Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học môn đá cầu cho học sinh Lớp 5

docx 11 trang thanh 26/01/2024 2310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học môn đá cầu cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học môn đá cầu cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học môn đá cầu cho học sinh Lớp 5
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số:
 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng học môn đá cầu cho 
học sinh lớp 5.
 2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục thể chất.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến
 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
 Thể dục là một môn học có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện thân thể góp 
phần hình thành nhân cách cũng như giáo dục toàn diện. Mặt khác, học Thể dục các 
em còn được rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác, tập luyện 
thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh và nề nếp sống lành mạnh.
 Trong môn học Thể dục, ngoài các nội dung về đội hình đội ngũ, bài tập rèn 
luyện tư thế cơ bản, bài tập Thể dục phát triển chung, các trò chơi,... Đá cầu là một 
môn thể thao mang tính nghệ thuật cao, thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử 
lý thông minh trong từng kỹ thuật động tác. Đá cầu nhằm rèn luyện cho học sinh sự 
nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, khả năng tư duy sáng tạo, tâm lý vững vàng, tự tin 
quyết đoán. Những năm gần đây đá cầu được phát triển rộng rãi đặc biệt là phát triển 
mạnh mẽ trong trường học. Bộ Giáo dục đã đưa “Đá cầu” vào chương trình học từ 
cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông.. Vậy dạy cho học sinh yêu thích môn Thể 
thao đá cầu và đá cầu có kỹ thuật là vấn đề vô cùng có ý nghĩa. Do đó tôi đã lựa 
chọn nội dung: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng học môn đá cầu cho học 
sinh lớp 5” để nghiên cứu và thực hiện.
 - Ưu điểm của giải pháp cũ
 Đa số học sinh trong trường đều chăm ngoan và yêu thích môn học Thể dục, 
đặc biệt là môn thể thao tự chọn Đá cầu. Các em được làm quen với cầu từ rất sớm. 
Ngay từ năm lớp 1, lớp 2 học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng tay, sau 
đó chuyển sang học tâng cầu, chuyền cầu bằng chân ở các lớp 4, lớp 5; vững chắc cho đội tuyển đá cầu của nhà trường. Giúp học sinh thường xuyên tập 
luyện thể dục thể thao thông qua môn đá cầu.
 - Nội dung của giải pháp
 + Điểm mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
 Sử dụng hệ thống bài tập giúp học sinh khắc phục những sai lầm trong 
từng kĩ thuật động tác đá cầu, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn thể thao 
tự chọn đá cầu. Đồng thời giúp giáo viên tuyển chọn học sinh có năng khiếu thật 
sự và bồi dưỡng cho các em để tham gia Hội thao được tổ chức hằng năm đạt kết 
quả cao.
 + Cách thức và các bước thực hiện
 Môn đá cầu đòi hỏi học sinh phải tập luyện rất nhiều động tác như: Tâng cầu 
bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu theo nhóm 2 người. Do đó đòi 
hỏi học sinh phải tập luyện thường xuyên và liên tục trong thời gian dài mới có thể 
tiến bộ. Nhưng thực tế giảng dạy cho thấy nhiều học sinh khối lớp 5 đá cầu không 
đảm bảo kỹ thuật. Cụ thể đó là các em tung cầu lệnh hướng, tung quá xa hoặc quá 
gần, quá cao hoặc quá thấp, một số học sinh đá không trúng cầu do phán đoán sai 
điểm cầu rơi, có em còn chạm cầu không đúng mu bàn chân  mà thực ra các kỹ 
năng này các em đã được hình thành ở lớp 4. Cho nên ngay từ khi phân công giảng 
dạy thể dục, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng đá cầu của học sinh khối lớp 5. Có 
kết quả như sau:
 Số học sinh Số học sinh 
 Nội dung Tỉ lệ %
 tham gia khảo sát đạt được kỹ thuật
 Tâng cầu bằng đùi 50 11 22%
 Chuyền cầu bằng mu bàn 
 50 08 16%
chân Mỗi môn học đều có tầm quan trọng khác nhau, các môn học khác bổ sung cho 
các em kiến thức về khoa học tự nhiên xã hội còn môn thể dục nói chung môn đá 
cầu nói riêng giúp các em rèn luyện sức khỏe, phát triển trí tuệ. Bác Hồ từng nói: 
“Khỏe để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc”, như vậy các em muốn làm được việc gì đầu 
tiên đòi hỏi các em phải có sức khỏe tốt, chính vì vậy các em nên xem môn Thể dục 
cũng như môn đá cầu là một môn học quan trọng.
 Giải pháp 2: Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn thể thao tự chọn đá 
cầu
 Để nhiều học sinh yêu thích môn thể thao tự chọn này ngoài việc nói cho học 
sinh nghe về lợi ích của môn đá cầu, giáo viên nên cho các em theo dõi qua màn 
hình một số trận thi đấu về đá cầu ở một số cuộc thi. Giáo viên nên chọn những học 
sinh có năng khiếu đá cầu biểu diễn. Khi xem xong, giáo viên nên phỏng vấn học 
sinh để biết cảm xúc, sự ham muốn được chơi của các em. Giáo viên có thể tặng cho 
các em một số quả cầu tự làm để khơi gợi các em sự yêu thích. Để làm được việc 
này, mỗi giáo viên chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp mình 
đã chọn: Dạy Thể dục ở Tiểu học giáo viên cần xác định được nhiệm vụ của môn 
học tự chọn Đá cầu để từ đó có trách nhiệm hơn trong việc giảng dạy.
