Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và trong đời sống của mỗi con người. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học mới ngoài việc cung cấp kiến thức Tiếng Việt và thái độ, tình yêu Tiếng Việt còn phải giúp học sinh giao tiếp tốt trong môi trường hoạt động lứa tuổi. Vì thế việc sử dụng từ ngữ đúng, nắm rõ nghĩa của từ có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp, giúp học sinh tự tin tham gia vào hoạt động giao tiếp. Trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản của bài học tốt hơn. Nhưng thời gian để học sinh rèn kỹ năng học Tiếng Việt không nhiều do vậy giáo viên cần có thời gian, chương trình cụ thể để hướng dẫn học sinh theo trình tự từ dễ đến khó giúp các em hoàn thiện kiến thức. Hơn nữa, Tiếng Việt giúp cho các em có được những hành trang cần thiết đó là những kinh nghiệm, là lời ăn tiếng nói, là cách cư xử với mọi người để các em có điều kiện học tập, tồn tại và giúp ích cho gia đình và xã hội. Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt. Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vai trò rất quan trọng. Nó có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và chủ yếu rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu cho học sinh. Việc dạy cho học sinh nắm chắc các bài Luyện từ và câu là một vấn đề thật không đơn giản bởi nội dung kiến thức tương đối khó tiếp thu đối với học sinh. Chính vì thế mà học sinh không có hứng thú học phân môn này như các môn học khác. Do vậy việc tìm cách tổ chức được những giờ học Luyện từ và câu sao cho nhẹ nhàng và hiệu quả là vấn đề trăn trở với bản thân tôi. Từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu”, áp dụng cho học sinh 5 lớp của 05 trường tiểu học thuộc phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đề tài này với mong muốn tìm ra được phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhất, tìm ra những giải pháp trong thực tiễn về công tác giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 thực sự có hiệu quả nhằm đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt, học tốt”. 2. Tên sáng kiến Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Vũ Thị Ngọc Tuyết - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hoàng Lâu- Tam Dương- Vĩnh Phúc. - Số điện thoại 0975192675 Email: tuyethoanglau@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Vũ Thị Ngọc Tuyết- Trường Tiểu học Hoàng Lâu- Tam Dương- Vĩnh Phúc. Ví dụ: đi, ăn, học, Thứ hai, tôi cho học sinh nhận biết về từ phức: gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại với nhau tạo thành. Ví dụ: sách vở, xe cộ, long lanh, hợp tác xã, vô tuyến truyền hình, Thứ ba, tôi hướng dẫn học sinh cách phân biệt giữa từ đơn và từ phức thông qua các thủ thuật vạch ranh giới từ: -Thủ thuật 1: Thao tác kiểm nghiệm, nhận diện: Để kiểm nghiệm tính hoàn chỉnh về cấu tạo tôi hướng dẫn học sinh sử dụng thao tác “chêm xen” để thử. Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời có thể chêm, xen một tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là hai từ đơn. Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ khó có thể tách rời và nó tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm xen) thì tổ hợp ấy là một từ phức. Ví dụ: + Bánh dẻo quá! (1) + Bánh dẻo này cứng quá! (2) Bánh dẻo (1) là 2 từ đơn nói về tính chất dẻo của một thứ bánh bất kỳ nên có thể thêm yếu tố “rất” vào giữa “bánh” và “dẻo” để thành: Bánh rất dẻo. Bánh dẻo (2) là một từ vì đó là tên gọi của một loại bánh. Lúc này nó có thể kết hợp chặt chẽ không thể thêm yếu tố nào vào giữa “bánh”và “dẻo” - Thủ thuật 2: Khả năng có thể dùng một yếu tố thay cho cả tổ hợp. Nếu yếu tố đó thay thế được cho cả tổ hợp thì đó là 1 từ còn yếu tố đó không thay thế được cho cả tổ hợp thì đó là 2 từ. Ví dụ: + Mùa xuân, những cánh én lại bay về. (1) +Cánh én dài hơn cánh chim sẻ. (2) Dựa vào tính chất quan hệ về nghĩa giữa các tiếng trong từ và kiểu nghĩa của từ, từ ghép được chia thành: Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. +Từ ghép tổng hợp: Trong từ ghép tổng hợp các tiếng có quan hệ đẳng lập. Nghĩa của từ ghép tổng hợp biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn. Các tiếng trong từ ghép tổng hợp phải cùng từ loại (chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất). Ví dụ: bàn ghế, chăn màn, xinh đẹp, +Từ ghép phân loại: Trong từ ghép phân loại các tiếng có quan hệ chính phụ. Một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng có tác dụng chia loại lớn đó ra thành những loại nhỏ hơn. Ví dụ: xe đạp, máy bay, hoa hồng, Sau khi cung cấp khái niệm, ví dụ cho học sinh về từ ghép, từ láy tôi lưu ý cho học sinh cách phân biệt một số từ hay nhầm lẫn giữa hai loại từ này. - Các từ trong đó có các tiếng vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ về âm đó là từ ghép. Ví dụ: đi đứng, tươi tốt, mặt mũi, - Các từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy nhưng mỗi tiếng trong mỗi từ đều có nghĩa đó là từ ghép (Từ ghép Hán Việt) Ví dụ: bình minh, cần mẫn, chí khí, căn cơ, Từ loại 7.2 Từ loại Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Quan hệ từ a) Danh từ - Danh từ là những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối,.. - Danh từ chỉ người: học sinh, giáo viên, bác sĩ,.. - Danh