Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 5 cho học sinh Bru-Vân Kiều

docx 18 trang thanh 08/02/2024 2030
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 5 cho học sinh Bru-Vân Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 5 cho học sinh Bru-Vân Kiều

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 5 cho học sinh Bru-Vân Kiều
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta cũng đang tích cực hội nhập 
sâu rộng với thế giới, để có thể hội nhập thành công với thế giới và khu vực thì vấn 
đề quan trọng nhất vẫn là phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách vững mạnh, 
toàn diện. Vì vậy, trong tất cả các chính sách phát triển của đất nước, Đảng và Nhà 
nước ta luôn dành sự quan tâm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp trẻ em “Trẻ em 
hôm nay, thế giới ngày mai”- đó là câu khẩu hiệu mà mỗi thầy cô giáo đều phải 
thấm nhuần trong quá trình giáo dục học sinh một cách toàn diện ở tất cả các mặt : 
đức, trí, lao, thể, mĩ. Riêng về mặt học tập, đặc biệt là môn Toán thì càng cần phải 
quan tâm, chú trọng nhiều. Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành khả năng trừu 
tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Môn toán là chìa 
khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết cho người 
lao động thời hiện đại, nó góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện hơn. 
Môn toán có vai trò rất quan trọng. Toán học góp phần hình thành phát triển nhân 
cách của học sinh. Cung cấp tri thức ban đầu về số học, các số tự nhiên, các phân 
số, các đại lượng cơ bản, một số yếu tố hình học đơn giản, ứng dụng vào đời sống 
hằng ngày. Nếu học sinh yếu toán cũng là đồng nghĩa với việc các em phát triển 
chưa trọn vẹn, nó ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân các em và cả xã hội. 
Ngay từ cấp tiểu học chúng ta cần tạo nền tảng vững chắc cho các em, bằng cách là 
không để cho học sinh yếu toán, đây là vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta cần phải 
quan tâm.
 Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 5 ở vùng đặc biệt khó khăn vùng đồng 
bào dân tộc Bru-Vân Kiều, trong những năm qua tôi thấy rằng chất lượng môn 
toán ở một số học sinh đặc biệt là học sinh Bru-Vân Kiều với khả năng giao tiếp và 
tư duy còn hạn chế. Nhiều học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức 
và kĩ năng cơ bản nên thực chất vẫn còn tồn tại học sinh yếu, kém về môn toán có 
nguy cơ ngồi nhầm lớp. Số học sinh yếu, kém đó chủ yếu là ở khối 4, 5. Bởi vì lên 
lớp 4, 5 kiến thức môn toán có thêm nhiều phần mới và mức độ cao hơn. Học sinh 
cần phải có sự tư duy trừu tượng để học môn toán.
 Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính 
cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học rất 
nhanh, nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì 
thông qua các hoạt động trên lớp (Nhất là môn Toán ) môn này có vị trí rất quan 
trọng, là một giáo viên chủ nhiệm tôi phải làm gì đối với những học sinh yếu, 
kém? Đó chính là vấn đề mà tôi rất quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong suốt 
quá trình dạy học.
 1 2. PHẦN NỘI DUNG
2.1.Thực trạng 
2.1.1. Thực trạng chất lượng môn toán trên lớp:
 Đầu năm học 2017-2018 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm đối với 
môn toán lớp 5A gồm 30 em trong đó có 18 em là học sinh Bru-Vân Kiều. Kết quả 
đạt được như sau:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 2017- 2018
 MÔN TOÁN - LỚP 5A
 Tổng Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5- 6 Điểm dưới 5
 số HS SL TL SL TL SL TL SL TL
 30 3 10% 8 26,7% 10 33,3% 9 30%
 Qua kết quả làm bài của học sinh thì 9 em học sinh có điểm dưới 5 đều là 
học sinh Bru-Vân Kiều, các em còn vướng phải các lỗi sau: Còn chậm trong thực 
hành tính toán, chưa thuộc bảng cửu chương; cộng, trừ, nhân, chia có nhớ còn 
chậm hoặc quên không nhớ; còn lẫn lộn, quên cách tính cộng, trừ, nhân, chia phân 
số; kỹ năng giải toán có lời văn còn yếu.
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu môn toán:
a) Nguyên nhân từ học sinh:
- Xuất phát điểm các em so với các bạn còn thấp nên các em tiếp thu bài còn chậm.
- Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một độ tuổi về trình độ chung các 
em có thể chênh nhau 3 lớp, riêng về toán có thể chênh nhau 5 lớp.
- Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng; tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng 
chậm.
- Chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập 
do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh đi học thất thường, có em nghỉ học trong một tuần 2 – 3 buổi nên lại 
xuất hiện lỗ hỏng kiến thức.
