Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THAN UYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN HOẶC PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5A2 trường Tiểu học xã Mường Mít năm học 2021-2022. 1. Nhóm Tác giả: Trịnh Thị Oanh Đỗ Huy Thông 2. Trình độ chuyên môn: Đại học 3. Chức vụ: Giáo viên 4. Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Mường Mít, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu 3 Hình thức, phương pháp tổ chức dạy học thiếu linh hoạt, chưa thu hút được học sinh tích cực tham gia học tập. Giải pháp 2: Dạy học đảm bảo nội dung theo chương trình sách giáo khoa *Ưu điểm: Học sinh được học đầy đủ các nội dung trong chương trình sách giáo khoa nói chung và về nội dung giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng. Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong dạy học về giải toán tỉ số phần trăm nên sẽ giảm bớt thời gian nghiên cứu bài trước khi lên lớp. Học sinh được truyền thụ kiến thức nhanh; giáo viên thường xuyên ôn tập lại kiến thức vào buổi 2 cho học sinh; giáo viên không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị về nội dung, ít phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cho học sinh; học sinh nhớ dần dần được các kiến thức, kĩ năng. *Nhược điểm: Hình thức tổ chức dạy học của các năm với mỗi bài đều giống nhau, ít có sự thay đổi về nội dung. Giáo viên chưa thật sự mạnh dạn trong việc thay đổi ngữ liệu, nội dung bài toán phù hợp với thực tế lớp học, địa phương. Học sinh được học lần lượt các bài với nội dung y nguyên sách giáo khoa nên ít có sự vận dụng và sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày. Việc học về dạng toán tỉ số phần trăm đôi khi tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán, áp lực vì các em chưa thật sự cảm thấy sẵn sàng, hứng thú trong học tập. Tồn tại chính của biện pháp này là học sinh được truyền thụ kiến thức mang nặng về lý thuyết, học sinh chưa thấy được tính ứng dụng và thiết thực của dạng toán này trong thực tế. Đôi khi học sinh cảm thấy học như là một nhiệm vụ, các em phải trải qua việc học một cách nặng nề. *Ví dụ (Trang 75, Sách giáo khoa Toán lớp 5): Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường? Học sinh chưa tìm được hứng thú trong học tập vì các em cũng không biết trường Tiểu học Vạn Thọ ở đâu, các đối tượng chưa thật sự gần gũi với các em. Thay vì tìm tỉ số phần trăm số bạn nữ so với số học sinh cả trường của một 5 * Hình thức khảo sát: Học sinh thực hiện làm phiếu khảo sát. *Thời điểm khảo sát: Cuối học kì I năm học 2020-2021 (khi học sinh đã được học đầy đủ các dạng toán về tỉ số phần trăm) *Kết quả thu được: Kết quả khảo sát Số HS Ghi Lớp Điểm Điểm Điểm Điểm tham gia chú dưới 5 5- 6 7-8 9-10 3/22 8/22 9/22 2/22 5A2 22 = 13,6% = 36,4% = 40,9% = 9,1% Đánh giá chung: * Ưu điểm: Đa số học sinh phân biệt được các dạng toán cơ bản và giải được các bài toán về tỉ số phần trăm. Cuối năm học 2020-2021: + 100% học sinh đạt xếp loại môn Toán từ hoàn thành trở lên, trong đó: Hoàn thành tốt = 5/22 em = 22,7%; Hoàn thành = 17/22 em = 77,3%. + 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học. * Hạn chế: Với kết quả khảo sát nội dung giải toán về tỉ số phần trăm, tôi thấy chất lượng học sinh lớp 5A2 còn thấp (còn 3 học sinh chưa đạt 5 điểm, số học sinh có điểm trung bình và chưa đạt chiếm 50%). Ở nội dung này tôi thấy nhiều em học sinh còn gặp khó khăn như sau: - Chưa xác định đúng các dạng toán về tỉ số phần trăm. - Vận dụng giải toán về tỉ số phần trăm vào thực tế còn hạn chế. - Chưa thấy được sự hứng thú trong nội dung học tập này. - Chưa biết được ý nghĩa, tính thiết thực trong thực tế cuộc sống