Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán Lớp 5

doc 17 trang thanh 14/01/2024 2110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán Lớp 5
 Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục nước ta đã và đang trên con đường đổi mới đồng bộ và toàn diện 
về nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Đó là việc 
làm nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nguồn nhân tài cho 
Đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
 Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo; sự đổi mới 
phương pháp dạy học nên đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học tập và 
nghiên cứu khoa học để đáp ứng những yêu cầu mới trong tình hình mới. 
Chương trình toán Tiểu học dành cho học sinh khá giỏi là một trong những dạng 
toán khó. Muốn nắm được các cách giải của dạng toán này học sinh phải nắm 
vững các kiến thức toán cơ bản và các dạng toán đã học. Trong khi đó nhiều em 
còn khó khăn lúng túng khi gặp một số bài toán nâng cao này.
 Để nâng cao chất lượng giáo dục cần đầu tư nâng cao chất lượng đại trà 
bằng nhiều phương pháp, song đầu tư cho chất lượng mũi nhọn để phát hiện, 
chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. 
Trong những năm học gần đây Phòng Giáo dục huyện Krông Ana thường xuyên 
tổ chức các kì thi phát hiện học sinh năng khiếu cấp Tiểu học để nhằm tôn vinh 
năng lực cho các em. Vì vậy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để 
tạo nên nhân tài cho đất nước và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của 
ngành giáo dục huyện nhà nói chung và đặc biệt là trường Tiểu học Lý Tự 
Trọng nói riêng. Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh lớp 4, lớp 5 tư duy của các em khá 
phát triển. Một số em khá, giỏi thích tìm tòi khám phá những cái mới. Đặc biệt, 
các bài toán khó thường rất hấp dẫn với các em. Các em dễ nhàm chán hoặc 
không hứng thú với những bài toán dễ và đơn giản. Mặt khác, để có được học 
sinh giỏi đạt giải cao trong các kì thi còn do nhiều yếu tố: Tố chất của học sinh, 
sự quan tâm của gia đình, việc bồi dưỡng của giáo viên... và không ngoại trừ yếu 
tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn. 
Theo tôi điều quan trọng hơn cả là phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức 
trước khi đi thi. Song bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì? Bồi dưỡng 
như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn nan giải.
 Từ những lí do phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh 
nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5” làm đề tài nghiên cứu và 
thực hiện trong năm học này.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài`
 Mục tiêu
 Nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của môn Toán Tiểu học. Mối 
GV: Lê Thị Thảo 1 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5
 II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
 Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục trong thời kì đổi mới là nhằm 
xây dựng và đào tạo những con người, thế hệ có năng lực tiếp thu tốt những tinh 
hoa văn hoá của nhân loại. Phát huy tiềm năng dân tộc và tính tích cực cá nhân, 
làm chủ tri thức, có khả năng thực hành giỏi, có tư duy sáng tạo có tác phong 
nhanh nhẹn, có tính tổ chức kỉ luật để thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá đất nước.
 Nghị quyết TW II chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và 
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của 
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, các phương tiện hiện 
đại vào quá trình học”. Vì vậy việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng là một 
nhiệm vụ quan trọng của giáo viên tiểu học. Nhờ các định hướng cơ bản của 
thầy cô mà các em có điều kiện để bộc lộ khả năng của mình. Nếu gia đình, nhà 
trường và xã hội kịp thời phát hiện và bồi dưỡng thì sẽ làm cho niềm say mê học 
tập của các em trỗi dậy cao hơn. Ngược lại, nếu ta không phát hiện được thì tài 
năng của các em sẽ mất dần đi và các em không phát huy được khả năng vốn có 
của mình trong học tập. Nhân tài của đất nước sẽ cạn kiệt. Mặt khác kết quả học 
sinh năng khiếu là thành tích và khẳng định được năng lực của giáo viên.
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi - khó khăn
a. Thuận lợi:
 Trong mấy năm học gần đây bản thân tôi đã được nhà trường giao nhiệm 
vụ bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Toán lớp 4, 5. Bản thân đã có kế hoạch 
phát hiện và bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.
b. Khó khăn:
 Việc bồi dưỡng học sinh năng khiểu còn nhiều vất vả vì năng lực giáo 
viên còn hạn chế.
 Sự quan tâm của cha mẹ các em còn lơ là.
 Phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu chưa có hệ thống.
2.2 Thành công - hạn chế
a. Thành công
 Chất lượng học sinh năng khiếu được chọn lọc quan nhiều năm ở các lớp 
học dưới nên cơ bản có nền, có nguồn, Giáo viên có kế hoạch chủ động hơn 
trong việc bồi dưỡng.
