Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5
SKKN: Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk. LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói rằng ngôn ngữ ( tiếng nói) của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là một thứ tài sản vô cùng quý giá. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện quan trọng trong các hoạt động giao tiếp của con người và xã hội mà đối với mỗi dân tộc ngôn ngữ còn được ví như một thứ “ căn cước” của nền văn hóa. Nếu mất căn cước đó thì dân tộc không còn gì cả, không có gì cả. Đối với nước ta, dù các dân tộc anh em đều có ngôn ngữ và tiếng nói riêng nhưng tiếng Việt là tiếng nói chính thống của dân tộc Việt, thể hiện tâm hồn Việt. Cố thi sĩ Lưu Quang Vũ đã mở lòng mình với Tiếng Việt trong bài thơ cùng tên bằng những câu thơ đầy xúc động: Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung Tiếng Việt cùng tôi Như vị muối trong lòng biển mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời Ôi Tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình! Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay đã và đang xuất hiện những biến tướng, lai căng cần phải chấn chỉnh, định hướng kịp thời để bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Việc giữ gìn tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mặc nhiên đã trở thành một yêu cầu mang tính bắt buộc và liên tục. Cố Thủ tướng Người thực hiện: Phạm Thị Sâm 1 Năm học : 2018 - 2019 SKKN: Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk. I. Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài. Tiếng Việt là một thứ tiếng muôn hình, muôn vẻ với những cấu trúc ngữ pháp riêng biệt, kết hợp với thanh âm tạo ra sự đa dạng và phong phú, đã tạo nên nét đẹp riêng cho thứ tiếng từng được ví có một sức mạnh là: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Từ thủa dựng nước, giữ nước đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử với hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, chính sách ngu dân của Thực dân Pháp hay mưu đồ đồng hóa, đưa người Việt về thời kì đồ đá nhưng tiếng Việt không những không bị đồng hóa mà còn phát triển ngày càng hoàn thiện, thể hiện tốt vai trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc. Điều đó càng cho chúng ta thấy được sức sống mạnh mẽ của một ngôn ngữ đã là niềm tự hào của biết bao thế hệ - ngôn ngữ ấy không dễ dàng để mất đi bản sắc của mình. Trong môi trường giáo dục tiểu học, những học sinh Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước lần đầu tiên được làm quen và được tìm hiểu căn cơ của từng tiếng nói, từng chữ viết lại nói sai hoặc viết sai rất rất nhiều. Khi nghe các em nói, kèm theo những điệu bộ, cử chỉ chúng tôi hiểu các em nói gì. Nhưng không phải điều gì cũng thể hiện bằng cử chỉ, động tác được thế nên các em rơi vào thế lúng túng, bí từ không biết diễn giải ra sao. Buồn hơn nữa khi đọc những bài văn không theo thể loại nào, hoặc những bài văn với quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu lủng củng, rườm rà không nêu bật được nội dung cần diễn đạt long tôi không khỏi buồn và lo lắng. Trước câu hỏi, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên cứu, nhà ngôn ngữ học đều cho rằng, cùng với việc loại bỏ những ngôn ngữ biến hóa từ tiếng Việt trên mạng, những lỗi sai chính tả hiện nay thì một trong những việc quan trọng cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là phải viết đúng chính tả, phát âm chuẩn theo ngữ nghĩa của từng từ, có như vậy mới tạo ra sự đa dạng và phong phú, tạo nên nét đẹp riêng biệt cho tiếng Việt. “ Sử dụng tiếng Người thực hiện: Phạm Thị Sâm 3 Năm học : 2018 - 2019 SKKN: Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk. định, mà còn là biểu hiện của ý thức tôn trọng cộng đồng, của lòng yêu quý đối với tiếng nói dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, nhất là đối với học sinh Tiểu học, những mầm non và là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng chính là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk ”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Giúp cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk đọc đúng, viết đúng chính tả, qua đó biết cách dùng từ, đặt câu và diễn đạt được câu, đoạn và bài văn một cách hoàn chỉnh. I.