về giải toán tỉ số phần trăm. Đa số các em chưa thấy được ý nghĩa của dạng toán về tỉ số phần trăm để có thể vận dụng vào thực tế; các em viết lời giải còn chưa rõ ý, trình bày bài thiếu khoa học. 7 Hình ảnh: Học sinh sử dụng kĩ thuật phòng tranh nhận xét, chữa bài Bước 2: Tổ chức, thực hiện Dưới sự hướng dẫn của giáo viên: - Học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi truyền tải yêu cầu cần đạt của bài học. Hình ảnh: Học sinh tham gia trò chơi rung chuông vàng 9 *Ví dụ: Từ trải nghiệm thực tế trên sân trường, dưới định hướng tổ chức của giáo viên, học sinh xây dựng bài toán như sau: Vườn trường Tiểu học xã Mường Mít có 20 cây bóng mát, trong đó có 4 cây bàng. Tìm tỉ số phần trăm số cây bàng được trồng so với tổng số cây bóng mát được trồng trong trường. Thay vì việc giáo viên đưa ra đề bài, có thể cho học sinh ra ngoài vườn trường tự đếm số cây bóng mát, số cây bàng sau đó giáo viên nêu yêu cầu và các em giải quyết bài toán ngay tại sân trường, giúp cô trò “phá vỡ không gian lớp học” mà lại giúp các em hứng thú trong học tập hơn. Giải pháp 2. Hướng dẫn học sinh tìm ra các dạng toán cơ bản và quy tắc giải các dạng toán đó. * Điểm mới Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài, thiết kế các bài toán gần gũi, gắn với thực tế của học sinh. Học sinh được học tập gắn với các nội dung ngoài thực tế từ đó củng cố, ghi nhớ về các dạng và cách giải các dạng giải toán về tỉ số phần trăm. So sánh, tìm ra điểm khác nhau của các dạng toán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình học tập, việc học trở nên nhẹ nhàng hơn và các em biết vận dụng và sáng tạo trong cuộc sống. * Cách thực hiện Bước 1. Học sinh xác định các dạng toán và cách giải tương ứng. Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số Ví dụ: Cho học sinh đếm số bạn trong lớp; đếm số bạn nữ trong lớp để tạo nên bài toán có dạng như sau: Lớp 5A2 có 20 học sinh, trong đó có 12 bạn nữ. Tìm tỉ số của số bạn nữ và số học sinh cả lớp. Lưu ý: Giáo viên nên khéo léo tạo các tình huống để tổng số bạn trong lớp đảm bảo giá trị phần trăm của một bạn trong lớp là kết quả của phép chia hết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán sau đó tự rút ra cách giải. Bước 1: Tìm thương của 2 số đó, viết thương dưới dạng số thập phân. 11 - Giúp học sinh biết cách tìm một số phần trăm của một số đã biết bằng cách: Lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm. (Hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100) - Các em biết vận dụng cách tính trên vào giải các bài toán về phần trăm. - Ngoài ra, các em còn giải các bài toán có sự phối hợp giữa tìm tỉ số phần trăm của hai số với tìm giá trị một số phần trăm của một số. Từ đó, các em phát triển được tính vận dụng sáng tạo trong học tập. Ví dụ: Giáo viên có thể liên hệ về số học sinh ở một lớp bất kì trong trường mà các em muốn tìm hiểu để xây dựng nội dung bài toán có dạng: Lớp 4A1 có 25 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 40%. Tính số học sinh nữ của lớp đó? - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán sau đó tự rút ra cách giải.- Giáo viên cho học sinh tự xây dựng và giải các bài toán thực tế có dạng tìm giá trị một số phần trăm của của một số. - Cho học sinh tự so sánh điểm giống và khác nhau ở bài toán và cách giải của dạng 1 với dạng 2. * Tập trung hướng dẫn học sinh cách tính tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị phần trăm của một số cho trước. (Theo Hướng dẫn số 1870 /SGDĐT- GDMN-TH V/v hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giới thiệu thêm dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó (buổi 2) để học sinh biết và nắm chắc hơn nội dung về giải