 Giải pháp 3: Hướng dẫn các kỹ thuật đá cầu cơ bản
 Hướng dẫn học sinh cách cầm cầu: Tay cầm cầu cùng với chân đá cao ngang 
thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa 
khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên.
 Hướng dẫn học sinh cách tâng cầu:
 Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân 
trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai 
tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước.
 Thực hiện: quét ngang theo đường vòng cung từ sau ra trước để mu bàn chân tiếp xúc với cầu 
cách mặt sân khoảng 20cm- 30cm. Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, người 
chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm sân để đón - đỡ đường cầu đối phương 
đá sang. 
 Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực: Quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 0,3 
– 0,5cm, cần nhanh chóng chuyển trọng tâm về chân sau, thân người hơi ngả phía 
sau, hơi xoay sang một bên, hay tay thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách ngực 10 cm thì 
đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước 
ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 0,3 
– 0,5m, thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái 
và ngược lại, kết thúc chuyển trọng tâm về trước, nhanh chóng xử lý thăng bằng.
 Kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi: Đỡ cầu bằng đùi chân thuận để đá cầu bằng mu 
chân thuận. Khi cầu bay tới, người chơi chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trước, 
chân đá (chân sau) lăng nhẹ về phía trước, lên trên. Kết hợp với gập gối, sao cho đùi 
vuông góc với thân trên khi tiếp xúc với cầu. Lúc chạm cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi 
hướng ra phía ngoài để cầu nẩy lên ngang tầm mắt và hơi chếch sang bên chân đá 
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho động tác tiếp theo. Đỡ cầu bằng đùi chân không 
thuận để đá cầu bằng mu bàn chân thuận.
 Kỹ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân (Búng cầu): Đây là kĩ thuật được sử dụng 
trong phòng thủ để đỡ những quả cầu rơi ở xa và thấp (sát mặt sân) cách người chơi 
1m-2m hoặc khi đối phương bỏ nhỏ. Khi đã xác định được điểm rơi của quả cầu ở 
cách xa người, người chơi phải nhanh chóng chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân 
trước, chân sau (chân đá) lướt nhanh ra trước hướng về phía cầu rơi. Lúc này người 
hơi ngả về sau, chân đá gần như duỗi thẳng hết và mu bàn chân duỗi để chuẩn bị tiếp 
xúc với cầu. Khi cầu rơi cách sân khoảng 20cm, đồng thời với việc gập nhanh bàn 
chân giật gót chân sát đất để mu bàn chân tiếp xúc với cầu. Nhờ lực gập này cầu bay 
dựng lên thẳng đứng cao khoảng 2m - 3m, chân đá thu nhanh về để thực hiện lần đá 
tiếp theo (đá cầu sang sân đối phương). Giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ 
chuyên môn qua sách vở, qua truyền hình, mạng internet, học tập ở đồng nghiệp. 
Thường xuyên rèn luyện thể dục để có thể thị phạm tốt các kỹ thuật, động tác đá cầu.
 Ngoài những kĩ thuật cơ bản trên, để nâng cao chất lượng đá cầu cho học sinh 
giáo viên cần quan tâm đến những học sinh có năng khiếu đá cầu. Cung cấp cho học 
sinh những kĩ năng đá cầu nêu ở giải pháp 4;
 Thường xuyên tổ chức cho học sinh đá cầu trong các hoạt động ngoại khóa. Tổ 
chức cho học sinh đá cầu trong các giờ ra chơi. Tổ chức Hội khỏe cấp trường hàng 
năm. Tổ chức cho học sinh đá cầu trong các hội thi giao lưu ở địa phương trong các 
dịp lễ.
 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp
 Sáng kiến về “Một số giải pháp nâng cao chất lượng học môn đá cầu cho học 
sinh lớp 5” đã được tôi áp dụng thực hiện trong những năm qua. Sáng kiến được áp 
dụng thành công là nhờ sự góp ý xây dựng của đồng nghiệp và hơn hết là sự giúp đỡ 
góp ý xây dựng tận tình của Ban Giám Hiệu trường. Điều ấy như đã tiếp thêm sức 
mạnh, sự tự tin sáng tạo trong công tác soạn giảng của bản thân. Góp phần cùng nhà 
trường trong việc rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất giúp cho các em phát triển 
toàn diện. Những giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy Thể dục ở 
Tiểu học của các trường trong huyện, nếu giáo viên chịu khó nghiên cứu chắc chắn 
sẽ mang lại hiệu quả cao.
 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải do pháp
 Qua thời gian áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy rằng việc học của học sinh 
có chuyển biến rõ rệt, các em ngày càng có ý thức trong việc học, các em hiểu biết 
được lợi ích của học môn thể dục nói chung môn đá cầu nói riêng, các em tiếp thu 
bài một cách nhẹ nhàng, đầy đủ và chính xác hơn;
 Nhiều học sinh biết tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, chuyền cầu hai người, 
phát cầu bằng mu bàn chân, luật thi đấu cơ bản  kết quả này góp phần nâng cao Cần cố gắng 50 0 0%
 Có nhiều em có khả năng đá cầu tốt, các em được tham gia nhiều vào các hoạt 
động thể dục thể thao, nhiều em đạt giải cao ở Hội khỏe do nhà trường tổ chức. Năm 
học 2016-2017 có 01 em đạt giải nhì môn đá cầu trong Hội thao hè cấp huyện. Đặc 
biệt các em đã có ý thức tự giác, chủ động tích cực tham gia các hoạt động thể dục 
thể thao, biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập rèn luyện, có thói quen tập luyện 
thể dục thường xuyên.
 3.5 Tài liệu kèm theo: Không./

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx