Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5
Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Từ xưa cha ông ta đã có câu “ Nét chữ - Nết người”. Trong xã hội hiện nay, tuy có nhiều phương tiện đánh chữ, in ấn hiện đại, nhưng câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị. Bởi viết chữ cẩn thận, viết đúng, viết đẹp không chỉ thể hiện được đức tính cẩn thận, óc thẩm mĩ của người viết mà còn thể hiện thái độ yêu quý tiếng Việt, chữ viết của tiếng Việt, tôn trọng bản thân và tôn trọng người đọc. Chính vì vậy, trong chương trình Tiểu học, phân môn Chính tả (thuộc môn Tiếng Việt) có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng viết chính tả và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh. Tuy nhiên, trong một đất nước thống nhất, cùng chung một ngôn ngữ thì bao giờ cũng có nhiều phương ngôn khác nhau với những cách phát âm khác nhau dựa trên một cơ sở chính tả chung. Điều này dẫn đến những lỗi chính tả đặc trưng cho từng khu vực. Trong những năm vừa qua chất lượng dạy học phân môn chính tả ở trường Tiểu học Y Ngông đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Phong trào viết chữ đẹp được đa số học sinh tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, đối tượng học sinh là chủ yếu con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy việc nắm bắt luật viết chính tả còn những hạn chế nhất định dẫn đến các em thường viết sai chính tả. Phân môn chính tả giúp cho các em có được những kỹ năng viết đúng, viết đẹp góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả nói riêng và môn tiếng Việt nói chung. Vậy làm thế nào tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả trong nhà trường đó là lý do tôi chọn đề tài. “Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5.” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a. Mục tiêu. Nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn chính tả lớp 5. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông 1 Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- II. PHẦN NỘI DUNG. 1. Cơ sở lí luận. Phân môn chính tả đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tiếng Việt nói chung và các môn học khác nói riêng. Giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói và viết đúng tiếng Việt. Ngoài ra, còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Được sự quan tâm của ban lãnh đạo Phòng giáo dục cũng như lãnh đạo nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số. Đội ngũ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng dạy tiếng Việt cho học sinh. Vì vậy chất lượng dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng được nâng dần lên trong nhà trường. Tuy nhiên, học sinh vẫn còn chưa có ý thức trong việc học tập của mình ; thường hay nghỉ học để phụ giúp gia đình. Cha mẹ các em chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Môn tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai cho nên khi viết chính tả vẫn còn hạn chế dẫn đến các em thường chán nản không thích viết bài hoặc viết không kịp bài. Đó chính là nguyên nhân các em viết chưa tốt trong phân môn chính tả. Để giúp các em khắc phục những lỗi chính tả đó đòi hỏi giáo viên cần phải tìm tòi để đưa ra những giải pháp, biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh ; giúp cho các em khắc phục được những lỗi chính tả thường gặp 2. Thực trạng. 2.1. Thuận lợi, khó khăn. * Thuận lợi. Được sự quan tâm của Phòng giáo dục cũng như lãnh đạo nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số đã tổ chức các cuộc thi giữ vở sạch, viết chữ đẹp tạo điều kiện cho các em có cơ hội tham gia cuộc thi. Đa số giáo viên nhiệt tình có trách nhiệm trong công tác dạy học. Luôn có ý phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông 3 Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Một số giáo viên chưa tìm được những biện pháp, giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu. * Mặt mạnh. Giáo viên đã biết khắc phục những khó khăn trong công tác dạy học; biết tìm tòi, vận dụng các giải pháp, biện pháp phù hợp với từng đối đối tượng học sinh. Học sinh yêu thích môn học, cần cù chịu khó, ham học hỏi và có tinh thần tự vươn lên trong học tập. * Mặt yếu. Cha mẹ các em có trình độ văn hóa thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc hỗ trợ giúp đỡ các em việc học ở nhà. Giáo viên còn phát âm theo tiếng địa phương , kĩ năng vận dụng thay đổi hình thức tổ chức dạy học còn chưa linh hoạt. Học sinh của khối, lớp đều là người dân tộc thiểu số vì thế kĩ năng nói và viết tiếng Việt chưa cao thường hay bị mắc lỗi chính tả nhiều ảnh hưởng đến phong trào học tập trong nhà trường. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Việc nâng cao chất lượng dạy học được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của của lãnh đạo nhà trường cũng như sự phối hợp với các thành viên trong tổ, đã đưa ra những biện pháp giải pháp tối ưu nhất. Giáo viên luôn có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn chia sẻ góp ý những kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn khả năng tiếp thu bài còn chưa cao ; cha mẹ các em chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, môi trường giao ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông 5 Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- sạch viết chữ đẹp luôn được phát động và tổ chức thu hút được nhiều học sinh tham gia; giúp cho các em có ý thức học hỏi trong việc rèn chữ viết và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ thực trạng trên để tiếp tục phát huy ưu điểm và giúp học sinh khắc phục hạn chế khi viết chính tả. Đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm được những giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp để khắc phục những loại lỗi chính tả nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả lớp 5 trong nhà trường. