Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 5
BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Có thể nói rằng, Tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bởi lẽ, qua bậc học này nhằm giúp cho mỗi học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học ở các bậc học khác. Dưới mái trường Tiểu học, bên cạnh việc giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước, thì hoạt động quan trọng nhất, cơ bản nhất, luôn được đặt lên hàng đầu đó là hoạt động dạy học. Mỗi một môn học lại cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, trọng tâm và là hành trang cho các em bước lên bậc học cao hơn. Trong tất cả các môn học ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có một vai trò, vị trí rất quan trọng bởi lẽ thông qua môn học này không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về môn Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học Việt Nam mà còn hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học gồm có các phân môn: Tập đọc, Học thuộc lòng, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết. Trong đó, Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn...), cung cấp kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, học sinh không chỉ đọc trôi chảy, lưu loát mà còn biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ. Từ đó, đã tạo cho học sinh sự say mê hứng thú đối với môn học và để lại vốn văn học đáng kể cho các em. Thông qua các bài văn, bài thơ, học sinh hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ nêu trên, phân môn Tập đọc còn kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ cho các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp, vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cô đọng, cách đặt câu gãy gọn, sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, Do thời gian mỗi tiết học hạn chế nên việc rèn đọc cho từng cá nhân cũng như luyện đọc diễn cảm nhằm phát huy năng khiếu, sở trường cho học sinh trong mỗi tiết học chưa được chú trọng đúng mức . Có nhiều học sinh khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ chưa hợp lí, còn tùy hứng, chưa đọc đúng giọng điệu của từng nhân vật, đọc chưa đúng ngữ điệu của câu hỏi, câu cảm. Học sinh còn ngại ngùng, chưa mạnh dạn, tự tin khi luyện đọc diễn cảm. Học sinh khi đọc thường mắc một số lỗi như phát âm sai từ, tiếng có âm s/ x, d/gi, c/t, các tiếng chứa thanh hỏi, thanh ngã, 2.1.3. Thực trạng lớp 5A4 Trường Tiểu học Nghĩa Hồng, năm học 2020 - 2021 Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A4 gồm 27 học sinh. Sau một thời gian giảng dạy ( từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 2020), qua trao đổi với phụ huynh học sinh, tôi đã nắm bắt được mức độ đọc, khả năng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi như sau : Lớp Sĩ số Thể loại Đọc diễn cảm Đọc chưa diễn cảm SL TL SL TL 5A4 27 Văn xuôi 7 25,9% 20 74,1% Thơ 10 37,0% 17 63,0 % * Nguyên nhân: - Sau khi khảo sát thực trạng, tôi đã tiến hành phân tích, thâm nhập thực tế cuộc sống của các em, đồng thời trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên: + Bên cạnh các phụ huynh luôn quan tâm và tạo điều kiện học tập tôt nhất cho con cái thì vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con, phó mặc mọi việc cho nhà trường nên phần nào ảnh hưởng đến việc học các em + Mặt khác, do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết nên các em còn đọc sai những tiếng có phụ âm nh/d, s/x,.., đọc tiếng có thanh ngã thành thanh hỏi, các tiếng có âm cuối n/ng, t/cCác em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng , lên giọng, hạ giọng ở những từ ngữ cần thiết. Khả năng cảm thụ, vốn hiểu biết về từ ngữ còn hạn chế. + Trong khi đó , việc chữa lỗi cho học sinh chưa được tiến hành một cách thường xuyên và triệt để. Hơn nữa, thời gian dành cho phần luyện đọc diễn cảm trong tiết tập đọc lại ít ( 5- 7 phút), không đủ cho giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh và học sinh cũng chưa thẩm thấu hết ý nghĩa của việc đọc diễn Đồng thời nêu cho học sinh rõ tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ ở mỗi bài tập đọc của từng chủ đề. Để đảm bảo cho tiết dạy hiệu quả, không thể thiếu sự chuẩn bị của học sinh. Trước khi học mỗi tiết tập đọc, tôi dặn học sinh phải đọc bài nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2.2.2. Trong khi dạy a. Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh. Để đọc diễn cảm tốt, trước hết cần phải đọc đúng. Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, đọc không thừa, không thiếu từng âm, vần, tiếng. Để học sinh luyện đọc đúng, giáo viên phải dự tính được các lỗi mà học sinh thường mắc phải, chú ý nghe học sinh đọc để nhận xét, gợi ý, sửa sai, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt, nghỉ hơi hợp lý hay về tốc độ đọc sao cho phù hợp. Chú ý sửa sai các âm mà học sinh thường mắc phải như âm s/x, c/t, nh/gi, d/nh,... Đối với các vần khó mà học sinh thường đọc sai, giáo viên ghi lên bảng từng vần, đọc mẫu cho học sinh đọc lại, sửa lỗi kịp thời cho học sinh. Các vần học sinh thường đọc sai như ươi/ưi, iêu/iu, oeo/eo, ươn/ương, ênh/inh,inh/in,.... Bên cạnh việc chú trọng luyện đọc đúng âm, vần, giáo viên cần luyện cho học sinh đọc đúng dấu thanh. Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền mà các em sinh sống. Dấu thanh mà học sinh ở Huế thường đọc sai đó là thanh hỏi/thanh ngã Ví dụ 1: Khi dạy bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà- Tiếng Việt lớp 5 – Tập 1 - Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn. - Giáo viên gọi một số học sinh đọc. Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa. Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh. Chẳng hạn như: “Ngẫm nghĩ” thanh ngã, không đọc là “Ngẩm nghỉ” thanh hỏi “Bỡ ngỡ” thanh ngã, không đọc là “Bở ngở” thanh hỏi b. Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu. Câu thì nhịp 3/5, câu thì 4/4 và câu lại nhịp 4/2 . Khi dạy, chúng ta cho học sinh thấy được sự ngắt nhịp cũng như sự gieo vần của các dòng thơ. Thơ lục bát thường tiếng thứ 6 của câu 6 gieo vần với tiếng thứ 6 của câu thứ 8 (Vần “ương” của tiếng “ hương” gieo với vần “ương” của tiếng “đường”,...) + Hướng dẫn đọc các câu đối thoại, lời nhân vật. Thông qua việc đọc câu đối thoại, học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ ...phù hợp với từng loại câu kể, câu hỏi, cảm cảm, câu khiến . Ví dụ 4: Khi dạy bài Lòng dân - Tiếng Việt 5 –Tập 1. Để học sinh biết đọc lời của nhân vật, tôi hướng dẫn cụ thể như sau: Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài một lượt. Giáo viên hỏi: - Bài có mấy nhận vật? Đó là những nhận vật nào? - Nêu tính cách của từng nhân vật. - Lời của từng nhân vật đọc như thế nào? - Giáo viên đọc mẫu lời của từng nhân vật. Lời của dì Năm và chú cán bộ : bình tĩnh, tự nhiên: “Ba nó để chỗ nào?” Lời của An: thật thà, hồn nhiên: “Dạ, cháukêu bằng ba, chứ hổng phải tía.” Lời của cai và lính: - Dịu giọng (lúc mua chuộc, dụ dỗ): “Ờ, giỏi ! vậy là ai nào ?” - Khi hống hách (Lúc dọa dẫm) : “Thằng ranh ! Giấy tờ đâu, đưa coi!” - Lúc lại ngọt ngào để xin ăn: “Nhà có vịt gà gì không, chị Hai ? Cho một con nhậu chơi hà!” Sau khi hướng dẫn và đọc mẫu, giáo viên cho học sinh đọc phân vai. Ví dụ 5: Dạy bài tập đọc Chuỗi ngọc lam Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện sự ngây thơ , hồn nhiên của của cô bé , giáo viên lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau : - Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ? ( Câu hỏi thể hiện sự ngây thơ) - Đẹp quá ! Xin chú gói lại cho cháu!( Câu cảm thể hiện sự thích thú ) - Ai sai cháu đi mua?( Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên) - Cháu có bao nhiêu tiền? ( câu hỏi thể hiện sự tò mò. ) Khi hướng dẫn đọc đoạn 3: Nhấn giọng từ ngữ gợi tả sự xúc động, niềm vui sướng của cô bé và thể hiện giọng buồn trước mất mát của Pi-e Cô bé mỉm cười rạng rỡ , chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý... 2.2.3. Sau khi hướng dẫn Sau khi học sinh được hướng dẫn luyện đọc diễn cảm, giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm nhóm đôi, cùng nhau sửa lỗi, sau đó tổ chức thi đua đọc diễn cảm giữa từng cá nhân, từng nhóm. Giáo viên động viên, khuyến khích kịp thời những nỗ lực của học sinh cho dù đó là những nỗ lực nhỏ nhất. Dặn dò học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm. Trong quá trình dạy học, không chỉ ở phân môn Tập đọc mà cả ở những môn hay phân môn khác, giáo viên tiếp tục theo dõi, nhắc nhở, động viên học sinh tiếp tục rèn luyện năng lực đọc, khả năng biểu cảm của mình để ngày càng hỗ trợ tốt hơn cho phân môn Tập đọc. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế 2. Hiệu quả xã hội Qua quá trình giảng dạy ( từ đầu tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021), nhờ đã kiên trì, bền bỉ áp dụng những giải pháp rèn đọc như đã nêu trên, tôi nhận thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập và hoạt động tich cực hơn. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc sai lỗi giảm hẳn trong khi số em đọc lưu loát và diễn cảm được nâng lên rõ rệt. Tôi đã thu được những kết quả bước đầu, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Đọc diễn cảm Đọc chưa diễn cảm Thể loại Thời gian SL TL SL TL Văn xuôi 7 25,9% 20 74,1% Đầu năm học Thơ 10 37,0% 17 63,0% Cuối năm học Văn xuôi 17 63,0% 12 37,0% Thơ 20 74,0% 12 26,0%
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_doc_dien_cam_nham.docx