 Học sinh yêu thích học Toán nâng cao, thích tìm tòi cái mới, cái hay và 
phát hiện ra nhiều cách làm bài sáng tạo hơn.
GV: Lê Thị Thảo 3 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5
tòi kiến thức qua sách, báo, mạng để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh 
năng khiếu. Nghiên cứu, lập kế hoạch phù hợp với đối tượng học sinh Giỏi nên 
chất lượng đội tuyển học sinh Giỏi ngày một nâng cao.
 Học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng ham học, các em có đầy đủ điều 
kiện cho việc học thích tìm tòi khám phá các kiến thức mới, hay. Cha mẹ các em 
quan tâm, thường xuyên đầu tư thời gian, vật chất để đáp ứng việc học của con 
em mình. Trang thiết bị phục vụ cho dạy học đầy đủ.
 Tuy vậy năng lực, trình độ của giáo viên bồi dưỡng học sinh năng khiếu 
chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay. Bản thân giáo viên còn phải 
kiêm nhiệm nhiều việc nên chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu chưa cao. 
Trong đội tuyển học sinh năng khiếu vẫn còn nhiều học sinh thuộc gia đình diện 
nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm đến việc học của con em mình. Các em 
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có khả năng tự học, tự rèn. 
Khả năng tư duy ở một số học sinh còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp thu các bài 
toán khó còn chậm, tính tự giác, khả năng tìm tòi, sáng tạo trong giải toán của 
một số em chưa cao.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu chi tiết, cụ thể 
phù hợp đối tượng học sinh. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng 
học sinh năng khiếu lớp 5.
 Tuyển chọn được đội tuyển học sinh năng khiếu có chất lượng.
 Giúp học sinh có kĩ năng phát hiện và giải được một số bài toán khó, hay.
 Phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia.
 Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Sau khi nghiên cứu kĩ kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Tôi đã 
thực hiện các biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu chi tiết, 
cụ thể phù hợp đối tượng học sinh:
 Nghiên cứu kĩ các công văn hướng dẫn về việc phát hiện học sinh năng 
khiếu từ đó giáo viên tự lập kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng 
học sinh.
 Tổ chức khảo sát chất lượng tất cả các lớp ngay từ đầu năm nghiêm túc để 
phân loại chính xác trình độ học sinh từ đó có kế hoạch tuyển chọn đội tuyển 
học sinh giỏi.
GV: Lê Thị Thảo 5 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5
 Đối với dạng toán Số và chữ số giáo viên cho học sinh tiếp cận các bài 
toán từ đơn giản đến phức tạp.
 Để làm rõ hơn phần trình bày ở trên, tôi xin nêu một vài ví dụ cụ thể sau:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh khi viết 1 số tự nhiên ta sử dụng mười chữ 
số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Chữ số đầu tiên kể từ bên trái của 1 số tự nhiên có 
hai chữ số trở lên phải khác 0.
Phân tích cấu tạo của một số tự nhiên:
ab = a x 10 + b
abc = a x 100 + b x 10 + c = ab x 10 + c
abcd = a x 1000 + b x 100 + c x 10 + d = abc x 10 + d = ab x 100 + cd
Ví dụ 1:
Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên trái 
số đó ta được một số lớn gấp 13 lần số đã cho.
Bài giải:
Gọi số phải tìm là ab. Viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta dược số 9ab. Theo bài 
ra ta có:
9ab = ab x 13
900 + ab = ab x 13
900 = ab x 13 – ab
900 = ab x (13 – 1)
900 = ab x 12
ab = 900: 12
ab = 75
Ví dụ 2:
Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng số đó gấp 5 lần tổng các chữ số của nó.
Bài giải:
Cách 1:
 Gọi số phải tìm là ab. Theo bài ra ta có
 ab = 5 x ( a + b)
 10 x a + b = 5 x a + 5 x b
 10 x a – 5 x a = 5 x b – b
 (10 – 5) x a = (5 – 1) x b
 5 x a = 4 x b
 Từ đây suy ra b chia hết cho 5. Vậy b bằng 0 hoặc 5.
 + Nếu b = 0 thì a = 0 (loại)
 + Nếu b = 5 thì 5 x a = 20, vậy a = 4.
 Số phải tìm là 45.