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Đưa ra các giải pháp, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh viết đúng chính tả trong chương trình và phù hợp với thực tế học sinh trong nhà trường. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn chính tả cũng như các môn học trong chương trình; đồng thời giáo viên nắm được một số kinh nghiệm rèn viết đúng cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường. Bổ sung thêm kĩ năng viết tiếng Việt chính xác theo ngôn ngữ phổ thông trong nhà trường và hỗ trợ cho các em trong việc học các môn học khác. Tạo được môi trường giáo dục không khí vui tươi, khích lệ học sinh tích cực, chủ động trong học tập. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 3.2.1. Khảo sát phân loại đối tượng học sinh Ngay từ những tuần đầu tiên của năm học giáo viên chủ nhiện trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước; và tìm hiểu những thông tin cơ bản về từng em mà giáo viên trước phản hồi để làm căn cứ cho năm học tiếp theo. Từ thực tế trên giáo viên đã tiến hành khảo sát phân loại các lỗi sai mà học sinh thường mắc phải. Để xây dựng kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với từng loại lỗi các em thường mắc phải và đưa ra biện pháp giảng dạy tốt nhất. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông 7 Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trong dạy học giáo viên cần linh hoạt lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần phải xác định được mục tiêu cần đạt theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy trong môn chính tả. Từ đó xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng bài, từng nội dung. 3.2.3. Lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung các bài tập chính tả âm vần trong phân môn chính tả lớp 5 có hai loại bài tập chủ yếu : bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ và bài tập bắt buộc. Vì vậy đối với loại bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ, tôi chú trọng chọn nội dung bài tập phù hợp với đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của học sinh trong lớp. Ngoài những bài tập chính tả âm, vần mà sách giáo khoa cung cấp, tôi còn xây dựng một số bài tập để học sinh luyện tập thêm trong các tiết luyện tiếng Việt; như lựa chọn các đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hiện tượng chính tả dễ lẩn cần phân biệt. Để các em luyện viết đưa ra các đoạn văn, đoạn thơ, trong đó có nhiều từ viết sai lỗi chính tả (các em thường viết sai); và học sinh tự phát hiện lỗi, tìm nguyên nhân sai và viết lại cho đúng (loại bỏ lỗi chính tả trong các bài viết cho sẵn). Bổ sung thêm những bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, nhằm cũng cố khắc sâu hiện tượng chính tả đang học. Ví dụ : Điền tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các câu thành ngữ dưới đây: Đông như Gan như cóc.. Ngọt như .lùi Để có một giờ dạy tốt cần rất nhiều yếu tố phương pháp và hình thức dạy học là một trong những yếu tố quan trong quyết định sự thành công của giờ học. Vì vậy, trước khi lên lớp, tôi luôn nghiên cứu kỹ bài để lập kế hoạch dạy học. Tùy vào từng bài, từng nội dung cụ thể, tôi luôn chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp. 3.2.4. Rèn viết dấu thanh. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông 9 Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trong trường hợp học sinh viết sai dấu thanh hỏi và thanh ngã đối với học sinh là rất phức tạp. Do đó giáo viên phải kiên trì từng bước cung cấp cho học sinh ghi nhớ một số tiếng từ có dấu thanh thường đi kèm với nhau như: Tiếng có dấu hỏi đi với tiếng có dấu hỏi: đủng đỉnh, bủn rủn, lẩn thẩn, lỏng lẻo Tiếng có dấu sắc đi với tiếng có dấu hỏi : sáng sủa, rẻ rúng, hối hả Tiếng có dấu huyền đi với tiếng có dấu ngã : mỡ màng, não nùng, dễ ràng Tiếng có dấu ngã đi với tiếng có dấu ngã : lõm bõm, lõa xõa, lẵng nhẵng Tiếng có dấu nặng đi với tiếng có dấu ngã: nũng nịu, thõng thẹo, rộng rãi.. Tuy nhiên biện pháp này cần phải được rèn luyện thường xuyên để giúp cho các em ghi nhớ cách viết chính tả đối với những tiếng có dấu thanh này. Ngoài ra cần hướng dẫn học sinh cách luyện viết tiếng từ và cách so sánh giữa tiếng viết đúng dấu thanh, và tiếng viết thiếu dấu thanh để giúp cho các em hiểu nghĩa của chúng. Ngoài việc học sinh viết những bài chính tả trong sách giáo khoa và làm các bài tập phân biệt dấu thanh có thể giáo viên cho học sinh viết thêm một số bài sưu tầm vào phiếu học tập để các em tự điền dấu Ví dụ : em hãy điền dấu thanh gì vào những chữ in nghiêng dưới đây ? “ Thấy cha ngày cang đau nặng, con trai cụ khẩn khoan xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh noi mãi, nể lời, cụ mơi chịu đi.” ( Trích SGK lớp 5 tập 1) 3.2.5. Rèn viết phụ âm đầu, âm cuối. Trong tiếng Việt việc rèn viết đúng phụ âm đầu cần phải xuyên suốt trong quá trình học tập của các em. Không chỉ trong thời gian ngắn học sinh có thể viết chính xác các phụ âm đầu mà phải trải qua một thời gian rất dài từ khối lớp thấp đến khối lớp cao. Việc ghi nhớ viết đúng phụ âm đầu cần được rèn luyện thường xuyên không những chỉ một phân môn chính tả mà tất cả các môn học khác. Qua việc phát hiện lỗi viết sai của các em thể hiện trên bài viết là chủ yếu. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_viet_dung_chinh_t.doc