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk I.4.Giới hạn của đề tài Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh lớp 5C do tôi giảng dạy và chủ nhiệm. I.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài của tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp trực quan - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích, đánh giá - Phương pháp trải nghiệm - Phương pháp thống kê II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của mỗi con người Việt. Ngay từ lúc mới lọt lòng, trẻ được giao tiếp hằng ngày, hằng giờ với mục đích khi cất tiếng nói đầu tiên trẻ cũng nói lên tiếng nói Người thực hiện: Phạm Thị Sâm 5 Năm học : 2018 - 2019 SKKN: Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên qua tìm hiểu lớp 5C do tôi giảng dạy và chủ nhiệm còn gặp những khó khăn sau: - 91, 2 % học sinh là con em nông dân đi làm ăn kinh tế ( Lớp có 3 em là con giáo viên, công chức chiếm 8,8%) trình độ dân trí còn thấp, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình mà mải lo làm kinh tế ; một số em chưa có đủ đồ dùng học tập. - Lớp có đa số là con em người miền Trung ( Nghệ An , Hà Tĩnh) nên các em hay viết sai thanh hỏi và thanh ngã. Một số em quê ở Thái bình, Hải Dương lại sai phụ âm đầu l và n. - Là lớp học cuối cấp nhưng lượng kiến thức lớp dưới bị hổng hoặc do các em không nhớ nên khó khăn trong quá trình học tập và giảng dạy đối với giáo viên và học sinh. - Chất lượng học sinh không đồng đều. - Nhiều em viết lỗi chính tả nhiều, chữ viết nguệch ngoạc. - Một số học sinh phải giúp bố mẹ làm kinh tế nên không có thời gian ôn luyện bài vở. Trước những khó khăn đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh qua các bài chính tả: Việt Nam thân yêu ( Sách giáo khoa Tiếng việt 5, tập 1 trang 6), Thư gửi các học sinh (Sách giáo khoa Tiếng việt 5, tập 1 trang 4) và viết một đoạn văn ngắn tả cảnh một buổi sáng (Sách giáo khoa Tiếng việt 5, tập 1 trang 22) để kiểm tra việc viết chính tả cũng như cách sử dụng từ ngữ và kĩ năng làm văn của các em học sinh. Qua kiểm tra tôi thu được kết quả như sau: Các loại lỗi Lỗi chính tả Lỗi dùng từ, đặt câu Số lỗi 0 lỗi 4 em 3 em Người thực hiện: Phạm Thị Sâm 7 Năm học : 2018 - 2019 SKKN: Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk. lịch sự của lời nói. Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt. Ngược lại nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi cái hay, cái đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt. Ca dao, tục ngữ có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" Hay : “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng Đất xấu trồng cây khẳng khiu Những người thô tuch nói điều phàm phu” Trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ muốn đưa ra một số giải pháp nhằm Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi do tôi phụ trách giảng dạy và chủ nhiệm. Giúp các em phát âm chuẩn, viết đúng chính tả và biết cách dùng từ đặt câu trong những đoạn văn và bài văn, bài viết. 2.