Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân

doc 26 trang thanh 28/12/2023 2711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân
 MỤC LỤC
 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 3
2.Thực trạng
 2.1. Thuận lợi - khó khăn 4
 2.2. Thành công - hạn chế 5
 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu 6
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra 7
3. Giải pháp, biện pháp:
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 10
 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 21
 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 21
 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 22
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 22
2.Kiến nghị 23
Tài liệu tham khảo 26
 1
 Trường Tiểu học Tây Phong - Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Đưa ra một số biện pháp, giải pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 
số thập phân từ đó giúp HS nắm chắc được khái niệm số thập phân, nắm được 
cách làm, thực hiện các bước trong phép tính theo thứ tự, nắm chắc quy tắc thực 
hiện phép tính chia số thập phân, viết số đẹp, đặt dấu phẩy đúng vị trí. Để đạt 
được kết quả tốt nhất tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo linh hoạt trong 
phương pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với từng đối 
tượng học sinh. Với mục tiêu duy nhất là giúp học sinh học tốt hơn, đạt kết quả 
cao hơn, để tiếp tục áp dụng vào các bài tập có liên quan đến số thập phân ở các 
phần sau và học tốt ở các lớp trên.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Phần chia số thập phân
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Các phương pháp dạy chia số thập phân cho học sinh khối lớp 5 trường 
Tiểu học Tây Phong (Từ năm học 2013 – 2014 đến nay).
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp đàm thoại
 Phương pháp điều tra và thống kê
 Phương pháp tra cứu tài liệu
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 3
 Trường Tiểu học Tây Phong - Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân
luôn được các đồng nghiệp, học sinh, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ. 
Bên cạnh đó bản thân được làm công tác chủ nhiệm liên tục ở khối lớp 5 nên có 
điều kiện theo dõi và tìm ra các giải pháp hữu hiệu. 
 Đa số học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học tập, nhiều học sinh yêu thích 
học toán, có hứng thú, năng khiếu môn học. Bên cạnh đó, môn Toán được nhiều 
cha mẹ học sinh quan tâm nên thường xuyên chú trọng kèm cặp rèn giũa cho các 
em hàng ngày.
 Trường Tiểu học Tây Phong đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội 
khó khăn, tổng số học sinh khối lớp 5 năm học 2013 – 2014 là 52 em trong đó 
số học sinh dân tộc thiểu số là 25 em chiếm 48,1%; tổng số học sinh khối lớp 5 
năm học 2014 – 2015 là 63 em trong đó số học sinh dân tộc thiểu số là 28 em 
chiếm 44,4%. Trường Tiểu học Tây Phong có 3 điểm trường, điểm trường Buôn 
Cuê có 80 – 90% là học sinh dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu chậm, một số 
em chưa chú trọng đến việc học ở trên lớp cũng như ở nhà. Bên cạnh đó, một số 
hộ dân có trình độ văn hóa thấp, cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học hành 
của con cái mình, học sinh đi học không chuyên cần thường nghỉ học theo mùa 
vụ, theo gia đình đi làm ăn nơi khác, bỏ học đi làm thuê,... nên khi trở về tham 
gia học tập trở lại các em gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong tính toán. 
 Với học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS), một số học sinh lưu ban nhiều 
năm dẫn đến tình trạng học quá tuổi, các em có tâm lí ngại ngùng với cô giáo do 
đó không hợp tác với giáo viên trong quá trình học tập. 
 2.2. Thành công - hạn chế
 Học sinh nắm được các hàng, phần của số thập phân, cách thực hiện phép 
chia. Bên cạnh đó, học sinh có hứng thú trong việc học toán do đó các em tự tin 
hơn khi thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, bài tập do giáo viên đưa ra 
và hơn nữa là các bài tập nâng cao liên quan đến phép chia số thập phân. Một số 
em đã mạnh dạn tham gia các cuộc thi về môn Toán như: Cuộc thi phát hiện học 
sinh năng khiếu, thi giải Toán trên Internet, 
 Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư, tìm tòi các phương pháp dạy học hữu 
hiệu giúp học sinh nắm được phần chia số thập phân. 
 5
 Trường Tiểu học Tây Phong - Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân
giảng, thao giảng để giáo viên trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau 
nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
 Giáo viên ý thức được vai trò trách nhiệm của mình nên luôn chú trọng đến 
công tác tự học tự rèn, bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ. 
 Đa số học sinh đã có ý thức tập trung theo dõi nghe cô giáo giảng bài, nắm 
bài ngay tại lớp và biết thắc mắc với cô giáo khi chưa hiểu bài.
 Chia số thập phân là một trong những dạng toán khó trong chương trình lớp 
5 nên nhiều em còn lúng túng trong việc tiếp thu, lĩnh hội bài học. Một số học 
sinh chưa tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức nhất là với kiến thức khó nên tạo 
lỗ hổng trong kiến thức. Bảng cửu chương chưa thuộc hoặc thuộc nhưng vận 
dụng chưa linh hoạt cũng gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. Một 
số em nắm chưa tốt quy tắc chia số tự nhiên nên chuyển sang chia số thập phân 
còn lúng túng. 
 Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm 
đến việc kèm cặp con em mình học tập thêm ở nhà.
 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Trường Tiểu học Tây Phong đóng trên địa bàn xã Băng Ađrênh, trường có 
3 lớp 5, mỗi lớp nằm ở một phân hiệu. Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm 
đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên như thường xuyên tổ 
chức các buổi chuyên đề các cấp, hội giảng, thao giảng, để giáo viên trao đổi, 
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn chú ý đến công tác tự học tự rèn 
của giáo viên để kịp thời giúp đỡ khi giáo viên gặp khó khăn, đặc biệt là những 
giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Đa số giáo viên 
trong tổ chuyên môn trẻ, nhiệt tình, được đào tạo bài bản, luôn tích cực học hỏi 
kinh nghiệm, thường xuyên học hỏi những phương pháp mới nhằm tự nâng cao 
tay nghề của mình. 