- Ở nhà các em chưa tự giác ôn bài, làm bài, chưa lập được thời gian biểu hằng 
ngày.
- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, 
chia).
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
b) Nguyên nhân từ giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; 
có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng 
tâm.
 3 - Học sinh vừa yếu vừa là con em đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhút nhát nên 
giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
Vì vậy tôi luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh 
mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ 
giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
 Ảnh: Giáo viên luôn quan tâm, động viên, kèm cặp thường xuyên.
- Trong lớp học có nhiều đối tượng học sinh riêng học sinh yếu thường hay mặc 
cảm so với bạn nên việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện, tạo sự hòa 
đồng trong bạn bè là rất cần thiết, giúp cho các em gạt bỏ sự tự ti, nhút nhát tạo 
tiền đề cho các em ham thích học tập.
 Bên cạnh đó, tôi phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví 
dụ như tôi nên thay vì chê bai bằng khen ngợi và tìm những việc làm mà em hoàn 
thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.
 2.2.2. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình cụ thể và phân loại học sinh 
yếu trong môn toán.
 Theo dõi kết quả làm bài tập trên lớp và làm bài tập về nhà hàng ngày, theo 
dõi kết quả kiểm tra định kỳ, sớm phát hiện ra các trường hợp học sinh có khó 
khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng 
nguyên nhân dẫn đến tình hình đó đối với các em.
 - Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn Toán. 
 - Lập danh sách và phân loại học sinh yếu, kém về môn Toán, phân tích 
nguyên nhân.
 - Tôi phải xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm 
vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và 
riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, 
khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát, do hổng kiến thức, kỹ năng 
từ lớp dưới, do điều kiện hoàn cảnh gia đình, do trí tuệ chậm phát triển...
 5 + Củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên, phân số kết hợp với củng cố về 
giải toán có lời văn.
 + Tiếp tục củng cố về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, 
phân số kết hợp với củng cố về giải toán có lời văn.
 + Tiếp tục củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên, phân số, củng cố mối 
quan hệ các đơn vị đo lường và vận dụng làm toán có lời văn...
 Cứ tiếp tục như vậy, nội dung các buổi phụ đạo sau phải có sự củng cố lại 
những kiến thức đã học ở các buổi học trước và tập trung chủ yếu vào củng cố cho 
học sinh kĩ năng thực hiện thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự 
nhiên, với phân số cũng như số thập phân ở học kì I. Nội dung củng cố kĩ năng 
thực hành làm tính, giáo viên linh hoạt bằng nhiều bài toán khác nhau. Có thể là 
các dạng bài như: đặt tính rồi tính; tính giá trị biểu thức; tìm x; toán có lời văn 
Phải cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập để các em thành thạo. 
Việc củng cố kiến thức đã học thực hiện đồng thời với việc dạy kiến thức mới của 
lớp 5. Căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, giáo viên giúp học 
sinh yếu tiếp thu những kiến thức và làm bài tập vừa sức với các em. 
 + Cuối tuần kiểm tra 1 lần, cuối mỗi tháng, mỗi kỳ có bài kiểm tra theo dõi 
kết quả học tập của các em. Lập sổ theo dõi quá trình phụ đạo, nâng bậc học sinh 
yếu (suốt cả năm học).
 + Kết hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường. Thường xuyên liên lạc giữa 
giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, thường xuyên đến thăm và động viên 
gia đình học sinh ít nhất 1 tháng 2 lần.
 + Thời gian phụ đạo chủ yếu vào các buổi chiều trong tuần (sau tiết 3 buổi 
chiều với thời gian là 1 giờ đồng hồ), lồng ghép vào chương trình chính khoá đối 
với những em hỏng kiến thức thì có thể cho các em học chương trình riêng để theo 
kịp kiến thức và với một số tiết hoạt động tập thể hay giờ giải lao (trong đó tổ chức 
các trò chơi có nội dung toán học).
 + Kế hoạch bồi dưỡng phải có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể là: cuối học kì I 
không còn tình trạng học sinh bị hỏng kiến thức đã học. Học kì II, các em học đến 
đâu phải đạt yêu cầu đến đó (theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chương 
trình toán lớp 5). Đến cuối năm học, không còn học sinh nào học yếu môn toán.
2.2.4. Có kế hoạch phụ đạo một cách khoa học, cụ thể từng phần rõ ràng, theo 
thứ tự từng bước cụ thể: 
 Giúp đỡ học sinh học yếu môn toán là việc làm khó, đòi hỏi người giáo viên 
phải có lòng nhiệt tình và kiên trì, yêu thương học sinh. Vì vậy, giáo viên khi thực 
 7 Ảnh: Tổ chức trò chơi học tập nhằm ôn lại bảng nhân, chia.
