dần tìm 
được những bạn có cùng ý tưởng và cách làm việc tương đồng như chính các 
em. Từ đó, dẫn đến các em sẽ hợp tác tốt cùng nhau làm việc đạt hiệu quả cao 
hơn. Một số hình thức chia nhóm như sau: Chia theo số điểm danh, theo các sắc 
màu, theo các loài hoa, theo sở thích,...
 Ngoài ra còn chia nhóm theo trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm giới tính,.. 
mỗi nhóm số học sinh càng ít thì hiệu quả sẽ cao hơn (khoảng 3 em đến 5 em), 
các em có trách nhiệm nhiều hơn với công việc của mình.
 Tạo thành nhóm nhỏ và thảo luận nhóm, chọn nội dung thực hành
 5
 Gv : Hồ Thị Kim Oanh Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt Kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật lớp 5
 Sau thời gian thực hành cá nhân, tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện để 
giúp các em đẩy nhanh tiến độ công việc. Xem lại nội dung của mình đã hoàn 
chỉnh chưa, cần bổ sung những gì để đảm bảo cho tiết học tiếp theo bằng cách : 
để bạn học nhận xét kết quả cần đạt của sản phẩm trong tiết học, khắc phục như 
thế nào để sản phẩm của mình hoàn chỉnh. Yêu cầu tổ tự đánh giá mức độ hoàn 
thành của nhóm cũng như chất lượng của bài làm. Đánh giá sự làm việc nghiêm 
túc, chăm chỉ của các thành viên, chú ý việc bảo đảm lớp học sạch, đẹp.
 3.2. Hoàn thành sản phẩm nhóm
 Thời gian này mỗi cá nhân đều phải tích cực tham gia, tự giác làm việc, 
nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ đã 
được nhóm phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong 
quá trình hoạt động. Sau khi các em đã lựa chọn nội dung thể hiện, giáo viên 
không phó mặc mà tiến hành tư vấn để nhóm cùng nhau phát triển thêm đúng 
chủ đề, không bị chệch hướng. Nhắc nhở các em nếu đã có lựa chọn nghiêm túc, 
thì hãy hoàn thành chủ đề cụ thể của nhóm nhanh nhất có thể. 
 Mỗi cá nhân một công đoạn về Cuộc sống quanh em
 Lúc này sự phối hợp nhịp nhàng của nhóm đòi hỏi cao hơn, cả nhóm cùng 
nhau thảo luận cách sắp đặt sao cho phù hợp, có nhóm chính, nhóm phụ, địa 
điểm diễn ra ở đâu vào thời gian nào, ... sau đó từng em làm nhiệm vụ khác 
nhau: em cắt hình, em thì phác hình nền và hình ảnh phụ theo hình thức 2D hoặc 
3D,... tất cả sắp đặt theo ý tưởng của nhóm và tiến hành dán hình, sắp đặt hình,... 
tô màu để hoàn thành sản phẩm.
 Qua những việc làm trên giúp các em biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, 
đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm để hình 
thành nội dung sản phẩm.
 Kết hợp nhóm để hoàn thành sản phẩm Cuộc sống quanh em
 7
 Gv : Hồ Thị Kim Oanh Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt Kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật lớp 5
 3.4. Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại đối với sản phẩm 
do nhóm tạo ra. 
 Đây là tiết cuối cùng để đánh giá năng lực và nhìn nhận lại thành quả lao 
động hợp tác giữa các thành viên trong nhóm...
 Tạo cho các em có sân chơi và trải nghiệm thực tế của cá nhân cũng như 
của nhóm. Đánh giá sản phẩm là thước đo chất lượng của người học cũng như 
chất lượng của sản phẩm qua cả một quá trình hoạt động học tập nhóm. Mục 
đích giúp các em nhìn nhận lại vấn đề cũng như ưu điểm và mặt hạn chế, cần 
khắc phục ở điểm nào trong thời gian tới. Phần trưng bày có thể kết hợp sức 
mạnh của cả nhóm, cùng nhau thực hiện giới thiệu sản phẩm nhóm.
 Mỗi nhóm coi đây là sự thi đua trong lớp, là sự thi đua của các cá nhân, 
tìm kiếm sự sáng tạo vượt trội trong sáng tạo hình, sáng tạo về màu và sắp xếp 
bố cục, cũng như là sự kết hợp diễn xuất và viết văn hay, thuyết trình tốt, tự tin 
đứng trước mọi người nói không ngại ngần, hoặc đóng kịch tự nhiên, có tính 
logic, lôi cuốn người xem,...
 Đóng kịch và múa rối cho phần giới thiệu sản phẩm
 Cuộc phỏng vấn sau mỗi lần các em giới thiệu sản phẩm là mục đích để 
các nhóm học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong học tập. Những câu hỏi vì sao 
dành cho các nhóm được chính các em tháo gỡ và nhìn nhận được vấn đề cần 
thực hiện lại, làm lại cho sản phẩm đẹp hơn. 
 Lớp đặt câu hỏi phỏng vấn nhóm 
 9
 Gv : Hồ Thị Kim Oanh Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt Kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật lớp 5
 Để giải quyết một vấn đề nào đó các cá nhân đưa ra nhận định chủ quan 
của mình trước tập thể, sau đó tập hợp chung các ý kiến chủ thể tạo thành một 
thể thống nhất. Từ đó tất cả các cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ riêng, tiếp đến 
các sản phẩm của các cá nhân tạo thành một sản phẩm chung hoàn chỉnh của 
nhóm. 
 Các công đoạn và thời gian được thực hiện cụ thể vào từng thời điểm 
khác nhau mà giáo viên giúp cho học sinh hình thành thói quen qua các tiết học. 
Qua đó học sinh ngày càng tự tin trong làm việc nhóm, kết hợp nhịp nhàng, biết 
phân việc cho từng thành viên và tiến hành hoàn thành sản phẩm nhanh nhất có 
thể. Các tổ cùng thi đua trổ tài, sử dụng nhiều chất liệu tạo hình làm cho sản 
phẩm phong phú, để lại ấn tượng cho người xem, (các sản phẩm học sinh kèm 
theo ở trang 16).
 Tính mới của giải pháp không chỉ có ở từng giai đoạn thực hiện cá nhân 
độc lập, kết hợp thực hiện giữa cá nhân với với cá nhân, mà còn tùy vào từng sự 
lựa chọn ý đồ thể hiện của sản phẩm. Vì vậy, phần trưng bày trở nên phong phú 
hơn, có thể còn kết hợp một hoặc nhiều cá nhân cùng tham gia giới thiệu sản 
phẩm thông qua các hình thức sau : Đóng kịch, sắm vai, múa rối,... 
 Giới thiệu sản phẩm có thể là một em, hai em, hay nhiều em cùng kết hợp
 V. Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm
 - Đối với Học sinh
 Trong những năm qua bản thân đã giảng dạy phương pháp dạy học Đan 
Mạch cho học sinh khối 5 tại trường Tiểu học Krông Ana, tôi nhận thấy được 
hiệu quả của giải pháp như sau :
 Tạo được sự thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữa 
giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hội cho mọi đối 
tượng học sinh cùng tham gia.
 Các em làm việc nghiêm túc hơn, có thái độ hợp tác, thiện chí và trách 
nhiệm của từng cá nhân trong quá trình làm việc theo nhóm. Sẵn sàng nhận 
nhiệm vụ và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ trong nhóm giao cho. Sản phẩm 
nhóm ngày càng được các em chú trọng và đầu tư có chất lượng. 
 11
 Gv : Hồ Thị Kim Oanh Trường TH Krông Ana

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_phat.doc