từ chỉ con vật: trâu, bò, lợn, gà, - Danh từ chỉ cây cối: cây bàng, cây chuối, cây bưởi,.. - Danh từ gồm hai loại: Danh từ chung: Là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật) Sau khi dạy học sinh cách xác định từ loại ngoài việc cho học sinh nắm được khái niệm về từ loại. Tôi còn lưu ý cho các em cách xác định danh từ như sau: - Những từ đứng sau các từ chỉ số lượng như: những, các, thì đó là danh từ. Ví dụ: những bông hoa, những niềm vui, các bạn, - Những từ đứng trước các từ chỉ trỏ: ấy, kia, này, nọ, đó, là danh từ. Ví dụ: khi ấy, hôm kia, mai này, Các tính từ chỉ tình chất ở mức độ cao nhất, không đi được với các phụ từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm. - Một từ nào đó kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm thì thường là tính từ. - Các tính từ chỉ tính chất, đặc điểm thường có các cặp từ trái nghĩa. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em biết cách phân biệt thông qua dấu hiệu nhận biết từ loại đó: + Động từ thường kết hợp được với những từ chỉ mệnh lệnh, yêu cầu như: hãy, đừng, chớ, nên, phải, cần. Ví dụ: hãy ngủ đi, nên đi, đừng nói, chớ buồn, + Động từ thường kết hợp được với những từ chỉ sự hoàn thành như: xong, rồi, hết. Ví dụ: làm xong, đi rồi, ăn hết, học xong, + Động từ thường kết hợp được với những từ chỉ sự tiếp diễn tương tự như: vẫn, cứ, còn, cũng, đều, Ví dụ: vẫn học, cứ làm, còn thức, + Động từ kết hợp được với các từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới, từng, Ví dụ: đã tàn, đang cuốc, vừa ngủ, mới dậy, Các động từ đặc biệt: có, là, bị, được. - Động từ "bị" và "được" chỉ trạng thái tiếp thu. - Động từ "có"chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu - Động từ "là" chỉ được dùng trong câu giới thiệu, nhận xét, đánh giá. Lưu ý: Có những từ khó xác định nó có phải là động từ hay không ta dùng các từ: hãy, đừng, chớ đặt trước từ đó. Từ nào kết hợp được với 3 từ trên là động từ. Tiếng chim chồi xanh cùng Tiếng chim cánh bầy ong Tiếng chim nắng đồng vàng thơm”. b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ, biết nhấn mạnh vào các động từ vừa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần: - Điền nhanh, đúng. - Đọc thơ hay. * Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn thiện nội dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cảm nhận được cách dùng từ sinh động trong đoạn thơ hay. VD3: Điền Tính từ a) Chuẩn bị: - Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau, trắng bệch, trắng xoá, trắng hồng. - Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ. Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống (2 bảng gắn từ khác nhau) Tuyết rơi trắng phau một màu Vườn chim chiều xế trắng xóa cánh cò. Da trắng hồng người ốm o Bé khoẻ đôi má non tơ trắng bệch. b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 em. Mỗi em lên sửa lại một câu. Đáp án: Tuyết rơi trắng xoá một màu Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò. Da trắng bệch người ốm o Bé khoẻ đôi má non tơ trắng hồng. - Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau có tác dụng gợi tả, làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong các đoạn văn miêu tả. d) Đại từ Hoặc đưa tranh, yêu cầu học sinh tìm một nét nghĩa: “Dựa vào tranh em hãy cho biết xe lam là loại xe dùng để làm gì?”. (Tranh xe lam) + Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Từ đó nghĩa của từ được bộc lộ nhờ ngữ cảnh. Ví dụ: Để giải nghĩa từ “rực rỡ”, tôi đưa ra câu “Những đoá hồng rực rỡ đang đón chào nắng sớm”. + Giải nghĩa từ bằng đối chiếu, so sánh với từ khác. Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh “đồi” với “núi”: đồi thấp hơn núi, sườn thoai thoải hơn. Cách giải nghĩa này sẽ được xây dựng thành các bài tập kiểu: Đồi khác núi như thế nào? + Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Ví dụ: Hãy giải nghĩa các từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó: trẻ con, cuối cùng, xuất hiện, bình tĩnh. + Giải nghĩa bằng cách phân tích thành các từ tố (tiếng). Ví dụ: Tâm sự là một từ ghép gốc Hán, có nghĩa là nỗi lòng (tâm: lòng, sự: nỗi) + Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa bằng một định nghĩa. Ví dụ: “cộng đồng là những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau”. Đây là biện pháp giải nghĩa phổ biến nhất, là biện pháp giải nghĩa làm cơ sở cho rất nhiều bài tập dạy nghĩa khác nhau. Hình thức giải nghĩa này có 3 dạng bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó như sau: Mức độ thấp nhất: cho sẵn cả nội dung (nghĩa từ) và tên gọi (từ), chỉ yêu cầu học sinh phát hiện ra sự tương ứng giữa chúng. Đó là kiểu bài tập yêu cầu nối một ô ở cột này (cột ghi các từ) với một ô tương ứng ở cột kia (cột ghi nội dung các từ) sao cho hợp nghĩa. Khi hướng dẫn giải bài tập này, tôi cho học sinh hiểu ý nghĩa của từng yếu tố ở hai cột để thấy sự tương ứng của từng cặp. Mức thứ hai: cho sẵn nội dung từ (các nét nghĩa của từ) yêu cầu tìm tên gọi (từ). Ví dụ: Điền tiếp vào chỗ trống trong câu: “Người làm nghề cày ruộng, trồng trọt trên đồng ruộng gọi là ”, học sinh phải trả lời được câu hỏi “Người làm nghề cày ruộng, trồng trọt trên đồng ruộng là ai?” để ghi vào chỗ trống từ “nông dân” cho đúng.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.docx