Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt Lớp 5 theo mô hình VNEN

doc 28 trang thanh 18/01/2024 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt Lớp 5 theo mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt Lớp 5 theo mô hình VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt Lớp 5 theo mô hình VNEN
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 Mục lục 1
 I. Mở đầu 3
 1. Lý do chọn đề tài 3
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4
 3. Đối tượng nghiên cứu 4
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
 5. Phương pháp nghiên cứu 5
 II. Nội dung 5
 1. Cơ sở lý luận 5
 2. Thực trạng 6
 2.1. Thuận lợi- khó khăn 6
 2.2. Thành công- hạn chế 7
 2.3. Mặt mạnh- mặt yếu 7
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 8
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt 8
 ra
 3. Giải pháp, biện pháp 9
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9
 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 22
 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 22
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 1 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
 I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục Tiểu học là một trong các hình thức giáo dục trong hệ thống 
giáo dục phổ thông. Xác định mục tiêu Giáo dục Tiểu học, trong điều 27, luật 
Giáo dục 2011 đã quy định rõ: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình 
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí 
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học 
cơ sở”.
 Tiếng Việt là một trong các môn học có vai trò đặc biệt ở bậc Tiểu học, 
điều đó được thể hiện qua thời lượng giảng dạy qua từng khối lớp, nó là phương 
tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Môn Tiếng 
Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, thể 
hiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Cung cấp cho học sinh những kiến thức 
sơ giản về Tiếng Việt và các hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người. Môn 
Tiếng Việt còn là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp ở học sinh, 
giúp học sinh chủ động, tự tin, mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình. Từ đó giúp 
học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản khác. Với mục tiêu cuối 
cùng là bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong 
sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người 
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc dạy và học môn Tiếng Việt 
hiện nay đang gặp những khó khăn: Hạn chế dễ thấy nhất là việc dạy và học 
khuôn mẫu, máy móc, thiếu tính chân thực. Học sinh ngay cả người lớn trong 
giao tiếp, trong các văn phong vẫn còn diễn đạt lủng củng, sử dụng câu chưa 
đúng kết cấu ngữ pháp, chưa đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn; học sinh học 
theo câu mẫu, bài văn mẫu quá nhiều, học theo khuôn mẫu nhất định, cảm thụ ít, 
không có sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân. Học sinh học chữ nhiều, phát triển 
con người ít do đó phát triển các kỹ năng giao tiếp cho học sinh còn hạn chế (nói 
không rõ ý, viết không thành câu, diễn đạt rườm rà, khó hiểu,). Rõ ràng các 
em vẫn chưa phát huy hết khả năng và tính chủ động của mình trong học tập, 
khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế. 
 Đặc biệt khi học sinh học tập theo mô hình trường học mới- VNEN, một 
mô hình tổ chức dạy học theo nhóm, mô hình đặt học sinh vào môi trường học 
tập tích cực giúp các em rèn được các kỹ năng. Từ đó giúp học sinh học hỏi lẫn 
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 3 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
 Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
 Thời gian: Năm học 2013-2014 và 2014-2015
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra phỏng vấn
 - Phương pháp thống kê toán học
 - Phương pháp thực hành giao tiếp
 - Phương pháp tổng hợp 
 II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Môn Tiếng Việt có một vị trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học, điều 
đó được thể hiện ở thời lượng giảng dạy trong từng khối lớp và nó làm công cụ 
để học các môn khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là:
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt 
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của 
lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác 
tư duy.
 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những 
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt 
Nam và nước ngoài.
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 5 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
 - Một số em chưa thực sự quan tâm và chú ý môn Tiếng Việt.
 - Ý thức môn số em chưa cao, chưa có sự tích cực và hợp tác trong giờ học.
 Từ phía phụ huynh:
 - Một nét tâm lí chung của các phụ huynh muốn con học thêm về toán và 
các môn tự nhiên. Một vài phụ huynh điều kiện kinh tế còn khó khăn chưa có sự 
đầu tư cho con em mình. 
 - Phụ huynh ở vùng nông thôn hạn chế trong việc mua sách cho việc đọc 
của các con. Hiếm thấy gia đình đầu tư được cho con em mình tủ sách để phục 
vụ cho việc học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
 2.2. Thành công, hạn chế 
 * Thành công
 - Nâng cao được hiệu quả trong hoạt động học tập của học sinh. Học sinh 
nắm được những sai sót của mình và khắc phục theo sự hướng dẫn, hỗ trợ của 
giáo viên.
 - Những kỹ năng của học sinh, trong đó có kỹ năng giao tiếp, hợp tác 
được cải thiện thông qua mỗi giờ dạy.
 - Phát triển được ngôn ngữ nói và viết được cho học sinh.
 * Hạn chế
 - Giáo viên hạn chế về thời gian trong tiết học nên không quan tâm, 
hướng dẫn cho tất cả các học sinh.
 - Trình độ của học sinh không đồng đều nên chưa mang lại hiệu quả tối đa 
cho mỗi giải pháp.
 - Một số em chưa có ý thức cao trong học tập nên chưa hợp tác tốt trong 
tiết học.