toán tỉ số phần trăm và vận dụng vào thực tế tốt hơn. Dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó - Học sinh biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó theo hai cách sau: + Lấy giá trị số phần trăm của số đó chia cho số chỉ phần trăm được bao nhiêu nhân với 100 (hoặc lấy giá trị số phần trăm của số đó nhân với 100 được bao nhiêu chi cho số chỉ phần trăm). + Biết phân biệt sự khác nhau giữa dạng 1, dạng 2 với dạng 3, tránh nhầm lẫn khi vận dụng giải các dạng toán. 13 mình làm đúng hay chưa? Từ đó các em có thể xác định được bài làm đúng một cách chính xác. Bước 3. Vận dụng giải quyết các vấn đề ngoài thực tế Thông qua các bài toán từ thực tế, học sinh thấy được ý nghĩa về tỉ số phần trăm, các em có thể vận dụng tự xây dựng bài toán hoặc giải các bài toán từ cuộc sống hàng ngày. Giáo viên và học sinh đều có thể cùng nhau xây dựng và giải các bài toán ngoài thực tế thay vì việc giáo viên là người xây dựng đề còn học sinh là người giải, tránh cảm giác nhàm chán cho các em. Giáo viên là người tổ chức, định hướng hoạt động học tập cho học sinh; học sinh tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới. Từ đó, các em có động lực học tập và các hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn; chất lượng dạy học về giải toán tỉ số phần trăm cũng đươc nâng dần lên. Hình ảnh: Học sinh tự xây dựng bài toán từ thực tế để cả lớp cùng giải quyết *Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn: sáng kiến được thực hiện dựa trên tinh thần chỉ đạo của Phòng Giáo dục – Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường, công tác 15 một cách ngắn và hiệu quả nhất. + Tổng hợp được thành 3 dạng toán cơ bản, nêu được quy tắc và các bước giải cụ thể, giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau. Từ các dạng đó các em có thể giải được bài toán mang tính tổng hợp, nâng cao, đặc biệt các em có thể tự ra đề toán cho bạn mình giải. + Sau khi giải bài tập xong các em phải kiểm tra lại bài bằng cách thử lại kết quả, đối chiếu so sánh với yêu cầu đề cho. + Lật ngược vấn đề, học sinh xác định chỗ chưa đúng trong bài giải, từ đó có cách giải chính xác. + Học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế còn hạn chế. + Học sinh nắm được bản chất bài toán thông qua mô hình và sơ đồ toán học. Nội dung kiến thức cốt lõi, phù hợp với học sinh lớp 5 của nhà trường; các nội dung học gắn với trải nghiệm thực tế về các vấn đề của cuộc sống. Lợi ích xã hội: Các nội dung học tập và thực hành giúp học sinh có thêm vốn kiến thức rất cần thiết cho cuộc sống; tạo được lòng tin với đồng nghiệp; có hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục học sinh và đặc biệt được phụ huynh và chính quyền địa phương luôn tin tưởng vào công tác giáo dục của nhà trường. - Đánh giá lợi ích đã thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng tại 5A2 trường Tiểu học xã Mường Mít đạt được kết quả cao. Sáng kiến góp phần giúp học sinh yêu thích môn Toán hơn đặc biệt nội dung về giải toán tìm tỉ số phần trăm; hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. Các em thấy được ứng dụng, tính thiết thực của Toán học vào thực tế từ đo các em biết vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Sáng kiến này có thể áp dụng tới tất cả các lớp 5 của Trường Tiểu học xã Mường Mít, xã Mường Mít, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Sau quá trình áp dụng biện pháp, học sinh đã rất hứng thú trong các giờ học toán; các em mạnh dạn, tự tin làm các bài tập liên quan đến tỉ số phần trăm; biết giải thích được các vấn đề cơ bản trong cuộc sống liên quan đến toán tỉ số
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_giai_toan.doc