 Ảnh: Cho học sinh ôn lại bảng nhân, chia ở lớp.
 Không những yêu cầu các em học thuộc bảng nhân, bảng chia mà giáo viên 
còn phải giao cho các em về nhà viết lại nhiều lần thay cho bài kiểm tra và được 
giáo viên chấm điểm chặt chẽ các bài này. Ngoài ra giờ ra chơi hay giờ giải lao của 
buổi học, giáo viên phải gần gũi và nói chuyện với các em, lồng vào đó là những 
mẫu chuyện vui về toán học, những câu đố đơn giản đố các em về phép nhân hay 
phép chia. Các em đã thi nhau trả lời và như vậy đã giúp các em dễ nhớ được bảng 
nhân, bảng chia đã học ở lớp 2,3.
 Một số lưu ý khi ôn tập lại cách cộng, trừ, nhân, chia cho học sinh:
 + Kĩ năng cộng, trừ các số có nhiều chữ số:
 - Đặt tính đúng (các hàng phải thẳng cột với nhau).
 - Thực hành tính từ phải sang trái, lần lượt từ trên xuống dưới.
 - Thử lại để kiểm tra kết quả.
 + Kĩ năng nhân:
 - Đặt tính.
 - Thực hiện nhân: Viết các tích riêng thật đúng, thật thẳng hàng với nhau. 
Mỗi tích riêng sau lùi sang trái một hàng so với tích riêng trước.
 9 Ví dụ: Một ô tô đi trong 2 giờ đi được 90km. Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi được 
bao nhiêu ki-lô-mét?
 - Dạng bài tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông..
 Đối với những dạng trên tôi cho học sinh phân tích đề toán nhiều lần, tôi gợi 
mở những câu hỏi cho học sinh dễ hiểu. Sau khi học sinh hiểu được cách làm thì 
mới thôi.
 + Cho học sinh giải đi giải lại nhiều bài tập có liên quan đến các dạng toán 
đó.
 + Thường xuyên kiểm tra bài làm của học sinh về các dạng Toán cơ bản 
trong đó có so sánh đối chiếu các dạng toán; chấm chữa tỉ mỉ, chỉ ra chỗ sai của 
học sinh đồng thời giải thích em đã sai do đâu, yêu cầu học sinh đó làm lại nếu 
cần.
 + Với những bài toán lời văn cần cho học sinh hiểu đề bài, phân tích tỉ mỉ 
đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp học sinh biết cách giải.
 Để kết hợp tốt giữa lấp lỗ hỏng kiến thức và dạy kiến thức mới, tôi củng cố 
kĩ năng giải các bài toán điển hình lớp 4 trong những tuần đầu của năm học 
(khoảng 4 đến 6 tuần đầu). Khi hướng dẫn cho học sinh cách giải và trình bày bài 
giải, giáo viên phải hướng dẫn gợi mở từng bước cụ thể, giúp học sinh thể hiện khả 
năng giải toán của mình là cần thiết. Vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh 
đọc, tìm hiểu kĩ đề bài toán, tóm tắt đề bài toán, nhìn vào tóm tắt đọc lại đề bài 
toán. Đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh từng bước tìm cách giải và chọn 
cách giải hợp lý nhất, ngắn gọn nhất, lời giải rõ ràng chính xác, đúng nội dung bài 
toán yêu cầu tìm gì (phân tích bài toán ngược cho học sinh hiểu). Đồng thời chú ý 
hướng dẫn các em khi thực hiện tìm kết quả của phép tính cần làm ra nháp cẩn 
thận, kiểm tra kết quả rồi mới viết vào bài làm. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh 
phát triển tư duy. 
Nội dung 3: Quan tâm động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
 Với những đặc điểm của học sinh yếu, kém nói chung và môn toán nói 
riêng, tôi đã khẳng định rằng học sinh yếu, kém môn Toán cần được quan tâm, hỗ 
trợ dạy học một cách tích cực. Còn với học sinh học yếu nguyên nhân do điều kiện 
hoàn cảnh gia đình tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các em. Ngoài việc tích 
cực hỗ trợ cho các em lấp lỗ hỏng kiến thức đồng thời phải có sự quan tâm đặc biệt 
về tình cảm và vật chất. Vì vậy tôi thường xuyên đến thăm một số gia đình học 
sinh yếu trong lớp như gia đình em Xanh, em Nguyên, em Ngọc... và một số gia 
đình học sinh khó khăn khác.
 Cảm thông được nỗi vất vả của các em, tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà 
trường hỗ trợ cho các em quần áo, sách vở, kết hợp cùng với Đội Thiếu niên nhà 
trường trao quà cho các em trong dịp Tết Nguyên đán. 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_phu.docx