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp. Biện pháp thứ nhất: Chỉnh cho học sinh cách phát âm chuẩn Trên thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy rằng học sinh phát âm như thế nào thì sẽ thể hiện ra chữ viết như thế. Điều đó khẳng định mối quan hệ lô gích giữa nói và viết. Vậy muốn sửa được lỗi viết sai này thì phải sửa lỗi phát âm cho học sinh. Ví dụ: Người thực hiện: Phạm Thị Sâm 9 Năm học : 2018 - 2019 SKKN: Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk. đằng mồm. Ngược lại khi phát âm tiếng có phụ âm n đứng đầu không được hít vào mà đẩy hơi ra đằng mũi. Sau vài lần như vậy phần lớn học sinh đã nói đúng. Tuy nhiên điều đó phải luôn luôn tập luyện thường xuyên ở tất cả các môn học, tiết học. Tôi đưa ra những ghi nhớ cho học sinh tập luyện thường xuyên: + Những nguyên âm môi dẹt khi phát âm gồm: i, e, ê, ư + Những nguyên âm môi tròn khi phát âm gồm: o, ô, u, uô + Những âm tiết không có âm cuối là âm tiết mở. Đối với những tiếng này khi phát âm ở cuối âm tiết miệng há ra. Ví dụ: hoa, ba, + Những âm rung ( khi đọc phải cong lưỡi): r, s, tr Đối với những học sinh hay lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã ( do phương ngưc nói sao viết vậy) tôi tiến hành các biện pháp cho học sinh làm nhiều bài tập củng cố để các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. Ví dụ 1: Đặt thanh hỏi và thanh ngã thích hợp trên các chữ in đậm để hoàn chỉnh đoạn thơ sau: Dù giáp mặt cùng biên rộng Cưa sông chăng dứt cội nguồn Lá xanh môi lần trôi xuống Bông nhớ một vùng núi non ( Quang Huy) ( Cửa sông, Sách Tiếng Việt 5, Tập 2, trang 74) Ví dụ 2: Ghi dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in nghiêng cho đúng chính tả: sáng sua, vui ve, ngoan ngoan, bền bi, lang phí, ki lương, lung củng, sưa chữa mai miết, dê dàng, sưa chua, ki thuật. Biện pháp thứ 2: Khắc sâu quy tắc chính tả cho học sinh Trong nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng lỗi trong bài chính tả của học sinh Người thực hiện: Phạm Thị Sâm 11 Năm học : 2018 - 2019 SKKN: Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk. Kĩ năng nói và kĩ năng viết đều được chú trọng ngang nhau vì đây cùng nhằm phát triển năng lực, trí tuệ làm cho tâm hồn của các em ngày một phong phú góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. Trong cả kĩ năng nói hay viết giáo viên đều nhằm cung cấp cho các em vốn từ ngữ rồi ghép các từ thành câu văn, đoạn văn và cả bài văn. Để làm được điều đó, trước mỗi bài văn viết đều có những tiết lập dàn ý, từ dàn ý đã lập học sinh trình bày miệng bài văn của mình, giáo viên theo dõi sửa cả lỗi phát âm lẫn lỗi từ ngữ cho học sinh. Tuy nhiên không tránh khỏi tình trạng trong văn viết có cả văn nói. Ví dụ: Khi tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói có em viết “Mẹ cha nhà nó xinh ơi là xinh.” Từ “ Mẹ cha nhà nó” là cụm từ dùng trong văn nói mà thường là người lớn khen những em bé dễ thương . Ở đây học sinh dùng từ theo kiểu khen của người lớn nhưng các em không hiểu được trong văn viết nếu không dùng những câu đối thoại hoặc những câu trích dẫn thì không thể sử dụng được. Muốn sửa được lỗi này đòi hỏi người giáo viên phải hiểu được ngôn ngữ vùng miền, từ đó định hướng cho học sinh sử dụng cho đúng. Hơn nữa phải hướng dẫn cho các em hiểu điểm khác biệt giữa văn nói và văn viết. * Văn nói có những đặc điểm đáng chú ý là: - Khi nói ta thường hay sử dụng ngữ điệu ( lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, kéo dài) Có trường hợp chính ngữ điệu làm cho từ ngữ có sự biến đổi về nghĩa, thậm chí trái ngược hẳn về nghĩa. - Khi nói ta thường hay sử dụng yếu tố ngoài lời ( yếu tố phi ngôn ngữ) đó là những cử chỉ, hành động, nét mặt, thái độđi kèm. Chính những yếu tố này giúp người nói thể hiện chính xác những gì mình muốn truyền đạt. Khi nói ta hay sử dụng nhiều từ chêm xen, đưa đẩy hoặc lặp đi lặp lại từ ngữ nhất định nào đó và thường diễn đạt bằng những câu ngắn. Đôi khi ta lại hay dùng biện pháp tỉnh lược Người thực hiện: Phạm Thị Sâm 13 Năm học : 2018 - 2019
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_boi_duong_va_giu_gin.doc