GV: Lê Thị Thảo 7 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5
 Khi dùng chữ để đọc, kể tên các hình học, học sinh thường tự tiện đổi chỗ 
các chữ trong tên gọi chẳng hạn: các em coi đọc, viết tứ giác: ABCD cũng như 
tứ giác ACDB; ADBC ... do khả năng suy luận của các em thường dựa vào phán 
đoán không có căn cứ, cũng có thể do các em bị ảnh hưởng tính chất giao hoán 
của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, số thập phân,
Ví dụ : Hình vẽ bên có bao nhiêu tam giác?
Hướng dẫn: A
 B E F C
 Để làm được bài này học sinh cần nhận dạng được đặc điểm của tam giác: 
có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh. Từ đó thấy được cứ 3 điểm không cùng nằm trên một 
đoạn thẳng ta sẽ vẽ được một tam giác và sẽ tìm ra cách đếm tam giác.
Cách 1: Dùng sơ đồ cây:
 E
 B F 
 C 
 A E F
 C
 F 
 C 
Từ nhánh thứ nhất ta có tam giác : ABE; ABF; ABC
Từ nhánh thứ hai ta có tam giác : AEF; AEC
Từ nhánh thứ ba ta có tam giác : AFC
Vậy số tam giác ở hình bên là: 3 + 2 + 1= 6 ( tam giác)
 A
Cách 2: Đánh số thứ tự các tam giác riêng lẻ
Ta đánh số 3 tam giác riêng lẻ theo thứ tự
1; 2; 3 ( như hình vẽ ) ta có được 3 tam giác. 1 2 3
Đếm số tam giác tạo thành do ghép hai tam
giác riêng lẻ thành một tam giác ta có 2 B E F C 
tam giác là: Tam giác ( 1 + 2) và tam giác 
( 2 + 3 )
GV: Lê Thị Thảo 9 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5
 Trong thực tế khi chuyển đổi số đo đại lượng ( trừ số đo thời gian) học 
 sinh có thể dùng cách chuyển dịch dấu phẩy: Cứ mỗi lần chuyển sang hàng đơn 
 vị liền sau ( liền trước) thì ta dời dấu phẩy sang phải ( sang trái): 1 chữ số đối 
 với số đo độ dài và khối lượng, 2 chữ số đối với số đo diện tích, 3 chữ số đối với 
 số đo thể tích.
 Ví dụ:
 a/ 13,4684 km = .. m. Từ km đến m phải qua 3 lần chuyển sang 
đơn vị ( độ dài) liền sau (km – hm – dam – m ) nên ta dời dấu phẩy sang phải 3 chữ 
số.
 b. 2487 mm2 = 0,2487 dm2 Khi thực hành học sinh viết và nhẩm như sau: 
87 mm2 ( chấm nhẹ đầu bút bên trái chữ số 8 tượng trưng cho dấu phẩy) 24 cm 2 – 
chấm nhẹ đầu bút bên trái chữ số 2) 0 dm2 ( đánh dấu phẩy trước chữ số 2 viết thêm 
một chữ số 0 nữa trước dấu phẩy).
 c. 6793 dm3 = . m3 . Từ dm 3 đổi ra m 3. Học sinh nhẩm: Xuất 
phát từ chữ số ở hàng đơn vị và dùng 3 chữ số để biểu thị một đơn vị đo. Ta có: 793 
( dm3 ) , 006 (m3 ) Vậy: 6793 dm3 = 6,793 m3.
 * Đổi số đo đại lượng có hai, ba tên đơn vị đo
 Đổi 8m 5 dm = ...cm giáo viên hướng dẫn theo 2 cách.
 Cách 1: đổi 8 m= 800 cm và 5dm = 50 cm sau đó cộng 800 + 50 = 850cm
 Hoặc học sinh ghi 8 đọc là 8m ghi tiếp 5 rồi đọc 5dm và ghi chữ số 0 đọc 
 là 0 cm đến đơn vị cần đổi thì dừng lại và ghi tên đơn vị.
 * Đổi 7,086 m= ...dm...mm
 Học sinh nhẩm 7(m) 0 (dm) = 70 dm; 8 (cm) 6 (mm) là 86 mm.
 Ta có 7,086 m = 70 dm 86mm
 Cách 2: Lập bảng đổi
 Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi
 8m 5dm 8 5 0 0 850cm (8500mm)
 7,086m 7 0 8 6 70m 86mm
 Căn cứ vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn 
 cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp. Với 
 cách lập bảng như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị đo mà 
 kết quả không hay nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh 
 nhiều kết quả đổi khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học sinh.
 GV: Lê Thị Thảo 11 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh.doc