 Bản thân luôn cố gắng tự học, tự rèn, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp học 
hỏi kinh nghiệm, không ngừng tìm kiếm những phương pháp, hình thức dạy học 
mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, tôi nắm bắt được đối 
tượng học sinh mình dạy, biết vận dụng các văn bản hướng dẫn thực hiện 
chuyên môn: hướng dẫn 5842, Thông tư 30, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Giáo dục 
 7
 Trường Tiểu học Tây Phong - Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân
chuẩn bị bài trước khi đến lớp nên các em cảm thấy khó khăn khi tiếp thu những 
kiến thức tiếp theo.
 Thời gian học ở lớp rất ít nên học sinh không được thực hành luyện tập 
nhiều do đó các em chỉ được tiếp cận những kiến thức mới mà không được củng 
cố, khắc sâu những kiến thức đó, những em có khả năng tiếp thu chậm sẽ khó 
theo kịp được các bạn từ đó dẫn đến tâm lí chán nản. Ngoài ra một số giáo viên 
nói quá nhiều trong tiết học, với tâm lí sợ học sinh không hiểu bài dẫn đến tình 
trạng học sinh ỷ lại, chủ quan không có ý thức tự học.
 Nhiều em chưa có ý thức trong việc tự học trên lớp cũng như ở nhà, do đó 
vẫn còn tình trạng học trước quên sau không ghi nhớ kiến thức cũ dẫn đến tình 
trạng hổng kiến thức cơ bản ngay từ ở các lớp dưới nên việc tiếp thu kiến thức 
số thập phân lúng túng, khó khăn.
 Trong phép chia số thập phân có nhiều dạng như: Chia một số thập phân 
cho một số tự nhiên, chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, , chia một số tự 
nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm đợc là một số thập phân, chia một số 
tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân. Do 
có nhiều dạng nên gây khó khăn trong việc tiếp thu, các em hay nhầm lẫn giữa 
các dạng; chia có nhiều chữ số tuy nhiên khả năg ước lượng thương chưa tốt dẫn 
đến kết quả học tập chưa cao.
 Trường Tiểu học Tây Phong thuộc xã Băng Ađrênh là một xã thuộc vùng 
khó khăn của huyện Krông Ana, đa số học sinh là con em của gia đình có bố mẹ 
là nông dân. Một phần vì cuộc sống khó khăn một số phụ huynh phải lo bươn 
chải kiếm sống, mặt khác họ xem nhẹ việc học vì các em còn ở lớp nhỏ chưa 
cần thực sự quan tâm sâu sắc. Phần lớn các trường hợp này rơi vào các em có 
khả năng tiếp thu chậm.
 Tại điểm trường Buôn Cuê, một số cha mẹ học sinh còn bắt các em nghỉ 
học thường xuyên để giúp đỡ gia đình như trông em, giữ nhà, hái rau, chăn trâu, 
bò  Họ giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường và thầy cô. Bên cạnh đó, 
chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
 Qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán hai lớp 5C và lớp 
5A tôi thu được kết quả như sau:
 9
 Trường Tiểu học Tây Phong - Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân
linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học.
 Trong giờ học giáo viên cần tránh nói nhiều và làm việc thay học sinh. 
Nhất là lúc chữa bài tập, cần để học sinh tự tham gia đánh giá kết quả học tập 
của bạn và của bản thân. Kịp thời khen ngợi, động viên HS khi các em có sự tiến 
bộ đặc biệt là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số và học sinh có khả năng tiếp 
thu chậm giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
 Trong giờ dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ 
chức một cách hợp lí và có hiệu quả. Sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác 
nhau phù hợp với từng tiết dạy, từng bài tập. 
 Ví dụ: Chia nhóm đủ trình độ để học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu. Những 
bài tập có mức độ khó cho nhóm học sinh khá, giỏi, bài tập có mức độ trung 
bình cho nhóm học sinh còn lại. Giáo viên thường xuyên theo dõi và giúp đỡ 
học sinh yếu.
 Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh (đặc biệt là những em có 
khả năng tiếp thu chậm) nhằm phối hợp với cha mẹ học sinh có kế hoạch giúp 
con em mình đạt được kết quả tốt trong học tập. 
 Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo: để nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, 
phụ đạo, bản thân đã tìm hiểu kết quả học tập theo nhận xét của giáo viên lớp 4; 
trên cơ sở khảo sát nắm chắc các đối tượng để từ đó bồi dưỡng những kiến thức 
bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới. Đặc biệt rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ 
bản bằng cách thường xuyên kiểm tra bảng cửu chương và khả năng vận dụng 
của các em. Tôi chú ý rèn nhiều cho các em kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh nhằm 
tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình Toán lớp 5.
 * Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh học thuộc bảng cửu chương và nắm 
chắc khái niệm số thập phân
 - Bảng cửu chương là một trong những phần kiến thức học sinh được làm 
quen từ lớp 2, việc học thuộc bảng cửu chương giúp các em tính toán một cách 
nhanh chóng, vận dụng giải tốt các bài toán có lời văn.
 Đa số học sinh không thực hiện được hoặc thực hiện sai phép chia số thập 
phân là do các em không thuộc bảng cửu chương. Do đó, trước mỗi buổi học tôi 
thường dành ra 10 - 15 phút cho các em đọc lần lượt các bảng cửu chương. Bên 
 11
 Trường Tiểu học Tây Phong - Giáo viên: Nguyễn Thị Ngân

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5.doc