 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh 
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 7 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
 Học tập theo mô hình trường học mới VNEN, học sinh phát huy được tinh 
thần học tập tích cực, tự giác, chia sẻ, hợp tác, sáng tạo. Giáo viên chỉ là người 
hỗ trợ, hướng dẫn, gợi mở cho các em. Học sinh được khuyến khích tự nhận xét 
bản thân và nhận xét bạn. Khi các em tự mình tìm ra điểm sai và tìm cách giải 
quyết thì kiến thức đó sẽ rất bền vững. Do đó mô hình VNEN góp phần nâng 
cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục trong đó 
có môn Tiếng Việt.
 Những khó khăn, vướng mắc trong dạy học môn Tiếng Việt là điều không 
phải mới. Nó xuất hiện đồng hành trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, yếu tố 
quyết định vẫn là cách làm đúng hướng và phù hợp của giáo viên, khơi gợi ở các 
em ý thức tự học. Luôn luôn động viên sự tiến bộ của các em, hướng dẫn dần 
dần cùng sự hợp tác, hỗ trợ của không gian lớp học, không gian sống của các em 
sẽ mang hiệu quả trong việc phát triển con người toàn diện, bồi dưỡng nhân 
cách và kỹ năng cho học sinh.
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Giải pháp này hướng đến các mục tiêu:
 - Tăng cường hiệu quả học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5.
 - Phát triển tốt các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp, 
hợp tác.
 - Phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, đáp ứng mục 
tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiên giải pháp, biện pháp
 - Học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức, ghi nhớ và khắc sâu được 
kiến thức. Từ đó vận dụng có hiệu quả vào trong các hoạt động giao tiếp và các 
hoạt động sử dung ngôn ngữ. Giáo viên là người định hướng, khơi gợi cho học 
sinh; hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn.
 - Tăng cường thêm các bài tập để khai thác đối tượng học sinh.
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 9 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
 - Đầu tiên cho học sinh tự nhắc lại định nghĩa của từ đồng nghĩa, từ nhiều 
nghĩa, từ đồng âm.
 - Nêu một số ví dụ để học sinh dễ hiểu kiến thức hơn.
 Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau và 
khác nhau. Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái.
 Ví dụ: Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một cái 
gì đó (Giữ gìn quần áo, bảo vệ quần áo)
 Tuy nhiên hai từ này có điểm khác nhau:
 + Bảo vệ phù hợp với đối tượng lớn trừu tượng, giữ gìn phù hợp với đối 
tượng nhỏ, quý (Giữ gìn đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt 
mình, Bảo vệ đất nước)
 Ví dụ : Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một 
cái gì đó (Giữ gìn quần áo; bảo vệ quần áo)
 + Bảo vệ có nét nghĩa ngăn ngừa, phòng chống, ngăn chặn sự tác động 
của bên ngoài; giữ gìn có tính chất thụ động giữ cái đã có, không có sắc thái 
chống lại thế lực bên ngoài (giữ gìn luận văn khác bảo vệ luận văn)
 Hoặc các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái. Giáo viên nên hỗ trợ để 
học sinh thấy rõ được nét nghĩa riêng dùng đúng cho từng trường hợp.
 Ví dụ: Cho, biếu, tặng: cho có sắc thái trung hòa, biếu có sắc thái kính 
trọng, tặng có sắc thái thân mật.
 Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùng 
các từ đồng nghĩa khác nhau. Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa không phải 
bao giờ cũng thay thế được cho nhau, chúng đồng nghĩa với nhau vì chúng vừa 
giống nhau vừa khác nhau.
 Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau nên 
dễ nhầm lẫn:
 Ví dụ: Ba (1) bố: Ba tôi rất thích đọc báo.
 (2) số từ: Số ba là con số không may mắn của tôi.
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 11 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
dõi, nhận xét và chỉnh sửa cho các khi bạn phát âm sai rồi báo cáo cho giáo viên. 
Giáo viên tổ chức luyện đọc thêm cho học sinh đọc còn chậm.
 Rèn kỹ năg đọc cho học sinh là cả một quá trình mà yếu tố quyết định là ở 
ý thức tự rèn của các em. Do vậy, giáo viên cần luôn nhắc nhở các em phải 
thường xuyên luyện đọc thêm ở nhà. Có đọc thêm ở nhà thì học sinh mới biết từ 
nào mình đọc sai để lên lớp sửa chữa. Ngoài ra phải bồi dưỡng cho các em ham 
thích đọc sách, ý thức tự đọc. Sưu tầm thêm sách báo để đọc. Tham gia thêm các 
Câu lạc bộ Tiếng Việt của trường, lớp để nâng cao khả năng đọc của mình.
 Giờ luyện đọc của các em học sinh trong một tiết Tiếng Việt
 Ví dụ: Khi dạy bài kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách, Tiếng Việt 5- 
tập 1B), học sinh dễ mắc các lỗi sai sau, giáo viên chú ý luyện đọc thêm cho học 
sinh những từ ngữ:
 - Lúp xúp (luyện đọc đúng vần)
 - Giang sơn vàng rợi, màu sắc sặc sỡ rực lên, nấm dại, chồn sóc, rừng 
rào rào chuyển động (luyện âm đầu và cụm từ)
 Đọc diễn cảm là kỹ năng cao nhất trong luyện đọc. Thông qua nhiều hình 
thức: Luyện đọc diễn cảm đoạn văn (khổ thơ) em thích nhất, luyện đọc diễn cảm 
cả bài hoặc đọc phân vai, đóng kịch (đối với những văn bản nhiều lời thoại). 
Giáo viên chú ý cho học sinh về sắc thái giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng, nét 
mặt, của chỉ khi đọc.
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_t.doc